Biện pháp xử lý

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”. (Trang 58 - 62)

24 Lã Thị Hải Duyê n5 2.20 0.96 1 0.21 0

4.7.2. Biện pháp xử lý

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý RTSH, mỗi công nghệ có những đặc điểm riêng. Vấn đề là lựa chọn công nghệ nào cho phù hợp phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thành phần, tính chất các loại rác thải, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cua vùng.

Theo xu hướng phát triển kinh tế cua xã, trong thời gian tới cho thấy, RTSH phát sinh cua xã Tân Phong sẽ gia tăng về khối lượng và phức tạp về thành phần. Nên việc lựa chọn các công nghệ xử lý rác thải phù hợp là rất cần thiết.

Khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày trên địa bàn xã Tân Phong ước tính là 4,08 tấn, thành phần rác thải được phân loại gồm 63% chất hữu cơ, 37% chất vô cơ. Như vậy với thành phần chu yếu là các chất hữu cơ dễ phân huy và không chứa các chất thải nguy hại thì việc lựa chọn phương pháp u phân compost đối với rác hữu cơ và chôn lấp hợp vệ sinh đối với rác vô cơ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế cua địa phương.

Hình 4.13. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải tại xã Tân Phong

4.7.2.1. Xử lý chất thải vô cơ

Các chất thải vô cơ như: giấy, bìa, nhựa, kim loại thu gom lại bán cho các cửa hàng thu mua phế liệu để tái chế. Các chất vô cơ còn lại chu yếu là các chất không phân huy hoặc phân huy chậm như: túi nylon, thuy tinh, sành sứ, gạch ngói… đem đi chôn lấp. Các loại chất thải này được đem đưa vào các ô chôn lấp có lớp bê tông chống thấm, xung quanh có hệ thống

Rác thải

Thu gom, vận chuyển

Phân loại

Rác vô cơ Rác hữu cơ

Chế phẩm vi sinh

Lò ủ Chôn lấp

hợp vệ sinh

Phân vi sinh

kè đất, trên kè đất có trồng dải cây để tránh phát tán rác, đồng thời cải tạo được cảnh quan và môi trường khu vực bãi chôn lấp. Nền và thành ô chôn lấp có độ dốc đảm bảo thoát nước mưa chảy tràn qua bề mặt. Tại các ô chôn lấp có hệ thống thu nước rỉ rác và khí phát sinh từ bãi rác và khu xử lý.

4.7.2.2. Xử lý chất thải hữu cơ

Rác hữu cơ sau khi được thu gom và phân loại đem tập trung về lò u, sau đó được phun đề chế phẩm vi sinh, hỗn hợp này u từ 40 – 60 ngày được phân vi sinh. Lấy ra khỏi lò u, phơi gần lo, hong khô trong điều kiện tự nhiên. Sau đó cho vào các bể chứa, sản phẩm này có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, bón cho cây cảnh…

Biện pháp này thích hợp cho khu vực sản xuất nông nghiệp, vừa tận dụng lại được phế thải đồng ruộng, phế thải chăn nuôi vừa tạo ra sản phẩm phục vụ cho sản xuất và cuộc sống. Hơn nữa phương pháp này không tốn nhiều kinh phí đầu tư ban đầu mà lại đem lại hiệu quả lâu dài.

Các chất hữu cơ không có khả năng phân huy sinh học như vỏ ốc, vỏ trai… đem đi chôn lấp cùng với các chất vô cơ.

Việc lựa chọn phương pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng là nâng cao ý thức cua người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, trong công tác phân loại rác tại nguồn, nâng cao hiểu biết cua nhân dân về rác thải sinh hoạt.

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau:

Khối lượng rác thải phát sinh ở địa bàn nghiên cứu khá lớn: 4.09 tấn/ngày, hệ số phát sinh rác thải là 0.48 kg/người/ngày. Công tác thu gom rác thải đã được triển khai trên địa bàn xã tuy nhiên còn mang tính tự phát và chưa đồng bộ. Tần suất thu gom rác thải tại các thôn là khác nhau, tỷ lệ thu gom rác thải trong toàn xã đạt 80%

Công tác quản lý rác thải cua chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ. Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý rác thải còn thiếu, các thiết bị, trang phục BHLĐ trang bị cho đội VSMT cua xã còn thô sơ, chưa có các biện pháp xử lý rác thải.

Nhận thức cua người dân trong việc thu gom, phân loại rác còn hạn chế. Công tác tuyên truyền về việc thu gom rác thải chưa được sâu rộng, chưa đem lại hiệu quả.

5.2. Kiến nghi

Để nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Phong cần tăng thựa hiện cải cách về phương pháp quản lý, bổ sung thêm cán bộ cho bộ máy quản lý.

Tăng cường công tác thu gom rác thải trên địa bàn, cần hỗ trợ và duy trì hoạt động cua Đội VSMT, đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng khu xử lý chất thải rắn.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, đa dạng các hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức cua người dân trong việc BVMT nói chung và thu gom rác thải nói riêng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”. (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w