3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.4. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn
Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng nhất, là mục tiêu phấn đấu của các nhà chọn tạo giống cũng như người dân làm nông nghiệp. Năng suất thực thu là sản phẩm thực tế thu được trên một đơn vị diện tích, nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách trung thực về mức độ thích nghi của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định cũng như đặc tính di truyền của giống. Bởi vậy, trong một môi trường sinh thái như nhau, chế độ chăm sóc như nhau, nhưng giống nào phù hợp với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Kết quả theo dõi năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại tỉnh Bắc Kạn năm 2014 được trình bày ở bảng 3.6
Số liệu bảng 3.6 cho thấy, các giống lúa đều cho năng suất khá cao, cao hơn so với giống đối chứng tại các điểm thực hiện khảo nghiệm. Trong đó:
Vụ xuân, giống lúa PC6 có năng suất dao động từ 55,2 tạ/ha đến 69,2 tạ/ha; giống HT6 đạt 55 tạ/ha đến 66,8 tạ/ha; giống DT68 đạt 54,7 tạ/ha đến 66,6 tạ/ha. Các giống triển vọng có năng suất trung bình đạt từ 60 tạ/ha đến 61,6 tạ/ha, cao hơn 3,5 – 5,1 tạ/ha so với giống Khang dân 18 đối chứng (56,5 tạ/ha).
Vụ mùa, giống lúa PC6 có năng suất dao động từ 54,5 tạ/ha đến 64,0 tạ/ha; giống HT6 đạt 52 tạ/ha đến 62,8 tạ/ha; giống DT68 đạt 53,0 tạ/ha đến 63,6 tạ/ha. Năng suất trung bình của các giống đạt từ 57,2 tạ/ha đến 59,7 tạ/ha, cao hơn 4,5 - 7 tạ/ha so với giống Khang dân 18 đối chứng (52,7 tạ/ha).
Như vậy, các giống lúa tham gia khảo nghiệm sản xuất đều có năng suất thực thu khá cao, cao hơn giống đối chứng và năng suất bình quân của tỉnh năm 2013 (51,6 tạ/ha trong vụ xuân, 42,8 tạ/ha trong vụ mùa)
Bảng 3.6: Năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại Bắc Kạn năm 2014 Huyện Vụ xuân Vụ mùa PC6 HT6 DT68 KD18 (Đ/c) PC6 HT6 DT68 KD18 (Đ/c) Chợ Mới 68,5 66,8 66,6 62,2 64,0 62,8 63,6 56,8 Chợ Đồn 57,0 58,0 60,4 58,7 55,5 56,2 60,5 54,5 Ba Bể 65,7 62,0 59,8 54,5 57,0 56,0 57,4 52,5 Bạch Thông 69,2 64,0 62,9 58,8 54,5 52,0 53,0 55,0 Na Rì 57,7 57,8 59,0 53,0 56,0 56,0 55,7 50,5 Ngân Sơn 58,1 56,5 61,5 53,1 63,0 56,5 59,0 49,8 Pác Nặm 55,2 55,0 54,7 55,0 59,0 61,4 60,0 50,0 Trung bình 61,6 60,0 60,7 56,5 58,4 57,2 59,7 52,7
Kết quả theo dõi 03 giống lúa DT68, HT6, PC6 thực hiện mô hình tại 7 huyện cho thấy, các giống lúa đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, cho năng suất khá cao, khả năng thích ứng rộng, phù hợp gieo trồng trong cả vụ xuân và vụ mùa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, các giống đều có thời gian sinh trưởng ngắn, là cơ sở để bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý, hạn chế những ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết, tạo điều kiện để phát triển các cây trồng vụ đông, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân trên đơn vị diện tích.
Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm sản xuất 3 giống lúa có triển vọng tại 7 huyện trong tỉnh, chúng tôi đã chọn giống PC6 là giống có nhiều đặc điểm tốt như có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, hạt gạo thon dài, … để tiến hành thí nghiệm phân bón và mật độ vụ mùa năm 2014. Đặc biệt, giống PC6 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống HT6, DT68 và giống Khang dân 18 (đối chứng), thuận lợi cho việc bố trí thời vụ gieo cấy, né tránh các điều kiện thời tiết bất thuận, được người dân lựa chọn, mở rộng diện tích gieo trồng ngay trong và sau khi thực hiện chương trình khảo nghiệm.
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đối với giống PC6 tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ mùa năm 2014