Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng hại lúa

Một phần của tài liệu Khóa luận: Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy của nông dân và đánh gía tính kháng thuốc của quần thể rầu nâu (nilaparvata lugens stal ) tại cần thơ đối với một số nhóm hoạt chất trong vụ xuân năm 2015” (Trang 29 - 30)

- Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa tại một số tỉnh miền Bắc và miền Nam trong

3.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng hại lúa

3.4.2.1.Thí nghiệm tiền đẻ trứng

- Lúa: cây lúa được 7-10 ngày tuổi được cho vào ống nghiệm, đầu trên được bịt bằng vải màn, đánh số thứ tự trên ống.

- Rầy vừa vũ hóa, bắt ghép đôi, thả vào ống nghiệm ( 1 đôi rầy/ ống) đã chuẩn bị. Thay cây hàng ngày, ghi rõ ngày thay vào ống, tùy vào điều kiện nhiệt độ mà thay cây từ 5-10 ngày liên tiếp. Những cây đã thay được để lại sau 5 ngày kể từ ngày ghép tách kiểm tra trứng. Cặp nào có trứng vào ngày nào ta ghi rõ lấy số liệu theo công thức:

Thời gian tiền đẻ trứng = Ngày thấy trứng – Ngày ghép 3.4.2.2.Thí nghiệm xác định thời gian trứng

Từ thí nghiệm tiền đẻ trứng tiếp tục theo dõi cho chỉ tiêu xác định thời gian trứng. Kiểm tra cây hàng ngày, khi nào có rầy nở thì ghi lại. Thời gian trứng được tính theo công thức:

Thời gian trứng = Ngày có rầy nở - Ngày ghép

3.4.2.3.Thí nghiệm xác định thời gian phát dục các pha sâu non

Tiếp tục theo dõi thời gian phát dục các pha sâu non của rầy trên các cốc nhựa thí nghiệm của thí nghiệm xác định thời gian trứng. Hằng ngày theo dõi khi

lúa mới đã chuẩn bị sẵn. Hàng ngày kiểm tra, ghi lại thời gian lột xác của rầy non. Thời gian phát dục các pha sâu non được tính theo công thức:

Thời gian phát dục các pha sâu non = Ngày lột xác chuyển tuổi - ngày lột xác chuyển tuổi kế trước

3.4.2.4.Thí nghiệm xác định tổng số trứng, tỷ lệ rầy nở

Lúa: cây lúa được 10-15 ngày tuổi được cấy trong ống nghiệm, đầu trên được bịt bằng vải màn, đánh số thứ tự trên ống.

Rầy vừa vũ hóa, bắt ghép đôi, thả vào cốc đã được chuẩn bị. Sau 5 ngày thay thức ăn một lần, cây thay giữ lại, ghi số cẩn thận. Theo dõi đếm số rầy nở, ngày rầy chết. Cây đã thấy rầy nở phải đếm rầy nở ra cho đến khi không thấy rầy non nở ra nữa, để 5 hôm, tách đếm số trứng không nở. Các chỉ tiêu được tính theo các công thức:

Tổng số trứng trung bình/ trưởng thành cái = tổng số rầy nở + tổng số rầy không nở

Tổng số rầy nở

Tỷ lệ nở = x 100%

Tổng số trứng trung bình / trưởng thành

Thời gian sống của trưởng thành= Ngày chết – Ngày vũ hóa

Một phần của tài liệu Khóa luận: Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy của nông dân và đánh gía tính kháng thuốc của quần thể rầu nâu (nilaparvata lugens stal ) tại cần thơ đối với một số nhóm hoạt chất trong vụ xuân năm 2015” (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w