CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO TRẠNG THÁI LƯỚI ĐIỆN THỜI GIAN THỰC
1.8.5 Giám sát – cảnh báo lưới điện trực quan
Chức năng giám sát – cảnh báo trạng thái lưới điện được biểu diễn trực quan trên nền bản đồ hành chính và bản đồ GoogleMap. Các thành phần trên bản đồ bao gồm cột điện, đường dây điện, máy cắt, cầu dao, trạm biến áp và trạng thái của trạm biến áp.
Để xem thông số đo được tại 1 điểm đo thì lựa chọn tên điểm đo ở thanh chức năng bên trái. Biểu đồ thông số tức thời tại điểm đo cũng được biểu diễn trên bản đồ.
Hình 3.27 Cảnh báo trạng thái trạm biến áp trực quan theo vị trí
Khi thông số tại một trạm biến áp vượt ngưỡng cho phép – trường hợp xảy ra sự cố điện – trạng thái của trạm biến áp trên bản đồ lưới điện trực quan sẽ thay đổi. Các thông báo cảnh báo trạm biến áp được đưa tới người dùng bằng:
- Tin nhắn văn bản: - Cảnh báo bằng âm thanh - Cảnh báo bằng hình ảnh:
1.9 Kết luận chương 3
Chương 3 đã mô tả đầy đủ, chi tiết dữ liệu thực nghiệp của hệ thống. Bao gồm các thông số Dòng điện, điện áp, công suất, góc lệch pha. Nêu rõ các cách thức lấy dữ liệu thực nghiệm.
Chương 3 cũng mô phỏng các thông tin về “hệ thống cảnh báo trạng thái lưới điện trực quan”. Từ việc mô phỏng bản đồ lưới điện đến việc biểu diễn các thông số
tức thời của trạm biến áp. Mô phỏng cảnh báo trạm khi có vi phạm vượt ngưỡng chỉ số cho phép.
KẾT LUẬN
“Hệ thống cảnh báo trạng thái lưới điện thời gian thực” là kết quả của quá trình nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ của các thành viên.
Đánh giá hiệu quả chương trình:
• Hệ thống xây dựng trên nền tảng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như mô hình lưới điện thông minh, ứng dụng các thiết bị tự động,…
• Việc phát triển hệ thống có ý nghĩ to lớn, đóng góp vào quá trình hiện đại hóa hệ thống điện năng, đưa việc sản xuất và quản lý cơ sở hạ tầng điện năng trở nên hiệu quả và an toàn hơn.
• Đề tài có ý nghĩa lớn trong thực tế, đưa ra lợi ích từ nhiều khía cạnh khác nhau giúp cho người quản lý có công cụ để thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý cũng như điều hành lưới điện an toàn và hiệu quả.
• Góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kiến nghị một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo:
• Tiếp tục nghiên cứu các hệ thống quản lý điện năng từ xa
• Áp dụng rộng rãi hơn mô hình lưới điện thông minh và triển khai việc lắp đặt các thiết bị đo lường, đóng/cắt tự động
• Ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào hệ thống.
Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, góp ý về đề tài của thầy cô và các bạn để em rút ra được kinh nghiệm cũng như những kiến thức còn chưa rõ, để cách nghiên cứu và phát triển có thể hoàn thiện hơn.