HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA ICB-CẦN THƠ
4.2.4 Promotion-Chiến lược chiêu thị.
Đây là chiến lược cuối cùng trong nội dung chiến lược 4P của một doanh nghiệp hay một ngân hàng, nhưng lại là một chiến lược bổ trợ đắc lực cho các chiến lược còn lại. Chúng ta đã biết được các hình thức khuyến mãi trong cuộc sống hàng ngày khá rõ, thế nhưng, để chiêu thị cho hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thì có giống như vậy?. Thực chất của vấn đề chiêu thị là quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến nhằm gia tăng được số lượng hàng hóa dịch vụ được bán ra. Đối với ngân hàng, chúng ta cũng có thể hiểu như thế, chiến lược chiêu thị của ngân hàng sẽ là những hướng đi và mục tiêu của hướng đi này sẽ là sự gia tăng lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp đến những khách hàng và thu về cho ngân hàng ngày càng nhiều thu nhập hơn. Trong hoạt động chiêu thị, ICB-Cần Thơ cũng nên thực hiện đồng bộ với các chiến lược đã hoạch định ở trên. Có nghĩa là, đối với từng loại sản phẩm dịch vụ thì ngân hàng sẽ có cách chiêu thị khác nhau. Ví dụ, đối với những dịch vụ phổ thông như thẻ thanh toán, chuyển tiền, hoạt động huy động vốn từ dân cư thì ngân hàng nên lựa chọn hình thức quảng cáo rộng rãi thông qua báo chí, truyền hình hay các pa-nô, tờ rơi..; còn đối với các hình thức khuyến mãi, xúc tiến đối với các Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sản phẩm dành riêng cho đối tượng khách hàng tiềm năng thì ICB-Cần Thơ không nên sử dụng loại hình quảng cáo này, bởi nó sẽ chi tiêu một khoản chi phí lớn nhưng hiệu quả không cao. Ngược lại, ngân hàng nên thực hiện chiến lược chiêu thị đúng vào khách hàng cần hướng đến thông qua các nhân viên đã quen biết trước với khách hàng, hiểu rõ khách hàng, hoặc có thể sử dụng đội ngũ nhân viên chuyên trách nhiệm vụ giới thiệu về chương trình chiêu thị của ngân hàng đến những khách hàng mới như phòng khách hàng doanh nghiệp. Chính sự chuyên sâu, rút gọn trong chiến lược chiêu thị sẽ giúp cho ngân hàng sử dụng có hiệu quả hơn công cụ này trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nói tóm lại, 4 nhóm chiến lược trong nội dung chiến lược kinh doanh trên của ICB-Cần Thơ là những hướng đi, những mục tiêu mà ngân hàng nên đạt được để có thể nâng cao vị thế và kinh doanh hiệu quả hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn hiện nay của ngành ngân hàng. Lựa chọn đúng con đường kinh doanh là yếu tố đầu tiên góp phần quyết định thành công của một ngân hàng.
CHƯƠNG 5