Thành phần RTSH trong nguồn RTSH

Một phần của tài liệu Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn bao sao huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 30 - 32)

I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2Thành phần RTSH trong nguồn RTSH

Khi tiến hành điều tra tìm hiểu khối lượng RTSH của các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu thì thu thập được các số liệu về thành phần của các loại rác thải trong nguồn RTSH của hộ như bảng 4.5

Bảng 4.5 Tỷ lệ các loại chất thải trong nguồn RTSH

Loại rác Khối lượng RTSH (kg/hộ/ngàyđêm) Tỷ lệ (%)

1.Rác hữu cơ 0,6 53,58

2.Rác vô cơ tái sử dụng 0,27 24,1

3.Rác vô cơ không tái sử dụng 0,25 22,32

Tổng 1,12 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng khối lượng rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng RTSH là 53,58%, với lượng rác

thải hữu cơ như các loại rau, củ, quả thừa và các loại thực phẩm này chúng ta có thể tận dụng để chăn nuôi. Còn lại những loại rác thải hữu cơ mà không sử dụng được thì có thể tận dụng tái chế thành phân hữu cơ.

Những loại rác thải vô cơ tái sử dụng như các loại phế phẩm nhựa, kim loại cũ hỏng, chai lọ thủy tinh và giấy loại có thể tận dụng để bán cho những người thu gom phế liệu để tái chế các loại sản phẩm mới.

Còn lại là khối lượng rác thải vô cơ không tái sử dụng như túi nilon, túi bóng, cao su, các loại than, xỉ…đây là loại rác thải thải ra môi trường khó phân hủy nhất, đặc biệt là hiện nay túi nilon được sử dụng rất nhiều mà trong khi đó người tiêu dùng vẫn chưa nhận thấy được tác hại nó gây ra ngay cả khi sử dụng và khi không còn dùng nữa. Túi nilon, đặc biệt túi nilon tái chế dùng đựng thực phẩm không gây nguy hại trước mắt nhưng về lâu dài, đó là “sát thủ giấu mặt”, có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như: ung thư, tim mạch, rối loạn giới tính, dậy thì sớm ở trẻ…

Tính trung bình mỗi ngày thì một hộ gia đình sử dụng 3 đến 4 túi nilon, túi bóng. Khi đi chợ hay mua các loại sản phẩm hàng hóa như rau, cà dưa muối, các thực phẩm tươi sống thì đều được cho vào mỗi túi nilon, rất tiện cho việc sử dụng. Hay những loại thực phẩm hàng ngày chúng ta vẫn thường dùng như các loại mì gói, bánh kẹo…đến các loại hàng hóa như dầu gội đầu, xà phòng, sữa tắm…đều được thiết kế theo những hình thức kiểu cách khác nhau, đa dạng phong phú chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, các sản phẩm này đều được đựng trong các loại bao bì có nguồn gốc là túi nilon, có thể thấy rằng ngày nay hầu như túi nilon được sử sụng một cách phổ biến, rộng rãi khắp mọi nơi.

Cũng bởi tính chất tiện dụng của nó và giá thành sản xuất khá rẻ nên khi đi mua hàng việc xin thêm một vài túi là rất dễ dàng, trong khi người dân sử dụng hay có thể nói là lạm dụng túi nilon mà chưa có một biện pháp gì về

viẹc tái sử dụng loại rác này, đã thải ra môi trường một khối lượng rác thải vô cùng độc hại.

Nếu chú ý quan sát khi đi ra ngoài vườn, cửa ngõ, dọc các lề đường thôn xóm, các trục đường lớn, từ công viên đến chợ, các bến xe hay ra đến ngoài các cánh đồng thì đi đến đâu ta cũng có thể thấy những chiếc túi nilon, túi bóng nhan nhản khắp nơi, có thể nói túi bóng, túi nilon có thể sinh ra và tồn tại ở khắp mọi nơi.

Khi được hỏi về những tác hại của túi nilon đối với sức khỏe con người và đối với môi trường thì đa số người dân không ý thức được rằng túi nilon rất khó phân hủy và rất độc hại với sức khỏe con người.

Có nhiều hộ gia đình tự thải các loại túi nilon xuống các dòng nước, các kênh mương, cống rãnh sẽ gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và các mầm bệnh dịch phát sinh. Nếu chôn lẫn vào trong đất, túi nilon sẽ cản trở sụ phát triển của cỏ, các loài thực vật dẫn đên shiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi…các nhà khoa học đã chứng minh, các túi nilon này phải mất một khoảng thới gian từ 500-1000 năm mới có thể phân hủy hêt (Nguyễn Trung Việt, 2003).

Với những hộ gia đình tự xử lý bằng cách mang những túi nilon đó đem đốt, nhưng họ đã không biết rằng khí thải và sản phẩm cón sót lại trên mặt đất có tác hại xấu đên môi trường.

Một phần của tài liệu Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn bao sao huyện kim bảng tỉnh hà nam (Trang 30 - 32)