Giới của bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của điện trường châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm (Trang 79 - 80)

Các đề tài nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm gần đây đều cho thấy tỉ lệ bệnh nhân điều trị nữ nhiều hơn nam: Nguyễn Văn Hải (2007) nghiên cứu 48 bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai thấy nữ chiếm 62,5%; Trần Thái Hà (2012) ở nhóm đối chứng nữ chiếm 70,9% cao hơn so với nam giới là 29,1%, ở nhóm nghiên cứu tỷ lệ nữ giới là 74,5% cao hơn nam giới là 25,5%; Phan Thị Hạnh (2008) nghiên cứu 60 bệnh nhân tại trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai nữ chiếm 67%.

Theo (Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.2): ở nhóm nghiên cứu nữ giới chiếm 56,7% cao hơn so với tỉ lệ nam giới là 43,3%, ở nhóm chứng nữ giới và nam giới có tỉ lệ bằng nhau là 50% . Tỷ lệ phân bố theo giới chung cho 2 nhóm là nam/nữ = 1/1,14 (nữ cao hơn nam). Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới nhưng tỷ lệ không cao như các nghiên cứu trên, điều này có thể được lí giải là do cỡ mẫu chưa lớn nên tỉ lệ chưa giống nhau hoàn toàn giữa các đề tài. Tuy nhiên sự phân bố nam nữ giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu vẫn được đảm bảo về tính tương đồng với (p > 0,05).

Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao được lý giải là ngày nay nữ giới tham gia vào tất cả các lĩnh vực ngoài xã hội chứ không riêng gì nam giới, ngoài ra họ vẫn hoàn thành tốt các công việc trong gia đình. Mà cấu trúc hệ thống đĩa đệm, dây chằng, cơ, đốt xương cột sống thắt lưng của nữ giới yếu hơn nam giới, chính vì vậy mà nữ giới bị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm nhiều hơn nam giới trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của điện trường châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w