-CHI NHÁNH CẦN THƠ.
TỔ TÍN DỤNG TỔ KẾ TOÁN VÀ TỔ KHO QUỸ
3.1.3. Nhận xét về cơ cấu tổ chức:
Qua sơ đồ 1, cơ cấu tổ chức của ICB-Cần Thơ đã thể hiện sự quản lý bao quát của Ban Giám Đốc xuống các phòng ban chức năng cũng như các phòng giao dịch trực thuộc. Điều này đảm bảo cho nhà quản lý có thể trực tiếp điều hành và nắm bắt tình hình hoạt động của toàn chi nhánh dễ dàng. Bên cạnh đó, việc phân chia các phòng ban chức năng thành các phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã làm cho công việc của các phòng tập trung vào một mảng công việc. Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc của các phòng chức năng không bị đan xen, chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Chúng ta có thể nhận thấy sự tách biệt giữa phòng KH Doanh nghiệp và Phòng KH cá nhân đã được tách riêng, vì vậy mà ngân hàng có thể tập trung phục vụ riêng cho từng nhóm khách hàng tiềm năng của mình.
Còn đối với cơ cấu tổ chức của PGD Quận Ninh Kiều được thể hiện qua sơ đồ 2, thì cho thấy bộ máy tổ chức hoạt động của các PGD nói chung và của PGD Quận Ninh Kiều nói riêng là khá gọn nhẹ và bao quát cho toàn bộ hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Tại PGD có đầy đủ các tổ chức năng phục vụ cho mọi nghiệp vụ như ở Chi nhánh cấp I như: tín dụng, huy động vốn, cầm cố, thanh toán…Ngoài ra, sơ đồ 2 còn thể hiện sự quản lý linh hoạt đối với các tổ của Trưởng phòng và Phó phòng. Sự quản lý này có ý nghĩa giúp cho hoạt động của PGD được liên tục mặc dù có sự vắng mặt của Trưởng phòng hoặc Phó phòng.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Cần Thơ hay các PGD đều hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng thêm thuận lợi. Sự cơ cấu lại về mặt tổ chức của ICB-Cần Thơ còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng hơn trong xu thế cạnh tranh hội nhập như ngày nay, đặc biệt là trong bước đường cổ phần hóa của chính bản thân ngân hàng.