Điều tra Số lần phun thuốc trừ rầy nâu và rầy lưng trắng trong một vụ lúa tại một số tỉnh

Một phần của tài liệu Khóa luận: Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy của nông dân và đánh gía tính kháng thuốc của quần thể rầu nâu (nilaparvata lugens stal ) tại cần thơ đối với một số nhóm hoạt chất trong vụ xuân năm 2015” (Trang 47 - 51)

- Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa tại một số tỉnh miền Bắc và miền Nam trong

4.1.4 Điều tra Số lần phun thuốc trừ rầy nâu và rầy lưng trắng trong một vụ lúa tại một số tỉnh

lúa tại một số tỉnh miền bắc và một số tỉnh miền Nam từ năm 2003 đến nay

Biểu đồ 1. Biểu đồ số lần phun thuốc trừ rầy nâu trong 1 vụ lúa ở 4 tỉnh miền bắc từ 2003 đến nay

Qua biểu đồ 1 chúng tôi thấy, trong vụ xuân năm 2003 hầu hết các tỉnh miền bắc chủ yếu phun thuốc trừ rầy nâu 1 hoặc 2 lần. Hưng Yên chủ yếu phun thuốc trừ rầy nâu trên 2 lần. Phú Thọ chủ yếu phun 1 lần, Thái Bình và Nghệ An phần lớn ý kiến đều phun 2 lần, phun thuốc 3 lần chiếm tỉ lệ thấp hơn, ít có hộ phun thuốc 4 – 7 lần. Chuyển sang vụ mùa, có sự thay đổi nhỏ.Hưng Yên chủ yếu phun thuốc 2 hoặc 3 lần, rất ít hộ dân phun thuốc trừ rầy nâu 1 lần, tỉ lệ hộ dân phun thuốc trên 3 lần cũng tăng lên, tuy nhiền vẫn thấp hơn phun 2 lần và 3

lần, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 1 lần giảm rõ rệt,có hộ dân còn phun 3 lần.Thái Bình chủ yếu vẫn phun thuốc 2 lần, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 1 lần giảm và phun thuốc 3 lần tăng lên so với vụ trước, số hộ dân phun thuốc 4 – 7 lần vẫn chiếm tỉ lệ thấp. Còn tại Nghệ An, tỉ lệ người dân phun thuốc1, 2 và 3 và 4 – 7 lần giảm so với vụ trước.

Năm 2008, đa số các tỉnh miền Bắc phun thuốc trừ rầy nâu 2 lần, riêng có tỉnh Phú Thọ trong vụ xuân, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 1 lần cao hơn 2 lần.Xét riêng từng tỉnh thỉ chúng tôi thấy:

Hưng Yên, chủ yếu các hộ dân vẫn phun thuốc từ 2 đến 3 lần , số hộ phun thuốc 1 lần và 4 – 7 lần đã tăng lên so với năm 2003, tuy nhiên vẫn thấp hơn 2 lần và 3 lần, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 4 – 7 lần thấp, có hộ còn phun định kì 7 ngày/lần nhưng không đáng kể.Tình hình phun thuốc của Phú Thọ không thay đổi nhiều so với năm 2003, trong vụ xuân họ vẫn chỉ phun thuốc 1 hoặc 2 lần, sang vụ mùa đã có hộ phun thuốc 3 lần nhưng chiếm tỉ lệ thấp.Tại Thái Bình,có sự thay đổi trong 2 vụ trồng, vụ xuân thì phun chủ yếu 1 hoặc 2 lần, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 3 lần thấp hơn, nhưng sang vụ mùa thì tỉ lệ hộ phun 3 lần lại tăng cao hơn phun 1 lần.Còn tại Nghệ An, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 2 lần trong vụ mùa tăng cao rõ rệt so với vụ xuân, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 1 lần cũng tăng lên nhưng không đáng kể, so với năm 2003 thì giảm ít.

Năm 2013, tình hình phun thuốc của các tỉnh miền Bắc có nhiều thay đổi. Tại Hưng Yên, các hộ dân phun thuốc 3 lần, 4 – 7 lần tăng vọt so với các năm trước, có khi cao hơn phun thuốc 2 lần, có hộ còn phun thuốc định kì 7 ngày/lần.Còn tại Phú Thọ, có sự khác biệt trong 2 vụ, tỉ lệ hộ dân phun thuốc trử rầy nâu 1 lần trong vụ xuân cao hơn phun thuốc 2 lần, rất ít hộ phun 3 lần.Năm 2013, Thái Bình chủ yếu phun thuốc 1 đến 2 lần trong vụ xuân nhưng sang vụ mùa thì số hộ phun thuốc 1 lần giảm rõ rệt, số hộ phun thuốc 3 lần lại tăng cao

hơn.Riêng tại Nghệ An, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 2 lần giảm dần từ vụ xuân sang vụ mùa.

Như vậy, từ năm 2003 đến năm 2013 tình hình phun thuốc trừ rầy nâu có sự thay đổi, số lần phun thuốc tăng dần qua các năm, nếu năm 2003 người dân phun thuốc 1 hoặc 2 lần là chủ yếu thì đến năm 2013 phần phần lớn họ lại phun 2 lần, 3 lần, có khi 4 – 7 lần.

Biểu đồ 2. Biểu đồ số lần phun thuốc trừ rầy nâu trong 1 vụ lúa ở 3 tỉnh miền nam từ 2003 đến nay

Qua biểu đồ 2 chúng tôi thấy, từ năm 2003 đến năm 2013 tình hình phun thuốc củ các tỉnh miền Nam có sự thay đổi. Cụ thể ở các tỉnh như sau:

lại phun thuốc 2 hoặc 3 lần.Tỉ lệ hộ dân phun thuốc trừ rầy 1 lần giảm so với năm 2003.Đến năm 2013, số hộ dân phun thuốc 2 lần vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 1 lần lại tăng lên, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 3 lần lại giảm , rất it hộ phun thuốc 4 – 7 lần.

Năm 2003, An Giang phun thuốc chủ yếu 1 lần, 2 lần, 3 lần hoặc 4 – 7 lần. Tỉ lệ hộ nông dân phun thuốc 2 lần vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, bên cạnh đó cũng có khá nhiều hộ dân phun thuốc 3 lần hoặc 4 – 7 lần, đặc biệt có hộ còn phun thuốc định kì 7 ngày/lần ( không đáng kể).Sang năm 2008, tình hình phun thuốc trừ rầy nâu của tỉnh có sự thay đổi nhỏ, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 1 lần tăng dần từ vụ xuân sang vụ mùa trong khí đó số hộ phun thuốc 3 lần lại giảm dần. Đến năm 2013, phần lớn các hộ dân chỉ phun thuốc trừ rầy nâu từ 1 đến 2 lần, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 3 lần giảm dần từ vụ xuân sang vụ mùa.rất ít hộ phun thuốc 4 – 7 lần và không có hộ nào phun thuốc định khì 7 ngày/lần.

Tiền Giang khác với 2 tỉnh Cần Thơ và An Giang đó là tỉnh này trồng thêm 1 vụ. Năm 2003, phần lớn các hộ dân chỉ phun thuốc 1 hoặc 2 lần, cũng có hộ phun thuốc 3 lần hoặc 4 - 7 lần nhưng chiếm tỉ lệ thấp. Đến năm 2008, số lần phun thuốc tăng lên rõ rệt, tỉ lệ hộ dân phun thuốc 4 – 7 lần tăng cao hơn so với năm 2003. Đến năm 2013, hầu hết không có hộ dân nào phun thuốc từ 4 – 7 lần, họ chủ yếu chỉ phun từ 1 đến 3 lần.

Qua đây có thể thấy cả 2 miền đều phun thuốc chủ yếu 2 lần trong 1 vụ . Tuy nhiên hơi có sự khác biệt đó là miền Bắc có số lần phun thuốc tăng dần qua các năm nhưng miền Nam lại có số lần phun thuốc tăng từ năm 2003 đến năm 2008 và giảm từu năm 2008 đến 2013.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy của nông dân và đánh gía tính kháng thuốc của quần thể rầu nâu (nilaparvata lugens stal ) tại cần thơ đối với một số nhóm hoạt chất trong vụ xuân năm 2015” (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w