Tình hình dư nợ theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 52)

Ngân hàng tiến hành phân loại nợ theo tiêu chí phân loại nợ tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử Năm 2011 Ngắn hạn 55% Trung dài hạn 45% Năm 2010 Ngắn hạn 51% Trung dài hạn 49% Năm 2009 Ngắn hạn 52% Trung dài hạn 48%

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, và tình hình dư nợ theo nhóm nợ của MHB CT được thể hiện qua bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Tình hình nợ phân theo nhóm (2009 – 2011)

(Nguồn: Phòng kinh doanh - phòng quản lý rủi ro của MHB Cần Thơ)

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay tại MHB CT là nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2. Trong đó nợ nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là các khoản nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày (theo quy định của nghị định 18) và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi (cả phần gốc và lãi bị quá hạn). Như vậy, trong tổng dư nợ thì đây là nhóm nợ có chất lượng tốt nhất, ngân hàng luôn phấn đấu để đạt dư nợ thuộc nhóm này ở mức cao. Tuy nhiên nợ nhóm 1 lại có xu hướng giảm dần qua 3 năm, cụ thể năm 2010 giảm 93.970 triệu đồng (chiếm 9,6%) so với 2009 và nhóm nợ này ở 2011 tiếp tục giảm 143.133 (chiếm 16,2%) so với 2010.

Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng thì nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau nợ nhóm 1. Trong 3 năm qua, nợ nhóm này liên tục giảm, ở năm 2010 giảm 9.158 triệu đồng (chiếm 33% ) so với 2009, đến 2011 giảm 3.646 triệu đồng (chiếm 19,6%) so với 2010.

Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là nhóm nợ dành cho các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Trong thời gian qua, nợ nhóm 3 giảm 10% ở năm 2010

2010/2009 2011/2010 Nhóm nợ 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % - Nợ nhóm 1 975.264 881.295 738.162 (93.970) (9,6) (143.133) (16,2) Nợ quá hạn 52.848 40.390 33.235 (12.459) (23,6) (7.154) (17,7) - Nhóm 2 27.792 18.635 14.988 (9.158) (33) (3.646) (19,6) - Nhóm 3 15.890 14.303 14.465 (1.587) (10) 162 1,1 - Nhóm 4 5.606 5.221 4.782 (385) (6,9) (439) (8,4) - Nhóm 5 3.560 2.231 820 (1.329) (37,3) (1.411) (63,2) Tổng dư nợ 1.028.113 921.685 771.397 (106.428) (10,4) (150.288) (16,3) ĐVT: Triệu VND

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

và tăng nhẹ 1,1% vào 2011 là do có sự chuyển nhóm nợ từ nợ nhóm 2 sang. Xét về cơ cấu (bảng 3.4) thì nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 1,7%/DN, măc dù tỷ trọng không cao lắm nhưng lại có xu hướng tăng lần lượt qua 3 năm là 1,55; 1,6% và 1,9%.

Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao, vì là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Trong giai đoạn 2009 – 2011, tỷ trọng nợ nhóm 4 của ngân hàng rất thấp, bình quân khoảng 0,6%. Một điều đáng mừng là nợ nhóm này đều giảm qua các năm. Năm 2010 giảm 6,9% so với năm 2009, tiếp tục giảm 8,4% ở năm 2011.

Bảng 3.3: Cơ cấu các nhóm nợ trên dư nợ

(Nguồn: Phòng kinh doanh - phòng quản lý rủi ro của MHB Cần Thơ)

Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày - các khoản nợđược đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn – là nhóm nợ rủi ro nhất trong 5 nhóm. Trong 3 năm qua, nợ nhóm 5 có xu hướng giảm mạnh nhất trong các nhóm nợ. Năm 2010 giảm 37,3% so với 2009 và giảm mạnh 63,2% ở năm 2011. Đây là một thành công của ngân hàng trong việc xử lý và thu hồi những khoản nợ khó đòi.

Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng giảm qua 3 năm, điều này cho thấy trong 3 năm qua ngân hàng không ngừng tăng cường công tác thu hồi nợ, giúp đỡ và tạo đều kiện cho khách hàng trả nợ. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ rủi ro thì trong nhóm nợ quá hạn thì các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 là có mức độ rủi ro cao và có khả năng gây tổn thất cho Ngân hàng. Nợ xấu là chỉ tiêu mà các Ngân hàng không bao giờ muốn tồn tại trong các bảng báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại đơn vị. Chỉ tiêu này đạt giá trị càng cao thì càng rủi ro cho Ngân hàng vì nó đe dọa đến khả năng thu hồi vốn đã cho vay nên gây ra tổn thất cho Ngân hàng. Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy tỷ trọng nợ xấu trên nợ quá hạn thì nợ xấu tại ngân hàng đang có xu hướng tăng lên, năm 2009 nợ xấu chiếm 47,4%

2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Nhóm 1 94,9 95,6 95,7 Nhóm 2 2,7 2,0 1,8 Nhóm 3 1,5 1,6 1,9 Nhóm 4 0,5 0,6 0,6 Nhóm 5 0,3 0,2 0,1 Tổng dư nợ 100 100 100 Nợ xấu/NQH 47,4 53,9 57,9

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

NQH, năm 2010 chiếm gần 54% NQH và năm 2011 là gần 58% NQH. Để xem xét một cách tổng quát tình hình nợ xấu tại ngân hàng, ta phân tích nợ xấu lần lượt theo thời hạn cho vay, theo đối tượng cho vay cũng như theo ngành kinh tế.

3.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ.

3.2.1. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng.

Bảng 3.4: Nợ xấu phân theo thời hạn tín dụng (2009 – 2011)

(Nguồn: Phòng kinh doanh - phòng quản lý rủi ro của MHB Cần Thơ

Nợ xấu ngắn hạn:

Như ta đã biết dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 57% trên tổng dư nợ tín dụng. Tình hình thu nợ ngắn những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn, có nhiều khoản nợ gia hạn nên đã làm cho nợ xấu ngắn hạn cũng gia tăng nhưng ở mức nhẹ 4,1% ở năm 2010 và chựng lại ở 2011. Điều này cho thấy chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng giảm dần qua các năm. Cụ thể là tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn tăng nhanh từ 1,9% ở 2009; 2,3% 2010 và 2,5% năm 2011.

Bảng 3.5: Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn (2009– 2011)

(Nguồn: Phòng kinh doanh - phòng quản lý rủi ro của MHB Cần Thơ)

Nợ xấu trung dài hạn

2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 10.222 10.638 10.638 416 4,1 0 0 Trung dài hạn 14.834 11.117 7.609 (3.717) (25,1) (3.508) (31,6) Tổng nợ xấu 25.056 21.755 18.247 (3.301) (13,2) (3.508) (16,1) Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 Tổng dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 534.637 470.077 424.288 Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 10.222 10.638 10.638 Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn % 1,9 2,3 2,5 ĐVT: Triệu VND

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

Ngược lại với nợ xấu ngắn hạn thì TDH không những giảm về tỷ trọng cho vay mà nợ xấu cũng liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2010 nợ xấu TDH giảm với tốc độ 25,1% (tương ứng 3.717 triệu đồng) so với 2009; năm 2011 giảm 31,6% (tương ứng với 3.508 triệu đồng).

Bảng 3.6: Nợ xấu trung - dài hạn/Dư nợ trung - dài hạn (2009 – 2011)

(Nguồn: Phòng kinh doanh - phòng quản lý rủi ro của MHB Cần Thơ)

Nhìn chung, chất lượng cho vay TDH của ngân hàng đang từng bước cải thiện rõ rệt. Nợ xấu TDH trên tổng dư nợ TDH đều giảm qua 3 năm. Từ mức 3,01% ở 2009 giảm xuống chỉ còn 2,2% ở 2011. Là do, khoản cho vay TDH tại MHB CT chủ yếu cho vay mua, xây dựng và sữa chữa nhà ở, vay tiêu dùng mà đối tượng vay là khách hàng cá nhân. Tuy nhiên dư nợ cho vay TDH ở lĩnh vực này giảm từ năm 2008 đến nay do sự tăng trưởng mạnh mẽ của cho vay ngắn hạn hỗ trợ vốn lưu động mà đối tượng vay là nhóm khách hàng SME. Bên cạnh đó, năm 2011 là năm hoạt động khó khăn của hệ thống ngân hàng, nên MHB CT không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà thực hiện việc nâng cao, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng là chính, hạn chế cho vay phi sản xuất theo Nghị quyết 11/NQ-CP, đẩy mạnh công tác thu hồi nợđến hạn và những khoản nợ xấu chưa thu hồi được và kết quả là nợ xấu TDH của ngân hàng đã giảm đã giảm đáng kể.

3.2.2. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế.

Thương mại và dịch vụ:

Thương mại và dịch vụ là ngành được ngân hàng chú trọng ưu tiên ưu đãi hàng đầu về lãi suất đi vay, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu lương thực, thủy hải sản. Ba năm qua hoạt động TM và DV tại địa bàn Cần Thơ tương đối ổn định, tình hình lưu chuyển hàng hóa tại địa bàn phát triển tốt, các siêu thị, công ty và cửa hàng hoạt động rất hiệu quả, luôn đạt lợi nhuận cao. Tỷ trọng cho vay ngành này tăng đạt gần 30%, tỷ trọng thu nợ chiếm bình quân 25%, dư nợ thấp do công tác thu hồi nợđược đẩy mạnh, rủi ro theo ngành TM và DV được giảm đáng kể. Cụ thể nợ xấu giảm, năm 2009 là 5.225 triệu đồng chiếm 21% trên tổng nợ xấu; 2010 nợ xấu

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011

Tổng dư nợ TDH Triệu đồng 493.512 451.643 347.145 Nợ xấu TDH Triệu đồng 14.834 11.117 7.609 Nợ xấu TDH/Dư nợ TDH % 3,01 2,5 2,2

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

giảm 13% (tương ứng 679 triệu đồng) so với 2009; năm 2011 giảm gần 11% (tương ứng 448 triệu đồng) so với 2010.

Nợ xấu trong ngành này là do trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu…làm chậm trễ trong việc trả nợ của doanh nghiệp.

Bảng 3.7: Nợ xấu theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Phòng kinh doanh - phòng quản lý rủi ro của MHB Cần Thơ)

Xây dựng:

Đây là ngành có tỷ trọng cho vay cao nhất trong ngân hàng, tỷ trọng cho vay trung bình 60%, nhưng tỷ trọng này giảm dần qua các năm. Do hoạt động kinh doanh của ngành này liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại, chịu sựảnh hưởng từ sựđóng băng của ngành bất động sản năm 2008, và sự suy giảm kinh tế trong nước nên nợ xấu ngành này chiếm tỷ trọng cao, chiếm bình quân gần 60% trên tổng dư nợ xấu. Rút kinh nghiệm cho vay năm 2009, MHB CT đã rất thận trọng lựa chọn tìm kiếm khách hàng có khả năng trả nợ tốt để cho vay nên nợ xấu năm này cũng đã giảm đáng kể, cụ thể đã giảm gần 22% so với năm 2009. Sang năm 2011, MHB thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ-CP hạn chế cho vay phi sản xuất trong đó có ngành xây dựng vì thế trong năm này MHB chỉ áp dụng cho vay đối với những khách hàng cũ, tăng cường công tác thu hồi nợ. Kết quả đạt được là ngân hàng đã giảm nợ xấu ngành xây dựng xuống chỉ còn 5.839 triệu đồng, giảm 16% so với 2010.

Ngành thủy sản:

Đây là lĩnh vực cho vay có nhiều tiềm năng phát triển mà ngân hàng đang chú trọng và có nhiều ưu đãi về lãi suất. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro.

2010/2009 2011/201 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Thương mại và dịch vụ 5.225 4.546 4.058 (679) (13) (488) (10,7) Xây dựng 15.268 11.965 10.036 (3.303) (21,6) (1.929) (16,1) Thủy sản 4.563 5.244 4.153 681 (14,9) (1.091) (20,8) Tổng nợ xấu 25.056 21.755 18.247 (3.301) (13,2) (3.508) (16,1) ĐVT: Triệu VND

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

Điển hình như năm 2009 qua có rất nhiều doanh nghiệp thủy sản được thành lập, mức độ cạnh tranh trong ngành cao. Nhiều doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu cũng như nơi tiêu thụ, trong quý I/2009, sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh xuất khẩu thuỷ sản vùng ĐBSCL như Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long…đều giảm, các nhà máy chế biến chỉ hoạt động 35 - 40% công suất thiết kế. Nguyên nhân là do năm 2008 nông dân bị thất thu nên giảm diện tích nuôi vào năm 2009, bên cạnh nguyên nhân chi phí đầu vào tăng mạnh như thức ăn nuôi tăng. Sản lượng thuỷ sản khai thác cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, chi phí xăng dầu tăng và sự kiện Trung Quốc cấm biển cũng ảnh hưởng đáng kể. Chính những nguyên nhân này đã làm cho những món vay trong năm không thể thu hồi, cùng với khoản nợ xấu năm 2008 đã làm cho nợ xấu năm 2009 là 4.563 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá cao 18% trên tổng nợ xấu.

Năm 2010, diện tích nuôi thủy sản vẫn bị thu hẹp do thời tiết không thuận lợi, DN vẫn thiếu nguồn cung nguyên liệu…hoạt động xuất nhập khẩu kho khăn, chịu nhiều tác động của tỷ giá. Vì thế nợ xấu năm này đã tăng 15% (tương đương 681 triệu đồng) so với năm 2009.

Năm 2011, nợ xấu thủy sản giảm 21% (tương đương 1.091 triệu đồng), tình hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao do giá cá, tôm tăng; thời tiết thuận lợi; DN đẩy mạnh SX, kinh doanh thu lợi nhuận cao, vì thế ngân hàng đã thu được một phần nợ xấu, góp phần làm giảm nợ xấu trong ngân hàng.

3.2.3. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Kinh tế cá thể:

Kinh tế cá thể là phân khúc quan trọng trong hoạt động tín dụng của MHB CT từ xưa đến nay, với dư nợ cho vay chiếm trên 60% trên tổng dư nợ, trong đó chủ yếu cho vay hổ trợ vốn lưu động, kinh doanh hộ cá thể, bất động sản...

Năm 2009 nợ xấu kinh tế cá thể ở mức cao, chiếm 53% trên tổng nợ xấu. Những khoản nợ xấu của năm này chủ yếu là do cá nhân vay với mục đích đầu tư kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, một số hộ kinh doanh cá thể mới thành lập, sức cạnh tranh còn yếu, hàng hóa tồn cao, không kịp thu hồi vốn nên góp phần làm nợ xấu cao. Ngoài ra trong năm này những hộ vay nuôi trồng thủy sản chịu thua lỗ nặng do điều kiện tự nhiên và kinh tế không thuận lợi, người dân không trảđược nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Năm 2010, cán bộ tín dụng ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ không có khả năng thu hồi bằng việc thanh lý tài sản đảm bảo, thận

Rủi ro hoạt động tín dụng tại MHB Cần Thơ

trọng hơn trong việc cho vay kinh doanh bất động sản. Kết quả là nợ xấu giảm với tốc độ gần 14% (tương đương 1.832 triệu đồng) so với năm 2009. Mặc dù nợ xấu giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao 53% trên tổng dư nợ, là do việc nuôi trồng thủy sản năm này vẫn chịu ảnh hưởng của thời tiết nên những hộ nuôi trồng thua lỗ vụ trước chưa mạnh dạn đầu tư.

Đến năm 2011, Chính phủ buộc các ngân hàng giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011, vì thế trong năm này ngân hàng tập trung cho kinh tế cá thể vay để hổ trợ sản xuất, kinh doanh…dành nhiều ưu đãi về lãi suất và dịch vụ cho đối tượng này, hộ cá thể làm ăn có hiệu quả, cán bộ ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ. Do đó, nợ xấu kinh tế cá thể năm 2011 là 9.336 triệu đồng, giảm 19% so với năm 2010, chiếm 35% trên tổng nợ xấu.

Bảng 3.8: Nợ xấu theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Phòng kinh doanh - phòng quản lý rủi ro của MHB Cần Thơ)

Kinh tế tư nhân:

Thành phần kinh tế tư nhân tại MHB CT chủ yếu là đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, được đánh giá là khách hàng chiến lược do đặc thù về quy mô (quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản nhỏ), bên cạnh đó MHB cũng xác định đây là thị trường tiềm năng với khả năng tăng trưởng còn rất lớn. Từ năm 2009, ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Kết quả mà MHB CT đạt được là dư nợ của doanh nghiệp SME luôn chiếm từ 25-30% trên tổng dư nợ và thu hút được nhiều khách hàng mới. Nhóm khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế biến (sản xuất phân bón,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)