KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn bao sao huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 32 - 34)

I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Hòa nhịp cùng với đất nước trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, thi đua xây dựng phát triển kinh tế, xã hội. Thị trấn Ba - Sao đang ngày càng có

những bước chuyển mình thay đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và xây dựng đời sống xã hội ngày càng sung túc và tốt đẹp hơn.

Sự phát triển này khá nhanh và mạnh mẽ nhưng chưa đạt được tính bền vững, gây ra tình trạng môi trương khu vực ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là vấn đề RTSH thải ra từ các khu dân cư, các hộ gia đình sản xuất, buôn bán và kinh doanh dịch vụ.

Không chỉ ở trên địa bàn thị trấn mà cả các địa phương khác, các trung tâm đô thị, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề này. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học xây dựng các mô hình xử lý và phương thức quản lý các loại rác thải này nhằm làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người một cách hiệu quả.

Các mô hình được xây dựng dựa trên những điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội cảu từng vùng, từng quốc gia khác nhau, mối mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Thi trấn Ba - Sao cũng vậy, để xây dựng thành công một mô hình xử lý RTSH có hiệu quả thì cần phải dựa trên những điều kiện thuận lợi và lợi thế cảu vùng, như thế mới có tính hiệu quả sát thực và khi đưa vào vận hành mới thuận lợi.

Vì vậy, để ngày càng hoàn thiện công tác quản lý RTSH trên địa bàn thì trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp như sau: tăng cường công tác quản lý của chính quyền thị trấn, phối hợp với công ty VSMT Ba Sao trong công tác giáo dục, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng nhau thực hiện tốt.

5.2 KIẾN NGHỊ

Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì trong tương lai gần, khối lượng RTSH thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn so với bây giờ. Để giải quyết tình hình RTSH trên địa bàn hiện nay cũng như trong tương lai đạt hiệu quả tốt, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau:

Thứ nhất là đối với Nhà nước thì cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản chính sách, quan tâm hỗ trợ các địa phương còn gặp khó khăn trong công tác quản lý rác thải và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Các chủ trương chính sách về bảo vệ môi trường nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm khắc cả về tài chính lẫn hành chính đối với các hành vi vi phạm.

Cần có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường.

Thứ hai là đối với chính quyền thị trấn thì cần chú ý quan tâm hơn nữa với vấn đề quản lý RTSH cũng như bảo vệ môi trường trên địa bàn. Nên ban hành những nộ quy, quy chế về hành động gây ô nhiễm môi trường.

Cần phối hợp chặt chẽ với công ty VSMT trong công tác quản lý RTSH và bảo vệ môi trường trên địa bàn, phải thành lập các tổ, các nhóm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình môi trường và thường xuyên kiểm tra chéo giữa các tổ,có biểu dương, có phê bình để khuyến khích phong trào và chấn chỉnh những việc chưa tốt. Nếu đối tượng, các nhân hay đơn vị nào không nghiêm chỉnh thực hiện thì cần có những hình thức xử phạt cụ thể và mạnh tay đối với những hành vi vứt xả rác thải bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm cho môi trường sống.

Thực hiện công tác thu gom một cách đều đặn, đúng giờ, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, đồng thời tạo mối quan hệ gắn bó với người dân - những người trực tiếp sử dụng dịch vụ của công ty VSMT Tiên Yên.

Một phần của tài liệu Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn bao sao huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w