Tự Kiểm Soát

Một phần của tài liệu Ebook Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc- Phần 1 - Daniel Goleman (Trang 39 - 54)

Xua đi nỗi sợ hãi -W. Edwards Deming

Đó có thể là cơn ác mộng khủng khiếp nhất đối với những nhà diễn thuyết. Bạn tôi, một nhà tâm lý học, đã bay từ bờ biển phía Đông tới Hawaii để phát biểu trong một hội nghị cảnh sát trưởng. Chuyến bay bị hoãn, liên lạc bị ngắt khiến anh ấy mất ngủ, kiệt sức và anh ấy buộc phải phát biểu trước hội nghị vào sáng hôm sau. Bạn tôi đã vô cùng lo lắng khi bắt đầu bài phát biểu vì anh ấy đã ở trong một tình huống không thuận lợi. Lúc này sự mệt mỏi đã nhanh chóng biến thành nỗi lo lắng rồi sự hoảng sợ và nỗi kinh hoàng.

Bạn tôi bắt đầu bằng việc kể một câu chuyện cười, nhưng chưa đến đoạn hay nhất anh ấy đột nhiên dừng lại. Anh ấy đã quên mất câu chuyện đó. Anh ấy đứng như trời trồng, đầu óc trống rỗng. Anh không chỉ quên chi tiết quan trọng nhất của câu chuyện mà anh còn quên mất cả bài diễn thuyết của mình. Những ghi chú của anh ấy bỗng nhiên trở thành vô nghĩa. Hàng ngàn người chăm chú nhìn vào anh ta. Anh ta đã phải xin lỗi, kiếm cớ và rời khỏi bục diễn thuyết.

Sau nhiều giờ nghỉ ngơi, anh ấy mới có thể trấn tĩnh lại được rồi lại phát biểu với câu chuyện cười lý thú và được hoan nghênh nhiệt thành. Kể lại cho tôi nghe về nỗi khiếp sợ đó, anh ấy nói: “Tất cả những gì tôi nghĩ tới là những khuôn mặt đang chằm chằm nhìn vào mình dưới kia và tôi không thể nhớ nổi mình định nói gì”.

Phát hiện đáng chú ý gần đây nhất trong việc nghiên cứu bộ não những người bị căng thẳng - ví dụ như việc phát biểu trước những khán giả khó tính - đã chỉ ra rằng vùng não cảm xúc hoạt động theo cách làm suy yếu dần hoạt động vùng trung tâm điều khiển của bộ não, vùng thuỳ trước, nằm ngay sau trán.

Thuỳ trước là vùng “bộ nhớ hoạt động”, khả năng chú ý và tập trung vào bất kể loại thông tin gì là đặc điểm chính của vùng này. Bộ nhớ đóng vai trò rất cần thiết cho việc nhận thức và hiểu biết, lập kế hoạch và đưa ra quyết định, nêu ra lý do và nghiên cứu.

Khi tâm trí bình tĩnh, bộ nhớ làm việc tốt nhất, nhưng trong trường hợp khẩn cấp, não chuyển sang phương thức tự bảo vệ, lấy sự bình tĩnh từ bộ nhớ hoạt động và chuyển chúng tới những vùng khác để tạo ra sự cảnh giác quá mức - một trạng thái tâm lý được tạo ra để phù hợp với sự tồn tại.

Trong trường hợp khẩn cấp, bộ não rơi vào những lối mòn giống nhau và đơn giản, nó phản ứng lại và gạt sang một bên những suy nghĩ phức tạp, những ý tưởng sáng tạo và những kế hoạch dài hạn. Trọng tâm là tình trạng hiện thời hoặc nỗi lo lắng thường trực. Với bạn tôi, tình huống khẩn cấp đó đã làm tê liệt khả năng nhớ bài phát biểu trong khi anh ta lại tập trung hết tâm trí vào “nỗi đe doạ” sắp tới - tất cả khán giả đang chăm chú chờ đợi bài phát biểu.

Sự tấn công của hạch hạnh trị giá 3 triệu đô la

Khi Mike Tyson trở nên giận dữ và cắn vào tai của Evander Holyfield trong trận đấu quyền anh hạng nặng năm 1997, anh ta đã bị phạt 3 triệu đô la và bị cấm thi đấu quyền anh một năm. Đây là mức phạt kỷ lục mà anh ta phải trả từ tài khoản trị giá 30 triệu đô la của mình.

Ở một góc độ khác, Tyson chính là nạn nhân của trung tâm báo động của não bộ. Nằm trong vùng não cảm xúc cổ điển, việc tiếp nối báo động tập trung vào hàng loạt các cấu trúc phát tín hiệu trong não bộ được gọi là hệ thống limbic. Cấu trúc này đóng vai trò quan trọng trong các tình huống xúc cảm khẩn cấp mà khiến chúng ta bị “bất ngờ”, “bất thần”. Đó chính là hạch hạnh.

Vùng thuỳ trước, trung tâm điều khiển kết nối với hạch hạnh bằng một dây thần kinh lớn. Việc kết nối các nơ-ron thần kinh giữa hạch hạnh và vùng thuỳ trước đóng vai trò như đồng hồ báo thức của não bộ. Đó là một thiết lập có giá trị to lớn trong hàng triệu năm tiến hoá của loài người.

Hạch hạnh là khu vực bộ nhớ cảm xúc của não bộ, là “kho” chứa tất cả những cảm xúc như chiến thắng và thất bại, sợ hãi và hy vọng, giận dữ và thất vọng. Nó sử dụng những cảm xúc được lưu lại với vai trò như một lính canh, kiểm soát tất cả những thông tin nhập vào, mọi thứ chúng ta nhìn thấy và nghe thấy từng phút từng giờ để quyết định đó là nỗi sợ hãi hay cơ hội bằng cách kết hợp điều đang xảy ra với những kinh nghiệm trong quá khứ. Đối với Mike Tyson, việc bị Hollyfield húc đầu khiến anh ta vô cùng tức giận và làm cho anh ta nhớ lại việc Hollyfield đã làm y như vậy tám tháng trước trong một trận đấu mà Tyson đã bị thua (dù sau đó Tyson có kiện cáo om sòm). Kết quả là Tyson bị mất hạch hạnh dẫn tới phản ứng tức thời. Cuối cùng anh ta phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Trong qua trình tiến hoá, hạch hạnhgần như có thể sử dụng bộ nhớ mẫu để trả lời cho những câu hỏi quan trọng với sự tồn tại, ví dụ như: “Có phải ta là nạn nhân của nó? hay nó là nạn nhân của ta?”. Câu trả lời cho những câu

với sự tồn tại, ví dụ như: “Có phải ta là nạn nhân của nó? hay nó là nạn nhân của ta?”. Câu trả lời cho những câu

hỏi kiểu như thế cần phải rất khôn ngoan để xử lý đúng tình huống và tính được phản ứng hiện thời sẵn có. Không cần thiết phải dừng lại để suy nghĩ, nghiền ngẫm sâu hơn.

Những phản ứng của não khi có khủng hoảng vẫn tuân theo các quy tắc rất xưa cũ: nó tăng cường sự nhạy bén của cảm giác, dừng các suy nghĩ phức tạp, tạo ra phản ứng - mặc dù điều này có thể gây trở ngại nghiêm trọng đối với cuộc sống hiện đại.

Khi cảm xúc quá nóng

Tôi không thể giúp gì ngoài việc nghe lỏm câu chuyện của người phụ nữ đang gọi điện cạnh tôi ở sân bay O’Hare. Bà ta đang quát ầm lên. Rõ ràng là bà ta đang vướng vào một vụ ly hôn rắc rối và chồng cũ của bà ta đang gây khó khăn. Bà ta hét vào điện thoại: “Hắn ta đúng là đồ khốn khi nói chuyện về ngôi nhà. Luật sư của tôi đã gọi tôi ra khỏi buổi họp để báo rằng chúng tôi phải đến toà ngay. Còn tôi thì phải thuyết trình chiều nay... Đây sẽ là lúc tệ nhất cho chuyện vớ vẩn này!”. Bà ta hét lên với đầu dây bên kia, túm lấy túi sách và đùng đùng bỏ đi.

Luôn là “thời gian tệ nhất” khi chúng ta gặp khó khăn và chịu áp lực lớn. Khi hàng đống căng thẳng xếp chồng chéo lên nhau, chúng có vẻ càng nhiều lên, dường như trạng thái căng thẳng được tăng lên theo cấp số nhân, vì thế chúng ta ngày càng tiến gần đến cực điểm không thể chịu đựng nổi, mỗi gánh nặng càng trở nên nặng nề hơn và có vẻ đó là điều phiền toái cuối cùng. Điều này thường xảy ra với cả những rắc rối nhỏ đến nỗi mà nó không làm chúng ta lúng túng mà chỉ bỗng nhiên có vẻ hơi khác lạ. Nhà thơ Charles Bukowski đã nhận thấy điều này, “khi chúng ta bị đưa vào bệnh viện tâm thần, đó không phải là điều gì to tát cả, đó cũng không phải là mất mát tình yêu, nhưng sợi dây đã đứt thì chẳng còn gì cả”.

Với cơ thể, không có sự phân chia nào giữa gia đình và công việc, căng thẳng tạo nên căng thẳng, không kể bắt nguồn từ đâu. Nguyên nhân sinh hoá khiến một rắc rối nhỏ cũng làm chúng ta quá sức chịu đựng nếu chúng ta đã quá căng thẳng và mệt mỏi. Khi hạch hạnh chạm vào điểm lo sợ của não bộ, nó sẽ tạo ra một phản ứng mà bắt đầu là việc giải phóng hoocmon CRF và kết thúc là vô số các hoocmon gây căng thẳng khác, chủ yếu là cortisol. Những hoocmon mà chúng ta cất giấu dưới mỗi cơn stress đủ mạnh để tạo nên một trận chiến, nhưng khi bị ẩn đi thì chúng ở trong cơ thể hàng giờ và mỗi việc gây căng thẳng kế tiếp đều tăng thêm lượng hoocmon gây stress sẵn có. Kết quả của sự tích tụ có khiến chúng ta dễ dàng bị tức giận hay vô cùng lo lắng.

Một tác động khác của hoocmon gây stress liên quan tới lưu thông máu. Khi nhịp tim tăng lên máu chuyển hướng từ trung tâm nhận thức cao hơn của não bộ tới các vùng khác cần thiết hơn trong những trường hợp khẩn cấp. Lượng đường trong máu dễ tăng vọt này, các chức năng ít liên quan hơn giảm xuống, nhịp tim tăng mạnh để sẵn sàng cho trận chiến hoặc bỏ chạy. Tác động tổng thể của cortisol lên chức năng não bộ đảm bảo một số bước căn bản để tồn tại như phát triển cảm giác, làm giảm trí nhớ và thực hiện những việc mà não còn nhớ mặc dù chức năng đó vẫn bị ảnh hưởng trong trường hợp khẩn cấp.

Cortisol lấy cắp năng lượng từ bộ nhớ, từ kiến thức và chuyển chúng thành cảm giác. Khi mức cortisol cao con người mắc lỗi nhiều hơn và dễ bị quẫn trí hơn và họ không thể nhớ nổi, thậm chí cả những thứ họ vừa mới đọc. Những suy nghĩ không liên quan chen vào và làm quá trình xử lý thông tin trở nên khó khăn hơn.

Nếu căng thẳng kéo dài, trạng thái này sẽ biến mất hoặc trở nên tệ hơn. Khi chuột thí nghiệm bị căng thẳng kéo dài, lượng cortisol và các hoocmon gây stress có liên quan khác có thể tăng đến mức gây độc, có thể làm nhiễm độc và làm chết các dây thần kinh. Nếu stress vẫn tiếp tục kéo dài trong suốt quãng đời của chúng thì nó có ảnh hưởng rất lớn đến não bộ. Bộ não sẽ bị xói mòn và suy giảm vùng hippocampus - vùng trung tâm của bộ nhớ. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với con người. Không chỉ căng thẳng thần kinh cao độ khiến cho chúng ta hành động ngớ ngẩn mà căng thẳng kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài và con người trở nên đần độn.

Thay vì việc giảm lượng thông tin quá tải, thư điện tử cũng được tính thêm vào lượng thông tin nhận được từ điện thoại, thư thoại, fax, thư tay, v.v… Tràn ngập bởi hàng loạt tin nhắn đã đặt con người vào trạng thái phản ứng lại như thể là họ luôn bị trong tình trạng căng thẳng. Tác động lớn nhất là tới sự tập trung. Mỗi tin nhắn là một sự rối trí, khiến cho người ta khó tập trung trở lại và nhiệm vụ bị gián đoạn.

Thật vậy, một nghiên cứu về hiệu quả công việc hàng ngày, ví dụ như kỹ sư, đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính của hiện tượng làm việc kém hiệu quả chính là sự gián đoạn thường xuyên. Vì vậy, một kỹ sư giỏi đã tìm ra cách để anh ta tập trung hơn vào công việc. Anh ta đeo tai nghe trong khi không làm việc với máy tính.7 Mọi người cho rằng anh ta đang nghe nhạc, nhưng thực ra anh ta không nghe gì cả, tai nghe chỉ để anh ta không bị tiếng chuông điện thoại và những người công nhân khác làm phiền. Cách thức này có thể hiệu quả về một mặt nào đó, nhưng chúng ta cần chính khả năng bên trong để giải quyết những cảm giác mà stress gây ra cho chúng ta.

Dây thần kinh chỉ nói “không”

Thuỳ trước, đầu tiên, giữ cho hạch hạnh luôn được kiểm soát, đưa ra những đánh giá, hiểu về các quy định trong cuộc sống và cảm nhận về những phản ứng nào là thích hợp và đúng đắn nhất. Những dây thần kinh chỉ nói “không” khẳng định lại về hạch hạnhrằng trên thực tế chúng ta không bị nguy hiểm và xu hướng phản ứng ít tiêu cực hơn sẽ thực hiện.

Vì hạch hạnhlà bộ phận báo động của bộ não, nó mạnh hơn cả thuỳ trước trong vòng một giây đầu tiên khi gặp sự cố. Nó sẽ báo hiệu trước trong khi đó, thuỳ trước không thể phản ứng nhanh và trực tiếp như hạch hạnh. Thuỳ trước lại có một hàng các nơ-ron thần kinh kiềm chế. Các nơ-ron thần kinh này có khả năng chặn các chỉ thị điên cuồng mà hạch hạnh đưa ra. Cơ chế này giống như việc tìm ra mã số bí mật có thể chấm dứt những cảnh báo giả của hệ thống an ninh trong các gia đình.

Richard Davidson, Giám đốc phòng thí nghiệm nghiên cứu về khoa học thần kinh ứng dụng của Đại học Wisconsin, đã tiến hành tìm ra một loạt các nghiên cứu mang tính đột phá về trí tưởng tượng của bộ não. Nghiên cứu này được thử nghiệm trên hai nhóm. Nhóm thứ nhất được xác định có khả năng phục hồi nhanh từ những thăng trầm của cuộc sống còn nhóm thứ hai trái ngược lại với nhóm đầu, tức là dễ bị gục ngã trước những thăng trầm đó. Davidson đã theo dõi bộ não khi chúng thực hiện các cơ chế khó nhất như ghi chép lại những kinh nghiệm về những thất bại nặng nề nhất hay khi thực hiện một phép toán khó dưới áp lực của thời gian.

Những người có khả năng phục hồi nhanh sẽ thoát khỏi sự căng thẳng nhanh chóng bởi vùng thuỳ trước của họ bắt đầu trấn áp hạch hạnh chỉ trong vài giây. Ngược lại, ở những người dễ bị tổn thương hơn, nghiên cứu thấy có sự tấn công tiếp tục của các hoạt động trên hạch hạnh và nỗi đau của họ vẫn kéo dài vài phút sau khi các hoạt động gây căng thẳng kết thúc.

Davidson nói: “Những người có khả năng phục hồi nhanh đã bắt đầu ngăn chặn sự đau đớn trong suốt quá trình đối đầu với sự căng thẳng, suy sụp. Họ là những người lạc quan và có định hướng hành động rõ ràng. Nếu có trở ngại gì xảy ra cho cuộc sống của họ, họ sẽ ngay lập tức tìm cách để vượt qua chúng.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dây thần kinh có khả năng kiềm chế ở giữa thuỳ trước và hạch hạnh có tác dụng rất lớn đối với các khả năng tự điều chỉnh, đặc biệt là khả năng tự kiểm soát trước căng thẳng và khả năng thích ứng nhanh với thay đổi. Cả hai khả năng này đều khiến chúng ta bình tĩnh được trước những trở ngại của cuộc sống như: khủng hoảng, sự bất định và những thách thức. Khả năng ngăn chặn những thông điệp từ hạch hạnh của thuỳ trước giúp giữ sự thảnh thơi cho tinh thần và giúp chúng ta hoạt động bình thường.

Để chứng minh những kết quả trong nghiên cứu, chúng tôi đã xem xét đến những tổn thất cho hoạt động kinh doanh khi một giám đốc, người ra quyết định chính cũng là người quản lý nhiều người khác, yếu trong kỹ năng cảm xúc cơ bản này. Chúng tôi đã thực hiện việc nghiên cứu trường hợp của các giám đốc cửa hàng của một chuỗi hệ thống bán lẻ lớn ở Mỹ. Những giám đốc bị căng thẳng nhất, bị bao vây trước những áp lực của công việc, sẽ quản lý cửa hàng của họ tồi nhất. Chúng tôi dùng bốn thông số để đo hiệu quả hoạt động của một cửa hàng. Đó là: lợi nhuận thuần, doanh số bán hàng trên diện tích cửa hàng, doanh số bán hàng của một nhân viên và hiệu quả trên mỗi đồng đô la đầu tư. Những người tự chủ nhất dưới những áp lực đó sẽ là những người đạt được kỷ lục bán hàng trong lĩnh vực này.

Khi những đứa trẻ của Marshmallow trưởng thành

Sáu bạn trẻ học chung đại học đang uống và chơi bài vào một đêm khá khuya thì họ cãi nhau. Ted và Mack ngày càng giận dữ và to tiếng hơn cho đến khi Mack nổi khùng lên và la hét thì Ted lại vô cùng bình tĩnh và thận trọng. Nhưng Mack lúc này cực kỳ nóng giận, cậu ta nhảy lên và thách Ted đánh nhau. Ted đáp lại sự khiêu khích của

Một phần của tài liệu Ebook Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc- Phần 1 - Daniel Goleman (Trang 39 - 54)