Một người bạn tốt của tôi đồng thời cũng là một bác sỹ từng nhận được một lời đề nghị. Nếu ông rời bỏ công việc hiện tại về làm giám đốc cho một trung tâm chăm sóc sức khoẻ và bỏ ra 100.000 đô la thì cổ phần trong dự án này có thể tăng lên 4 triệu đô chỉ trong vòng ba năm. Đó sẽ là một dự án kinh doanh đầy hứa hẹn.
Anh bạn tôi đã thích viễn cảnh về một trung tâm nghỉ ngơi nơi mà mọi người có thể cải thiện được sức khoẻ của mình khi nghỉ tại đó cùng với sự hấp dẫn về số cổ phần tuyệt vời có thể nắm được và anh ấy đã không cưỡng lại được lời đề nghị đó. Anh ấy đã bán phòng khám, đầu tư vào trung tâm nghỉ ngơi và trở thành giám đốc y khoa tại đó. Nhưng trong suốt năm đầu hoạt động, anh bạn tôi thấy rằng chẳng có chương trình y tế nào để triển khai ở đó và anh ấy sử dụng hầu hết thời gian như một người bán hàng với mục đích tìm người mua số cổ phần của mình trong dự án chăm sóc sức khoẻ kia.
Một ngày, khi đang lái xe đến nơi làm việc mới, anh ấy tự cảm thấy ngạc nhiên khi thấy mình đập lên bảng đồng hồ trên xe và hét: “Tôi không thể làm được việc này! Tôi không thể làm được việc này!”. Sau đó, anh ấy lái xe về phía lề đường và phải mất một lúc sau anh ấy mới có thể kiềm chế được sự hỗn loạn của mình, bình tĩnh và lái xe đến chỗ làm.
Một năm sau trung tâm đó bị phá sản và anh ấy cũng thế.
Bây giờ anh ấy thừa nhận rằng ngay từ đầu, anh ấy đã cảm thấy có gì đó bất ổn trong lời đề nghị đó rằng dự báo về kế hoạch kinh doanh đó quá lạc quan, rằng kế hoạch đó thật sự chỉ là kinh doanh bất động sản chứ không phải là chăm sóc y tế. Nhưng lúc đó, anh ấy đã khao khát một sự thay đổi. Cơ hội về mặt tài chính tỏ ra đầy hứa hẹn đến nỗi mà anh ấy đã chôn sâu những nghi ngờ của mình và để lại sự hối tiếc to lớn sau này.
Cuộc sống thường xuyên bắt chúng ta phải đứng trước những quyết định mờ mịt và chẳng cái gì là rõ ràng giống những giả định “nếu thế này thì thế kia” mà chúng ta được dạy trong trường học khi phân tích các rủi ro và ra quyết định. Cách tiếp cận đó không phản ánh cách chúng ta thường sử dụng trong cuộc sống thực; đưa ra những lựa chọn chúng ta gặp phải trong công việc như: người nào sẽ được thăng tiến, công ty nào mà chúng ta sẽ sát nhập với, chiến thuật bán hàng nào chúng ta sẽ áp dụng hay liệu một thương vụ kinh doanh đã đề nghị có được chấp nhận. Khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống trên thì cảm xúc của chúng ta - những nhận thức sâu nhất về những gì chúng ta cảm thấy đúng hoặc sai sẽ giúp đưa ra những thông tin quan trọng. Chúng ta không được bỏ qua chúng nếu không chúng ta sẽ phải hối tiếc về sự lựa chọn của mình sau một tháng hay một năm sau đó.
Vượt lên trên những lập luận lý trí
Thương vụ mà anh bạn tôi đã chấp nhận vì thấy nó có vẻ khả quan trên lý thuyết. Nhưng quan trọng hơn nhiều những dự đoán tài chính là những điều không sờ thấy được như sự tin cậy và khả năng của những người mà anh ấy sẽ hợp tác. Bởi vì chẳng có cách nào có thể định lượng dễ dàng những khía cạnh quan trọng như thế khi chúng ta đưa ra một quyết định. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một lượng lớn các dữ liệu đáng giá trong một chỉnh thể các linh cảm. Và giống như bạn tôi, nếu chúng ta mà bỏ qua chúng thì chúng ta tự đặt mình vào rủi ro.
Trong 60 doanh nhân thành công lớn trong các công ty mà doanh thu hàng năm từ 2 triệu đến 400 triệu đô la chỉ có một người nói rằng các quyết định kinh doanh của mình được đưa ra chỉ dựa trên phương pháp cây quyết định truyền thống, nhưng ông ấy còn nói thêm rằng quyết định cuối cùng mà ông ta đưa ra vẫn mang tính trực giác. Còn tất cả những người khác đều sử dụng linh cảm của mình để xác nhận (hay bác bỏ) một phân tích mang tính lý trí hoặc để cảm xúc của họ chỉ dẫn khi bắt đầu và sau đó tìm kiếm dữ liệu hay cơ sở hợp lý trợ giúp linh cảm mang tính quyết định của họ.
Một doanh nhân nói với tôi: “Bước đầu tiên là thực hiện từng bước một dựa trên lý trí, sự thận trọng và khả năng phân tích... nhưng cùng lúc đó khía cạnh cảm xúc cũng đang hình thành cái gì đó. Tôi nghĩ là bạn cần cả hai yếu tố này.”
Một doanh nhân khác nhấn mạnh sai lầm của việc đưa ra quyết định thuần tuý dựa lý trí là những gì mà người doanh nhân trên gọi là “lý thuyết cái đệm màu vàng”. “Khi bạn làm như thế và bạn đã hoàn toàn nhận thức một cách khách quan nhưng tất cả những gì bạn có chỉ là những số liệu thống kê khô khan. Và ở bên trong, dường như bạn đã có một thước đo để đánh giá các dữ liệu đó. Thước đo đó cũng đang đánh giá tình cảm của bạn. Đôi khi trí óc của bạn nói rằng: “Ồ, đó là những thứ khiến nhiều người được lựa chọn.” Hoặc giác quan thứ sáu cũng nói rằng: “Dường như đúng thế đấy!” và tôi phải học cách để tin chúng.
Nguồn gốc của cảm nhận trực giác
Khả năng nhận ra các luồng cảm xúc chủ quan có nguồn gốc từ sự tiến hoá. Vùng trong bộ não có liên quan đến
những cảm xúc mang tính quyết định đã phát triển rất lâu trước các lớp mỏng của vỏ não và trung tâm của những suy nghĩ lý trí gấp nếp trên cùng của bộ não. Các linh cảm hình thành ở sâu bên trong bộ não. Chúng là một chức năng của trung tâm cảm xúc sẽ báo hiệu cho ống tuỷ sống ở phía trên của bộ não. Bộ phận này là một cấu trúc hình quả hạnh được gọi là hạch hạnh được bao bọc bởi các dây thần kinh xung quanh. Một chuỗi phức tạp các liên kết, đôi khi còn được gọi là hạch hạnh mở rộng, trải dài tới trung tâm điều hành bộ não ở thuỳ trán trước nằm ngay sau trán.
Một kinh nghiệm được bộ não chứa đựng trên nhiều vùng khác nhau - nguồn của trí nhớ được mã hoá ở một vùng, cảnh vật, âm thanh và mùi vị được ghi lại ở một vùng khác... Hạch hạnh là vùng cảm xúc và ký ức về một kinh nghiệm được lưu lại. Mỗi kinh nghiệm chúng ta có là một cảm xúc, và bất kể cảm xúc đó khó nhận thấy như thế nào nó đều được mã hoá tại hạch hạnh.
Loại cảm xúc này cũng giống như những khả năng khác của trí tuệ xúc cảm tức là nó có thể lớn mạnh dần nhờ vào các kinh nghiệm tích luỹ được từ cuộc sống. Một doanh nhân, đối tượng trong một nghiên cứu của Đại học Nam California miêu tả sự lớn mạnh này như sau: “Tôi nghĩ rằng số người có trực giác mạnh tập trung ở các thế hệ già nhiều hơn ở lớp trẻ bởi vì chính kinh nghiệm cuộc sống giúp tôi luyện thêm khả năng này. Nó giống như khi cảm xúc mách bạn một điều gì đó thì có một phản ứng hoá học diễn ra ngay trong cơ thể bạn, chính tâm trí bạn khởi đầu quá trình này và khi cơ dạ dày thắt lại chính là lúc mà cảm xúc mách bạn rằng: “Điều đó không đúng đâu””. Cụm từ cổ điển dùng để chỉ sự nhạy cảm dẫn đường cho chúng ta là sự khôn ngoan. Chúng ta sẽ thấy rằng những người mà lờ đi hoặc không tính đến các thông điệp từ sự khôn ngoan thì sẽ tự đưa mình vào hoàn cảnh nguy hiểm. Một luật sư không thể ra quyết định
Tiến sỹ Antonio Damasio là một nhà thần kinh học của Đại học Iowa. Ông có một bệnh nhân, người này từng là một luật sư có tài của một tập đoàn. Vài năm trước, người đàn ông này được chuẩn đoán là có một khối u nhỏ tại thuỳ trán trước. Ca phẫu thuật đã thành công, trừ việc chẳng may nó đã cắt mất các mạch nối thuỳ trán trước với hạch hạnh của vị luật sư này. Các kết luận đã gây bối rối và thật trớ trêu. Một mặt, người luật sư không có các biểu hiện rõ ràng nào về sự suy giảm trí tuệ. Mặt khác, anh ta lại không có khả năng làm việc. Anh ta đã mất việc và không đủ khả năng để giữ các thứ khác vốn đã thuộc về mình. Cuối cùng, anh ta mất việc, mất vợ và mất luôn cả ngôi nhà của chính mình.
Anh ta đã đến gặp tiến sỹ Damasio để nhờ giúp đỡ. Khi nhìn vào kết quả các cuộc kiểm tra về thần kinh, tiến sỹ Damasio thấy rằng tất cả đều bình thường. Nhưng ông đã thất bại trong lần đầu tiên này. Rồi một ngày, ông chú ý đến một việc. Đó là khi ông đưa cho bệnh nhân này một câu hỏi vô tình: “Cuộc hẹn tới của chúng ta có thể là lúc nào?” thì anh ta có khả năng đưa ra những lập luận lý trí về những cuộc hẹn trong vòng hai tuần tới nhưng lại không thể quyết định thời gian nào là tốt nhất.
Tiến sỹ Damasio đã nhận ra một thiếu sót. Đó là: người luật sư không có cảm xúc về những ý nghĩ của mình và do đó anh ta không thích sự lựa chọn nào cả. Tiến sỹ đã đưa ra kết luận rằng trí não của chúng ta không được thiết kế như một chiếc máy vi tính; tức là khi cần đưa ra một sự ủng hộ hay phản đối hợp lý về một quyết định nào đó trong cuộc sống thì bộ não phải dựa vào tất cả những tình huống tương tự mà chúng ta đã từng gặp phải trong quá khứ. Thay vào đó, trí não làm điều đó một cách tinh vi hơn. Nó sẽ xem xét điểm mấu chốt về cảm xúc từ những kinh nghiệm trước đó và đưa ra câu trả lời cho chúng ta dưới một linh cảm.
Những cảm xúc như thế lướt qua rất nhanh nhưng nó lại rất quan trọng. Không phải các linh cảm có giá trị hơn cơ sở lập luận mà nó quan trọng cho cơ sở lập luận. Việc hoà hợp với cảm xúc sẽ cho chúng ta những thông tin quan trọng để chèo lái cuộc sống của chúng ta. Nhận thức về sự đúng và sai của linh cảm báo hiệu cho những việc chúng ta đang làm có phù hợp hay không phù hợp với sự lựa chọn của chúng ta, dẫn đường cho các giá trị và sự khôn ngoan trong cuộc sống.
Sức mạnh của trực giác và ba mươi giây đầu tiên
Các giám đốc tín dụng phải cảm nhận được khi nào thì một thương vụ có nguy cơ thất bại ngay cả khi mà các thông số trông có vẻ rất khả quan. Các nhà điều hành cũng phải quyết định có nên đầu tư thời gian và tiền cho một sản phẩm mới hay không. Mọi người thường đưa ra các dự đoán theo kinh nghiệm về việc ai được coi là thích hợp cho một công việc trên một lĩnh vực nào đó. Tất cả các quyết định như vậy đòi hỏi khả năng trực giác của chúng ta về những gì đúng và sai trong quá trình ra quyết định.
Thực tế, theo một nghiên cứu về việc ra quyết định của 3.000 nhà điều hành thì những người đứng đầu trên tất cả các lĩnh vực đều tận dụng tối đa trực giác của mình trong việc ra các quyết định. Như một doanh nhân thành đạt nói: “Một quyết định mang tính trực giác chẳng là gì khác ngoài là một phân tích logic trong tiềm thức... Bằng cách nào đó bộ não lướt qua các tính toán này và đến gần với cái mà chúng ta gọi là một kết luận đáng giá - như kiểu làm theo cách này thì đúng hơn là cách kia”.
Trực giác có thể đã luôn đóng một vai trò lớn nhất trong đời sống công việc của con người. Bjorn Johansson, Giám đốc công ty tìm kiếm nhân viên điều hành ở Zurich, chuyên tư vấn về việc sắp xếp các vị trí điều hành cấp cao cho các tập đoàn đa quốc gia, nói với tôi: “Công việc kinh doanh này mang tính trực giác từ A đến Z. Đầu tiên bạn phải
các tập đoàn đa quốc gia, nói với tôi: “Công việc kinh doanh này mang tính trực giác từ A đến Z. Đầu tiên bạn phải
tiếp cận cấu trúc của một công ty để xác định hình mẫu một nhà điều hành cao cấp trong công ty đó, bao gồm việc liệt kê các phẩm chất và kỳ vọng của anh ta cũng như danh tiếng mà anh ta phải tạo ra phù hợp với văn hoá của tập đoàn đó. Tôi phải hiểu được công việc của đội quản lý được thực hiện như thế nào và cách mà họ làm việc với nhau. Đó là cái mà bạn có thể gọi là “mùi vị riêng” của mỗi tập đoàn, một đặc điểm mang tính phân biệt mà bạn có thể cảm thấy”.
Để được đảm bảo việc giữ “mùi vị riêng” đó, Johansson phải đánh giá các ứng viên tiềm năng. Cơ sở để đánh giá là trực giác. Ông nói: “Tôi có thể biết rằng liệu phẩm chất của người đó có phù hợp với khách hàng của tôi hay không chỉ trong vòng 30 giây đầu tiên khi tôi gặp họ. Tất nhiên là tôi cũng cần phân tích về nghề nghiệp của họ, các nhận xét về họ và những thứ tương tự như thế. Nhưng nếu anh ta không vượt qua được rào chắn đầu tiên là trực giác của tôi thì tôi sẽ không quan tâm đến anh ta nữa. Còn nếu trí óc tôi, trái tim tôi và cả linh cảm của tôi nói rằng đây là một người thích hợp thì tôi sẽ tiến cử người đó.”
Sự sắc sảo về trực giác tức thời như thế có thể là do tàn dư của hệ thống cảnh báo nguy hiểm sớm mà ngày nay được coi là sự hiểu biết. Gavin de Becker, một chuyên gia trong việc bảo đảm an toàn cho những người nổi tiếng gọi sự hiểu biết là “món quà của sự sợ hãi”. Rada thăm dò sự nguy hiểm này sẽ thức tỉnh chúng ta bằng một cảm xúc căn bản nói rằng có gì đó đang “không ổn”.
Trực giác và linh cảm cho biết khả năng cảm nhận được các thông điệp từ kho bên trong của ký ức cảm xúc cũng là nơi lưu trữ sự đánh giá và sự thông thái của chúng ta. Khả năng này là trung tâm của sự tự nhận thức và sự tự nhận thức lại là kỹ năng cơ bản cho ba năng lực cảm xúc dưới đây:
• Nhận thức cảm xúc: Là sự nhận biết được cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến thành tích công việc của chúng ta và khả năng sử dụng các nguyên tắc của bản thân để hướng dẫn việc ra quyết định.
• Đánh giá chính xác bản thân: Đó là một cảm nhận vô tư về các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, một cái nhìn rõ ràng về những điểm mà chúng ta cần cải thiện và khả năng rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
• Tự tin: Lòng can đảm đến từ sự chắc chắn về khả năng, giá trị và mục tiêu của bản thân. NHẬN THỨC CẢM XÚC
Là sự nhận ra cảm xúc của một người và ảnh hưởng của chúng Con người có khả năng này có thể:
• Biết được cảm xúc nào mà họ đang cảm thấy và lý do của nó.
• Nhận ra cầu nối giữa tình cảm của họ và những suy nghĩ của họ, giữa lời nói và việc làm. • Nhận thức được ảnh hưởng của cảm xúc với thành quả công việc.
• Có nhận thức để chỉ dẫn tới các giá trị và mục tiêu.
Anh ấy là một ứng viên trong cuộc cạnh tranh giành vị trí đối tác với một ngân hàng đầu tư lớn ở Phố Wall. Và hiện