Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 65 - 67)

Ri ro do s thay đổi ca môi trường t nhiên như thiên tai, dch bnh, bão lt gây tn tht cho khách hàng vay vn kinh doanh.

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

Trong những năm qua ngân hàng đang chú trọng cho vay thuộc nhóm khách hàng hoạt động trong trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, kinh doanh lương thực, thủy hải sản, phân bón, cao su…Đặc điểm của những ngành nghề này là nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Điển hình như ngành nuôi trồng thủy sản tại các hộ gia đình năm 2010 gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi, dịch bệnh; các doanh nghiệp chế biến thủy sản khan hiếm nguyên liệu đầu vào, hoạt động SXKD bị đình trệ nên không thể trả nợđúng hạn cho ngân hàng, buộc ngân hàng phải khoanh nợ, gia hạn thời gian trả nợ, làm tăng nợ xấu tại ngân hàng.

Ri ro do môi trường kinh tế không n định.

Tình hình kinh tế Việt nam những năm qua xảy ra nhiều xáo trộn, biến động…từ lạm phát, chạy đua lãi suất, đến suy thoái, giảm phát, đã gây tác động tiêu cực cho hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng MHB. Tình hình này kéo dài đến năm 2010, lạm phát tăng cao (11,75%), đồng tiền mất giá hơn 9,68%, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do quá rộng (có lúc là 2.000 đồng/đô la Mỹ) là những bất ổn vĩ mô tác động mạnh đến đời sống người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung trong năm. Đến năm 2011, cuộc đua lãi suất quyết liệt giữa các ngân hàng đã lên đến đỉnh khi lãi suất huy động có thời điểm đạt 17%/năm. Bằng sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất hạ nhiệt nhưng vẫn đứng ở mức cao và đã xuất hiện hiện tượng hai lãi suất. Đây chính là gánh nặng lớn nhất đối với doanh nghiệp trong năm qua. Từ chỗ được hỗ trợ lãi suất 4% trong năm 2009, sang đầu năm 2010 doanh nghiệp phải chịu lãi suất vay vốn trên 10%, rồi tăng dần đến 16-18%/năm, thậm chí có lúc hơn 20%.

Với những biến động kinh tế trong nước và thế giới đã tác động rất lớn đến tiêu dùng của người dân và hoạt động SXKD của doanh nghiệp từ chi phí vay vốn cao, nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá cả thị trường thế giới biến động khó đoán…đặc biệt những ngành rất nhạy cảm với giá thị trường thế giới như ngành nông sản với các mặt hàng như lương thực, thủy sản...Năm 2011, có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, buộc MHB CT phải cơ cấu lại lịch trả nợ, gia hạn lại nợ.

Ri ro do môi trường pháp lý chưa thun li.

Trong văn bản pháp luật có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

trạng Ngân hàng không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng, việc phát mãi tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)