Một số đề xuất hoàn thiện hoạt động kinh doanh tại tập đoàn Trung Nguyên

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC: Quá trình thiết lập mục tiêu của tổ chức, phân tích SWOT của tập đoàn cà phê Trung Nguyên, từ đó chỉ ra chiến lược mà công ty theo đuổi (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN TẠI TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

3.2.Một số đề xuất hoàn thiện hoạt động kinh doanh tại tập đoàn Trung Nguyên

- Phát triển nguồn nhân lực mạnh: đem dến cho nhân viên những lợi ích thỏa đáng về vật chất và tinh thần cũng như cơ hội đào tạo phát triển cùng với sự lớ mạnh không ngừng của Trung Nguyên.

- Lấy hiệu quả làm nền tảng

- Góp phần xây dựng cộng đồng: đóng góp tích cực để xây dựng một cộng đồng tốt đẹp và góp phần phát triển sự nghiệp chung của xã hội.

- Giá trị cốt lõi này được nhân viên và ban lãnh đạo Trung Nguyên coi là mục tiêu phấn đấu trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mình. Qua những gì trình bày ở trên có thể thấy Trung Nguyên có một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh tạo cho các cán bộ nhân viên cảm thấy được tinh thần tập thể và tinh thần dân tộc với sản phẩm là từng hạt cà phê đặc sản của Việt Nam.

3.2. Một số đề xuất hoàn thiện hoạt động kinh doanh tại tập đoàn Trung Nguyên Nguyên

Thứ nhất, hoàn thiện phương thức quản lý trong hệ thống nhượng quyền.

Cần có chính sách thích hợp để các nhà phân phối cùng liên kết với Trung Nguyên mở rộng hệ thống phân phối một cách tốt hơn.

Cân đối thật giữa hai yếu tố. Một là những giá trị, quyền lợi vật chất trước mắt. Hai là những giá trị mang tính tinh thần, tính cộng đồng và có tầm xa. Nếu chỉ quan tâm đến yếu tố thứ nhất mà bỏ qua yếu tố thứ hai, Trung Nguyên chỉ thắng được trong ngắn hạn.

Có bốn vấn để Trung Nguyên nên làm để chiếm được hay chiếm lại thị phần trong nước, khi ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh:

+ Trung Nguyên cam kết với người tiêu dùng chất lượng sản phẩm luôn đứng hàng đầu.

+ Hàng hóa của Trung Nguyên phải đến gần tay người tiêu dùng nhất về mặt vật lý, giá cả cho đến hình ảnh. Hai cái đó công ty đã cố gắng để làm tốt nhất.

+ Trung Nguyên phải nổ lực để làm sao người tiêu dùng trong nước thấy được hoài bão của Trung Nguyên và chia sẻ được với Trung Nguyên. Và dù các tập đoàn đa quốc gia về cà phê có xâm nhập ồ ạt vào Việt Nam, Trung Nguyên vẫn giữ được thị phần và niềm tin nơi người Việt. Cốt lõi của “tinh thần cà phê” là đáp ứng sự kết nối sợi dây liên kết chung “cà phê”, sự sáng tạo, thịnh vượng trong hòa bình, đồng thời là biểu tượng của định hướng nhu cầu phát triển bền vững, lấy kinh tế xanh làm nền tảng – sự trường tồn của con người và Trái đất.

+ Mở rộng thị trường bằng việc thành lập thêm các quán cà phê nhượng quyền không có nghĩa được lơ là hình ảnh thương hiệu của mình, Trung Nguyên cần siết chặt hơn các quy định đối với hệ thống nhượng quyền của mình, các quán cà phê nhượng quyền phải cam kết làm theo những quy định ấy, nhằm tạo được sự đồng nhất về hình thức quán, cung cách phục vụ, pha chế, giá cả… khiến các khách hàng dù đến bất cứ quán nào của Trung Nguyên đều cảm nhận được sự giống nhau ấy, đều cảm nhận được “phong cách Trung Nguyên”.

Bên cạnh đó, Trung Nguyên nên đi sâu vào cải tiến chất lượng hệ thống phân phối G7 Mart theo hướng dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng đầu tư về ngành, và phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế.

Thứ hai,chuyên môn hóa vai trò của từng thành viên trong kênh phân phốivà nếu có các xung đột thì phải điều giải một cách hữu hiệu.

Trung Nguyên cần có một chiến lược mới để tiếp cận thị trường, đó là thực hiện quản trị kênh phân phối, đây là mắc xích quan trọng nhất để có thể mang lại lợi ích cho tất cả đối tác tham gia trong kênh. Vì việc thay đổi các kênh phân phối là việc làm khó khăn nhất so với thay đổi các yếu tố khác trong chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp nói chung cũng như là Trung Nguyên nói riêng,

Thứ ba, Trung Nguyên cần những nguồn lực mới, tinh thần mới; cần những nhân tố mới, con người mới là các đối tác phân phối vững mạnh, các nhân viên bán hàng giỏi, các cá nhân xuất sắc để chúng ta cùng hợp lực hướng đến sự thành công chung, cùng niềm tự hào chung.

Việc thay đổi các kênh phân phối là việc làm khó khăn nhất so với tha đổi các yếu tố khác trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có một chiến lược mới để tiếp cận thị trường, đó là thực hiện quản trị kênh phân phối, đây là mắt xích quan trọng nhất để có thể mang lại lợi ích cho tất cả các đối tác tham gia trong kênh.

Rất khó tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống kênh phân phối. Mặc dù sự phát triển của công nghệ có thể giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, thực hiện các giao dịch nhanh chóng hơn và qui trình kinh doanh gắn kết hơn, thì vẫn chưa có một thiết kế hiệu quả cho các kênh phân phối.

Ví dụ, khi phát hiện ra rằng hệ thống kênh phân phối không có khả năng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, nguồn nhân lực bán hàng yếu. Lúc đó, cùng với việc duy trì và tăng cường nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm khác, quản lý viên cần đưa ra ý tưởng xây dựng chương trình khuyến khích, lập kế hoạch xúc tiến và quảng bá sản phẩm. Quản trị kênh phân phối được thể hiện qua:

+ Tăng cường giá trị lợi ích cho khách hàng.

+ Tạo ra kênh có tính gắn kết và có khả năng ứng dụng. Quản trị kênh không phải là hoạt động phúc lợi xã hội. Các đối tác đều được khuyến khích tham gia. Quản trị kênh đòi hỏi việc thiết lập và quản lý hiệu quả các mối quan hệ để các thành viên đều hưởng lợi và không có thành viên nào bị đào thải ra khỏi hệ thống.

+ Tạo ra các thay đổi của kênh phân phối. Đây là một thách thức lớn song cũng là cơ hội. Thay đổi sẽ tạo ra lợi ích trong dài hạn, chứ không thể ngay lập tức mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

+ Nhà quản trị kênh cần thường xuyên hướng dẫn và định hướng thiết kế kênh phân phối, thực hiện quản lý kênh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho các đối tác.

Thứ năm, cần thương thảo với các siêu thị để sản phẩm Trung Nguyên có thể có “chỗ đứng” dễ nhìn thấy, dễ tìm hơn đối với khách hàng đi siêu thị.

Thứ sáu, phát triển các cửa hàng bán lẻ theo phong cách chuyên nghiệp hơn (có thêm các dịch vụ giao hàng tận nơi, giảm giá khi khách hàng mua số lượng nhiều…) và hình thức quán cũng cần chỉnh trang theo phong cách Trung Nguyên, để ngay từ xa khách hàng có thể nhận ra đó là cửa hàng của Trung Nguyên.

Thứ bảy, tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc và lòng tự hào dân tộc.

Thứ tám, phát triển nhanh chóng mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng hệ thống nhà phân phối, đại lý và các cửa hàng sẵn có trên thị trường; xây dựng hệ thống quản lý và hậu cần vững mạnh để vận hành hệ thống; sắp xếp các ngành hàng nhằm phát huy năng lực hoạt động của từng nhà phân phối, hợp sức với nhà sản xuất khả năng giao hàng và lưu kho.

Thứ chín, song song với sự phát triển về số lượng hệ thống phân phối cửa hàng bán lẻ G7 Mart, Trung Nguyên nên chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng, hệ thống IT đảm bào chất lượng dịch vụ của chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và tìm hiểu về lý luận cũng như thực tiễn về mô hình SWOT và chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp và được sự chỉ bảo tận tình về kiến thức chuyên môn của cô giáo Hà Thị Kim Dung trong quá trình tìm hiểu đề tài. Một lần nữa cần khẳng định tìm hiểu về mô hình SWOT có tác dụng to lớn trong việc giúp công ty đạt được lợi nhuận lớn nhất. Thông qua mô hình SWOT ta có thê biết được sâu hơn các mặt trong doanh nghiệp như tiêu thụ sản phẩm, nguyên vật liệu tài chính…giúp cho công ty đề ra chiến lược kinh phù hợp.

Ngoài ra, có thể thấy thương hiệu café TN ở VN là một thương hiệu được nhiều người biết đến, nhưng trên thế giới thì lại là một thương hiệu còn non trẻ. Đặc biệt ở thị trường mỹ, một thị trường có nhiều ông lớn trong lĩnh vực café như: Starbucks, Mc Donald, Burger King,… để có một thương hiệu café VN đc người dân Mỹ chấp nhận thì cần có nhiều thời gian và không thể thực hiện một sớm một chiều được. Sứ mạng của Trung Nguyên là kết nối hơn 2 tỷ tín đồ café trên thế giới, ở nhiều quốc gia, sắc tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị khác nhau. Nếu sứ mạng trên thành công thì VN sẽ có cơ hội rất lớn, lần đầu tiên trở thành nhà tư tưởng có thể xuất khẩu và quy tụ thế giới xung quanh mình. Ngoài ra, Trung Nguyên đang lỗ lực hết mình xây dựng một thương hiệu café việt Nam ngon nhất thế giới về chất lượng, nâng nó trở thành triết lý sống, là ngôn ngữ thứ 2 của thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. http://www.wattpad.com/34642251-trung-nguy%C3%AAn/page/21 1. http://www.wattpad.com/34642251-trung-nguy%C3%AAn/page/21 2. http://123doc.vn/document/893471-phan-tich-ma-tran-swot-doi-voi-tap-doan-cafe- trung-nguyen.htm 3. http://123doc.vn/document/118358-phan-tich-swot-doanh-nghiep-cafe-trung- nguyen.htm 4. http://tailieu.vn/doc/phan-tich-swot-cafe-trung-nguyen-1275417.html 5. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-phan-tich-danh-gia-hoat-dong-kinh-doanh-cong- ty-co-phan-ca-phe-trung-nguyen-32412/ 6. http://idoc.vn/tai-lieu/phan-tich-tran-swot-cua-cong-ty-trung-nguyen.html

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC: Quá trình thiết lập mục tiêu của tổ chức, phân tích SWOT của tập đoàn cà phê Trung Nguyên, từ đó chỉ ra chiến lược mà công ty theo đuổi (Trang 26 - 31)