Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm năm 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp canh tác cho giống lúa thuần có triển vọng tại tỉnh bắc kạn (Trang 53)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.2. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm năm 2014

Chiều cao cây là một đặc tính di truyền của giống, nó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của cây lúa qua từng thời kỳ. Sự tăng trưởng về chiều cao cây là kết quả của sự tăng trưởng về thân từ lúc nảy mầm đến giai đoạn hình thành ống, vươn lên và trỗ bông hoàn toàn. Quá trình tăng trưởng này là sự phân chia và giãn ra theo chiều dọc của lớp tế bào ở mô phân sinh đỉnh ngọn.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chịu sự chi phối từ các yếu tố như: giống, phân bón, và điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng), sâu bệnh hại và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Xu hướng của các nhà chọn giống là chọn lọc những dòng, giống lúa thuộc loại hình thấp cây, ưa thâm canh, chống đổ tốt và có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, việc theo dõi quá trình tăng trưởng chiều cao cây là rất cần thiết để xác định, bố trí giống sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, canh tác của từng vùng sinh thái khác nhau.

Nghiên cứu về chiều cao cây giúp chúng ta có thể biết được giống đó thuộc loại hình cao cây hay thấp cây, khả năng sinh trưởng tốt hay kém, khả năng chống đổ tốt hay không. Bên cạnh đó còn nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật trồng trọt cụ thể tác động với từng thời kỳ khác nhau để kìm hãm hoặc tăng nhanh chiều cao cây tuỳ theo mục đích nhà trồng trọt.

Kết quả nghiên cứu chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy:

Vụ xuân, chiều cao cây của các giống dao động từ 93,7 cm đến 106 cm. Trong đó, giống lúa PC6 có chiều cao thấp nhất, thấp hơn giống đối chứng Khang dân 18.

Vụ mùa, Chiều cao của các giống dao động từ 95,3 cm đến 107,2 cm, giống PC6 thấp cây hơn so với các giống khác.

Bảng 3.2: Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm tại 7 huyện của tỉnh Bắc Kạn năm 2014 Đơn vị: cm Địa điểm Vụ xuân Vụ mùa PC6 HT6 DT68 KD18 (Đ/c) PC6 HT6 DT68 KD18 (Đ/c) Chợ Mới 95 107 107 105 96 107 109 100 Chợ Đồn 93 105 105 102 94 104 107 103 Ba Bể 94 107 105 100 95 107 106 105 Bạch Thông 95 108 107 102 96 108 108 102 Na Rì 95 105 105 105 95 103 106 105 Ngân Sơn 93 106 106 106 95 102 107 105 Pác Nặm 92 104 105 102 96 106 108 105 TB 93,7 106 105,7 103 95,3 105,3 107,2 104 3.1.3. Tình hình sâu bnh hi

Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO) thì trên thế giới hàng năm sâu bệnh hại làm giảm sản lượng lương thực khoảng 30%.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên không khí luôn nóng ẩm và mưa nhiều, thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại. Theo Võ Tòng Xuân, năm 2003 ước tính sâu bệnh đã lấy đi 35 – 42% sản lượng lúa gạo mà đáng lẽ nông dân được hưởng. Điều đó cho thấy sức phá hoại của sâu bệnh là rất lớn và gây thiệt hại to lớn nếu chúng ta không kiểm soát.

Tính chống chịu là phản ứng tự vệ của cây đối với sự phá hại của sâu, bệnh

và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tồn tại, phát triển và duy trì nòi giống. Ngoài đặc tính di truyền của giống thì tính chống chịu với sâu, bệnh hại còn chịu ảnh hưởng lớn của phân bón (đặc biệt là phân đạm) kết hợp với điều kiện ngoại cảnh. Nếu bón đạm quá nhiều sẽ làm cho cây cao, các đốt phía dưới kéo dài ra, thân mềm yếu, dễ đổ, các mô mỏng, lá xanh đậm thu hút các loại dịch hại tấn công. Vì vậy, lựa chọn được mức đạm bón hợp lý cho từng giống và lượng bón ở từng thời kỳ khác nhau rất cần thiết, từ đó đảm bảo năng suất.

Với xu thế chọn giống lúa mới ngày nay là có năng suất, chất lượng và thâm canh cao đáp ứng nhu cầu của thị trường thì mặt trái của nó là sự phát triển của sâu bệnh hại. Mặt khác, canh tác lúa đòi hỏi phải bảo vệ môi trường hạn chế tối đa việc dùng thuốc BVTV, các loại phân hóa học nhưng trên thế giới tình hình sử dụng chúng ngày càng tăng. Khoảng 80% các loại thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước đang phát triển, tốc độ sử dụng tăng khoảng 7 – 8%/năm. Hàng năm các loài sâu, bệnh hại gây hại đối với cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng là rất lớn. Hơn nữa việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón nhiều càng làm cho môi trường sinh thái có xu hướng xấu, phá vỡ thế cân bằng sinh thái, giảm sự đa dạng sinh học về thành phần loài trong tự nhiên và dẫn đến các đại dịch về sâu, bệnh hại.

Chính vì những lý do ở trên, việc theo dõi và đánh giá tình hình sâu bệnh hại là việc làm cần thiết để có những biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nông sản và chi phí phòng trừ thấp.

Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm năm 2014, chúng tôi thấy xuất hiện chủ yếu sâu đục thân, rầy nâu và bệnh khô vằn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3, 3.4 và 3.5

Bảng 3.3. Mức độ hại của sâu đục thân đối với các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn

Đơn vị: điểm

Huyện Vụ xuân Vụ mùa

PC6 HT6 DT68 KD18 PC6 HT6 DT68 KD18 Chợ Mới 1 1 1 1 1 1 1 1 Chợ Đồn 1 1 1 1 1 1 1 1 Ba Bể 1 1 1 1 1 1 1 1 Bạch Thông 1 1 1 1 1 1 1 1 Na Rì 1 1 1 1 1 1 1 1 Ngân Sơn 1 1 1 1 1 1 1 1 Pác Nặm 1 1 1 1 1 1 1 1

Sâu đục thân (bướm 2 chấm - Scirpophaga incertulas Walker) là loại sâu hại chính gây hại trên lúa trong cả vụ xuân và vụ mùa, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất lúa. Sâu non thường gây hại ở phần non của thân hoặc bông làm lúa chết hoặc bông bạc. Trong một năm, sâu đục thân (bướm 2 chấm) có 5 lứa, trong đó: Lứa 2 là lứa cuối trong vụ đông xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ xuân sang vụ mùa; Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa, thường tập trung phá trên mạ mùa sớm, đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa đông xuân sang lúa mùa; Lứa 4 gây hại trên lúa mùa sớm; Lứa 5 gây hại trên lúa mùa chính vụ và mùa muộn. Trong giai đoạn cây lúa làm đòng – trỗ bông, sâu đục thân đặc biệt nguy hiểm, có khả năng làm giảm năng suất, thậm chí mất năng suất của cây lúa nếu không được phòng trừ kịp thời.

Kết quả theo dõi các giống lúa thí nghiệm cho thấy sâu đục thân xuất hiện chủ yếu ở thời kỳ ôm đòng – trỗ bông và hại ở mức độ nhẹ (1 – 10% số bông bạc), được đánh giá ở điểm 1 tương đương giống đối chứng, ở tất cả các địa điểm nghiên cứu.

Bảng 3.4. Mức độ hại của rầy nâu đối với các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn Đơn vị: điểm Huyện Vụ xuân Vụ mùa PC6 HT6 DT68 KD18 PC6 HT6 DT68 KD18 Chợ Mới 1 1 1 3 1 1 1 1 Chợ Đồn 1 1 1 1 1 1 1 3 Ba Bể 1 1 1 1 1 1 1 1 Bạch Thông 1 1 1 1 1 1 1 1 Na Rì 1 1 1 1 1 1 1 1 Ngân Sơn 1 1 1 1 1 1 1 1 Pác Nặm 1 1 1 1 1 1 1 1

Rầy nâu (Ninaparvata lugens) là loại côn trùng chích hút, gây hại nguy hiểm cho cây lúa. Cả rầy non và trưởng thành dùng miệng chích vào cây lúa để hút nhựa, làm cho cây vàng, úa, còi cọc, chết khô (gọi là hiện tượng cháy rầy), lúc đầu là từng đám, sau cháy cả vạt, có thể lan rộng ra cả ruộng và cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời. Rầy thường gây hại nặng trên các chân ruộng thấp trũng, vàn, giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ, chín; nhất là những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm, trên các giống nhiễm. Ngoài ra, Rầy còn là môi giới truyền các bệnh nguy hiểm như vàng lùn, lùn xoắn lá, có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa.

Vụ xuân và vụ mùa năm 2014, rầy xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh. Số liệu bảng 3.3 cho thấy hầu hết các giống lúa thí nghiệm ở các địa điểm nghiên cứu năm 2014 bị rầy nâu hại nhẹ (hơi biến vàng trên 1 số cây), được đánh giá ở điểm 1, tương đương với đối chứng (kể cả 2 thời vụ). Riêng giống đối chứng Khang dân 18 trong vụ xuân tại huyện Chợ Mới và vụ mùa huyện Chợ

Đồn, rầy gây hại với mật độ tương đối cao, được đánh giá ở điểm 3 (lá biến vàng ở một số bộ phận, chưa bị cháy).

Bảng 3.5. Mức độ hại của bệnh khô vằn đối với các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn Đơn vị: điểm Huyện Vụ xuân Vụ mùa PC6 HT6 DT68 KD18 PC6 HT6 DT68 KD18 Chợ Mới 1 1 3 1 1 1 1 3 Chợ Đồn 1 1 1 1 1 1 1 1 Ba Bể 1 1 1 1 1 1 1 1 Bạch Thông 1 1 3 1 1 1 1 1 Na Rì 1 1 1 1 1 1 1 1 Ngân Sơn 1 1 1 1 1 1 1 1 Pác Nặm 1 1 1 1 1 1 1 1

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) là loại bệnh có khả năng gây hại cả ở trên bẹ lá, phiến lá và cổ bông của lúa. Bệnh thường phát sinh, gây hại đầu tiên trên các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc. Đầu tiên, vết bệnh là các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi. Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng. Bệnh phát sinh, gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao, đặc biệt là các ruộng cấy dày, bón phân không cân đối.

Kết quả theo dõi thấy các giống lúa thí nghiệm năm 2014 tại Bắc Kạn bị bệnh khô vằn nhẹ (vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây), được đánh giá ở điểm 1, tương đương với đối chứng (kể cả 2 thời vụ). Riêng giống DT68 tại huyện Chợ Mới, Bạch Thông trong vụ xuân và giống Khang dân 18 tại huyện Chợ Mới trong

vụ mùa bị bệnh khô vằn nặng hơn (vết bệnh 20 – 30% chiều cao cây), được đánh giá ở điểm 3.

3.1.4. Năng sut ca các ging lúa thí nghim năm 2014 ti Bc Kn

Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng nhất, là mục tiêu phấn đấu của các nhà chọn tạo giống cũng như người dân làm nông nghiệp. Năng suất thực thu là sản phẩm thực tế thu được trên một đơn vị diện tích, nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách trung thực về mức độ thích nghi của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định cũng như đặc tính di truyền của giống. Bởi vậy, trong một môi trường sinh thái như nhau, chế độ chăm sóc như nhau, nhưng giống nào phù hợp với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Kết quả theo dõi năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại tỉnh Bắc Kạn năm 2014 được trình bày ở bảng 3.6

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, các giống lúa đều cho năng suất khá cao, cao hơn so với giống đối chứng tại các điểm thực hiện khảo nghiệm. Trong đó:

Vụ xuân, giống lúa PC6 có năng suất dao động từ 55,2 tạ/ha đến 69,2 tạ/ha; giống HT6 đạt 55 tạ/ha đến 66,8 tạ/ha; giống DT68 đạt 54,7 tạ/ha đến 66,6 tạ/ha. Các giống triển vọng có năng suất trung bình đạt từ 60 tạ/ha đến 61,6 tạ/ha, cao hơn 3,5 – 5,1 tạ/ha so với giống Khang dân 18 đối chứng (56,5 tạ/ha).

Vụ mùa, giống lúa PC6 có năng suất dao động từ 54,5 tạ/ha đến 64,0 tạ/ha; giống HT6 đạt 52 tạ/ha đến 62,8 tạ/ha; giống DT68 đạt 53,0 tạ/ha đến 63,6 tạ/ha. Năng suất trung bình của các giống đạt từ 57,2 tạ/ha đến 59,7 tạ/ha, cao hơn 4,5 - 7 tạ/ha so với giống Khang dân 18 đối chứng (52,7 tạ/ha).

Như vậy, các giống lúa tham gia khảo nghiệm sản xuất đều có năng suất thực thu khá cao, cao hơn giống đối chứng và năng suất bình quân của tỉnh năm 2013 (51,6 tạ/ha trong vụ xuân, 42,8 tạ/ha trong vụ mùa)

Bảng 3.6: Năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại Bắc Kạn năm 2014 Huyện Vụ xuân Vụ mùa PC6 HT6 DT68 KD18 (Đ/c) PC6 HT6 DT68 KD18 (Đ/c) Chợ Mới 68,5 66,8 66,6 62,2 64,0 62,8 63,6 56,8 Chợ Đồn 57,0 58,0 60,4 58,7 55,5 56,2 60,5 54,5 Ba Bể 65,7 62,0 59,8 54,5 57,0 56,0 57,4 52,5 Bạch Thông 69,2 64,0 62,9 58,8 54,5 52,0 53,0 55,0 Na Rì 57,7 57,8 59,0 53,0 56,0 56,0 55,7 50,5 Ngân Sơn 58,1 56,5 61,5 53,1 63,0 56,5 59,0 49,8 Pác Nặm 55,2 55,0 54,7 55,0 59,0 61,4 60,0 50,0 Trung bình 61,6 60,0 60,7 56,5 58,4 57,2 59,7 52,7

Kết quả theo dõi 03 giống lúa DT68, HT6, PC6 thực hiện mô hình tại 7 huyện cho thấy, các giống lúa đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, cho năng suất khá cao, khả năng thích ứng rộng, phù hợp gieo trồng trong cả vụ xuân và vụ mùa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, các giống đều có thời gian sinh trưởng ngắn, là cơ sở để bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý, hạn chế những ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết, tạo điều kiện để phát triển các cây trồng vụ đông, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân trên đơn vị diện tích.

Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm sản xuất 3 giống lúa có triển vọng tại 7 huyện trong tỉnh, chúng tôi đã chọn giống PC6 là giống có nhiều đặc điểm tốt như có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, hạt gạo thon dài, … để tiến hành thí nghiệm phân bón và mật độ vụ mùa năm 2014. Đặc biệt, giống PC6 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống HT6, DT68 và giống Khang dân 18 (đối chứng), thuận lợi cho việc bố trí thời vụ gieo cấy, né tránh các điều kiện thời tiết bất thuận, được người dân lựa chọn, mở rộng diện tích gieo trồng ngay trong và sau khi thực hiện chương trình khảo nghiệm.

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đối với giống PC6 tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ mùa năm 2014 PC6 tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ mùa năm 2014

3.2.1. nh hưởng ca mt độ và phân bón đến các giai đon sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là tổng số ngày của các giai đoạn sinh trưởng tính từ khi gieo cấy cho đến khi thu hoạch. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ gieo trồng, điều kiện thời tiết, khí hậu và tác động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc.

Việc nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của lúa là cơ sở để bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời có các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc phù hợp. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.7

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa PC6 năm 2014 tại Bắc Kạn Đơn vị: Ngày TT Công thức Thời gian từ gieo đến… Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 1 P1M1 23 40 68 95 2 P1M2 22 41 68 95 3 P1M3 22 42 69 96 4 P2M1 22 41 68 95 5 P2M2 22 42 69 97 6 P2M3 20 42 70 97 7 P3M1 22 42 69 96 8 P3M2 22 41 68 96 9 P3M3 21 42 69 97

- Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh: Thời gian sau khi hồi xanh lúa bắt đầu vào đẻ nhánh. Giai đoạn từ gieo đến đẻ nhánh biến động từ 20 - 23 ngày. Do gặp điều kiện thuận lợi nên thời gian đẻ nhánh ngắn và sớm đạt số nhánh tối đa. Nhìn chung những công thức cấy thưa có xu hướng đẻ nhánh sớm hơn những công

thức cấy dày và thời gian đến đẻ nhánh tối đa cũng kéo dài hơn.

- Thời gian từ gieo đến làm đòng: Sau khi lúa đẻ nhánh đạt số nhánh tối đa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp canh tác cho giống lúa thuần có triển vọng tại tỉnh bắc kạn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)