Tình hình kinh doanh giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ DAB chi nhánh Huế mô hình Serperf (Trang 25 - 34)

Tình hình tài sản và nguồn vốn là một trong những nhân tố quan

trọng giúp đánh giá sự phát triển và tiềm năng của ngân hàng. Qua bảng số liệu 2, ta thấy rằng, nhìn chung, tổng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm về giá trị tuyệt đối, và tốc độ tăng qua 3 năm khá cao và tích cực.

Cụ thể, tổng tài sản và nguồn vốn ngân hàng từ 241.664,45 triệu đồng vào năm 2009 tăng lên 398.246,76 triệu đồng năm 2010 (tương ứng tăng 64,79%) và 743.455,39 triệu đồng năm 2009 (tức tăng 86,68%). Đây là kết quả của một loạt các chính sách và bước đi quan trọng đúng hướng với mục tiêu xây dựng ngân hàng DAB Huế phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả.

- Về tài sản

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là khoản mục “Cho vay” khi năm 2009 đạt được 112.653,45 triệu đồng, qua năm 2010 đã đạt 132.107,23 triệu đồng (tức tăng 17,27 %) và năm 2011 đạt 163.956,73 triệu đồng (tăng 24,1% so với năm 2010). Như vậy tốc độ quay vòng vốn và giải ngân của chi nhánh Huế là khá cao. Sự bất ổn liên tục từ nên kình tế vĩ mô cùng với hàng loạt chính sách mới từ Ngân hàng nhà nước trong năm 2010 đã gây rất nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng nói chung và DAB nói riêng. Tuy nhiên, DAB và ngân hàng Đông Á chi nhánh Huế đã rất nỗ lực để đạt được sự tăng trưởng đáng kể này.

Sang năm 2011, tình hình thị trường có nhiều biến động nhưng tổng tài sản của ngân hàng vẫn tiếp tục đà tăng lên. Đạt được kết quả này là do những nỗ lực của ngân hàng trong việc phân tích tình hình, nắm bắt thời cơ để đưa ra được những chính sách tín dụng đúng đắn, luôn luôn bám sát diễn biến của nền kinh tế.

Đi kèm với sự phát triển của các khoản cho vay là sự gia tăng dự phòng tín dụng rủi ro – chứng tỏ ngân hàng càng ngày càng phải chịu sức ép từ các rủi ro trong công tác tín dụng. Bằng chứng là khoản dự phòng tín dụng năm 2011 gấp 1,35 lần so với năm 2010. Việc ngân hàng tăng khoản mục này thêm 41,64% năm 2010 là hoàn toàn hợp lý khi doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Đặc biệt, dù doanh số cho vay năm 2011 tăng 44,3% nhưng khoản mục dự phòng lại tăng 34,54 % cũng là hết sức phù hợp với bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng và khó khăn, hoạt động của đa số ngân hàng đều trong xu hướng gia tăng nợ xấu.

Các khoản mục khác như tiền gửi tại NHNN&TCTD khác, tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định,... đều có xu hướng tăng lên về giá trị tuyệt đối qua các năm.

Tổng tài sản tăng dần qua các năm thể hiện được tiềm lực phát triển của chi nhánh là khá tốt. Ngân hàng sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn

của mình.

- Về nguồn vốn

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân. Đây là điều hiển nhiên trong kinh doanh dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm vì đặc thù của ngành này là huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội sau đó bán quyền sử dụng vốn cho các tổ chức, cá nhân đang cần vốn. Năm 2009, ngân hàng huy động được hơn 213.132,04triệu đồng; năm 2010 huy động được 362.153,96 triệu đồng, tức tăng hơn 69,92%; năm 2011 số vốn huy động được còn cao hơn: hơn 680.777,02 triệu đồng, phần trăm tăng trưởng lên đến 87,98% so với năm 2010. Tốc độ tăng vốn huy động qua 2 năm có sự tăng trưởng đáng kể. đạt được thành công như vậy là do nguyên nhân chính là cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng vào năm 2010 và 2011. Trong cuộc đua đó, ngân hàng Đông Á đã rất có gắng với việc đẩy lãi suất huy động lên mức cao nhất có thể, kèm thêm nhiều khuyến mãi và quà tặng cho khách hàng gửi tiết kiệm. Tuy nhiên để cạnh tranh được với các ngân hàng lớn và lâu đời khác trên địa bàn như Vietcombank, Vietinbank, hay các ngân hàng cũng luôn để lãi suất cao và khuyến mãi hấp dẫn như Navibank, ACB là một điều không dễ dàng. Đây là một thành công đáng mừng của Đông Á Huế những năm qua.

Đáng chú ý trong nguồn vốn của Ngân hàng là khoản mục vốn và các quỹ khác. Khoản mục này gia tăng một cách liên tục và mạnh mẽ qua các năm. Năm 2009, Ngân hàng có 6.166,69 triệu vốn và các quỹ, đến năm 2010, khoản mục này là 8.287,76 triệu, tăng 2.121,07 triệu đồng tức tăng 34,4%. Năm 2011, không dừng lại với mức tăng trưởng đó, vốn và các quỹ của Ngân hàng đạt giá trị là 14.300,35 triệu, tăng thêm 72,55% tương ứng tăng 6.012,59 triệu so với năm 2010. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn từ bên trong lẫn bên ngoài nhưng Ngân hàng vẫn làm ăn hiệu quả,

bởi lẽ khoản mục vốn và các quỹ khác thể hiện phần lãi chưa phân phối của Ngân hàng.

Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn 2009-2011 ĐV T: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Giá trị Giá trị Giá trị % %

I. Tài sản 241.664,45 398.246,76 743.455,39 64.79 86.68

1. Tiền mặt tại quỹ 37.525,83 50.635,24 72.079,27 34.93 42.35

2. Tiền gửi tại NHNN&TCTD khác 8 192,08 10 538,09 13.809,12 28.64 31.04

3. Cho vay 112.653,45 132.107,23 163.956,73 17,27 24,1

4. Dự phòng rủi ro tín dụng -820,35 -1.161,95 -1.563,29 41.64 34.54

5. Tài sản cố định 26.037,25 30.355,45 57.801,65 16.58 90,41

6. Tài sản có khác 47.364,99 131.465,61 366.762,77 177.56 178.98

II. Tài sản nợ và vốn 241.664,45 398.246,76 743.455,39 64.79 86.68

1.Nguồn tiền gửi 213.132,04 362.153,94 680.777,02 69.92 87.98

2. Nguồn vốn khác (phát hành GTCG, nguồn uỷ thác,

…) 22.365,72 27.805,06 48.378,02 24.32 73.99

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Huế giai đoạn 2009-2011

Giai đoạn ngành tài chính gặp nhiều khó khăn vừa qua, nhiều ngân hàng đã phải điều chỉnh mục tiêu kinh doanh, kế hoạch phát triền và lợi nhuận đặt ra vào đầu năm, đầu kì; các chiến lược tăng tốc, phát triển nhanh được thay bằng chiến lược phát triển ổn định, thận trọng và yếu tố an toàn được đặt lên trên hết

Về thu nhập

Qua Bảng 3 ta nhận thấy rằng thu nhập của ngân hàng tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2009 có tổng thu nhập là 17.123,9 triệu đồng; năm 2010 thu nhập đạt 21.473,135 triệu đồng, tăng 25,4% so với năm trước và năm 2011 có thu nhập 27.589,985 triệu đồng, tăng 28,49% so với năm 2010. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm thể hiện sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến sự nỗ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ khoản mục “Thu lãi cho vay”. Đây là hoạt động sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. “Thu lãi cho vay” luôn chiếm hơn 90% tổng thu nhập. Các khoản mục khác như “Thu lãi tiền gửi”, “Thu từ DVTT&NQ”, “Thu từ hoạt động khác” chiếm tỷ lệ không cao, thu nhập lấy về từ các khoản mục này cũng rất ít chứng tỏ các hoạt động này chưa được quan tâm đầu tư và hiệu quả kinh doanh không cao, chưa thực sự làm hài lòng khách hàng.

- Về chi phí

Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên. Tốc độ tăng của chi phí cũng giống như tốc độ tăng của thu nhập, năm 2009 chi nhánh bỏ ra chi phí hoạt động kinh doanh là 14.545,99 triệu đồng, năm 2010 là 15.263,38 triệu đồng (tăng 4,93%); và năm 2011 có chi phí cao hơn năm 2010 là 22,62%, 18.716,59 triệu đồng. Những con số này chưa thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt vì theo thời gian, công tác của ngân hàng phải dần đi vào quỹ đạo và ổn định, cơ sở vật chất cũng như con người ít thay đổi nên tốc độ

tăng của chi phí phải đi theo xu hướng là chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập mới mang lại lợi nhuận cao hơn qua các giai đoạn.

Trong đó chi phí lãi và huy động vốn của ngân hàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí, nguyên nhân là do tăng lãi suất huy động tăng để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trong khoản mục chi phí ngoài lãi thì chi phí điều hành và chi phí lương tăng qua các năm là do công tác quản lý của ngân hàng khá phức tạp, chỉ số giá cả tăng nên chi phí quản lý và chi phí lương tăng để góp phần tăng chất lượng công tác quản lý của ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung. Bên cạnh đó, năm 2009, ngân hàng Đông Á Huế khánh thành tòa nhà hội sở và đi vào hoạt động nên một khoản lớn chi phí cho công tác mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của ngân hàng cũng tăng lên.

- Lợi nhuận

Qua biến động của thu nhập và chi phí mỗi năm, lợi nhuận có dấu hiệu tăng trưởng và nhịp độ tăng qua các năm là năm 2010 tăng 140,88% so với năm 2009; năm 2011 tăng 42,89% so với năm 2010. Cụ thể, năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng đạt 6.209,735 triệu đồng, tăng 3.631,465 triệu đồng so với năm 2009; năm 2011 lợi nhuận đạt 8.873,375 triệu đồng, tăng 2.663,64 triệu đồng so với năm 2010. Lợi nhuận trên là kết quả kinh doanh khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác, nhưng trong điều kiện khách quan và chủ quan của giai đoạn 2009- 2011 thì nó thể hiện sự nỗ lực vô cùng to lớn từ ngân hàng Đông Á chi nhánh Huế. Năm 2011, toàn hệ thống ngân hàng Đông Á bị phạt cấm mở thêm chi nhánh hay phòng giao dịch trên toàn quốc nên lợi nhuận của ngân hàng Đông Á chi nhánh Huế ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Do vậy tốc độ tăng lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 thấp hơn nhiều so với năm 2009.

Bảng 3: Kết quả kinh doanh của NHTMCP Đông Á Huế qua 3 năm 2009- 2011 ĐV T:Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/200 9 2011/201 0

Giá trị Giá trị Giá trị % %

I. Thu nhập 17.123,9 21.473,135 5

27

589,985 25,4 28,49

1. Thu lãi cho vay 16.450,1 20.750,86 26.746,77 26,14 28.89 2. Thu lãi tiền gửi 0,6 0,63 0,94 5.00 49.21 3. Thu từ DVTT&NQ 670,7 718,76 839,15 7.17 16,75 4. Thu từ hoạt động

khác 2,5 2,875 3,125 15.00 8.70

II. Chi phí 14.545,9

9 15.263,38 18.716,59 4,93 22,62

1. Chi trả lãi tiền gửi 7.945,05 8.190,29 10.731,21 3,09 31,02 2. Chi trả phát hành giấy tờ có giá 470,43 529,67 631,46 12.59 19.22 3. Chi dịch vụ thanh toán & NQ 120,05 134,65 136,63 12.16 1.47 4. Chi các hoạt động khác 6.010,46 6.408,78 7.217,31 6,63 12,62

III. Lợi nhuận 2.577,91 6.209,735 8.873,375 140,88 42,89

(Nguồn: Phòng HC-TH - NHTMCP Đông Á Huế)

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ DAB chi nhánh Huế mô hình Serperf (Trang 25 - 34)