• Môi trường kinh tế - xã hội:
Các chính sách kinh tế, chính trị – xã hội của Nhà nước, sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế, phong tục tập quán của đất nước … đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy, nhà quản trị Ngân hàng phải dự đoán được diễn biến của thị trường, nắm bắt được thời cơ để đưa ra các kế hoạch chiến lược phát triển Ngân hàng trong từng thời kì, giai đoạn và kế hoạch phát triển lâu dài.
• Môi trường cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một qui luật tất yếu, Ngân hàng là một ngành có mức độ cạnh tranh cao. Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên đông đúc do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam có 4 Ngân hàng quốc doanh, 54 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 23 chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài, trên 800 quĩ tín dụng nhân dân … Trong khi đó,
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có giới hạn và các Ngân hàng tăng được tối đa thị phần huy động vốn của mình.
Hình thức cạnh tranh không đa dạng như các nghành, các lĩnh vực khác cũng làm cho tính cạnh tranh của Ngân hàng cao hơn. Các NHTM chủ yếu cạnh tranh bằng hai hình thức là lãi suất và dịch vụ Ngân hàng. Hiện nay, ở nước ta các Ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng hình thức lãi suất, còn hình thức cạnh tranh bằng dịch vụ thì chưa phổ biến. Do đó, mỗi Ngân hàng phải xác định được mức lãi suất thế nào là hợp lí nhất, hấp dẫn nhất, kết hợp với danh tiếng và uy tín của Ngân hàng để tăng thị phần huy động vốn của đơn vị mình. Điều này là rất khó khăn vì nếu lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cũng phải tăng lên, lãi suất huy động thấp thì không hấp dẫn khách hàng.