VII. KIỂM TRA ỨNG SUẤT ĐẤT NỀN
2.THIẾT KẾ TRẮC DỌC
Xác định các điểm khống chế: các điểm đường đỏ nhất thiết phải đi qua(điểm giao với đường sắt,với đường ô tô cấp cao hơn…) nhưng điểm nếu không đảm bảo sẽ
ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, ảnh hưởng đến chất lượng,phương pháp xây dựng(cao độ nền đường đắp bãi sông,trên cống,nền đường chỗ bị ngập nước…)
Các yêu cầu khi thiết kế trắc dọc: trong các yếu tố hình học, có thể nói dốc dọc có ảnh hưởng lớn nhất đến nhiều chỉ tiêu khai thác cỏ bản của đường như tốc độ xe chạy, năng lực thông xe...
- Vì vậy, trong mọi trường hợp phải tìm cách cho tuyến đi đều,dùng các độ dốc bé, ít thay đổi độ dốc.
- Mặt cắt dọc không là một yếu tố độc lập mà là một thành phần của một tuyến trong không gian.Vì vậy, phải đặt mặt cắt dọc trong sự phối hợp với bình đồ và nằm trong địa hình cụ thể.
- Đảm bảo được các yêu cầu của các điểm khống chế theo suốt dọc tuyến. - Đảm bảo các yêu cầu thoát nước cho nền đường và khu vực 2 bên đường . - Khi độ dốc dọc lớn thì phải nghĩ tới sự ổn định của đáy rãnh.
- Khi thiết kế đường đỏ phải chú ý đến điều kiện thi công. Với các đường quan trọng thì thi công chủ yếu bằng cơ giới, mặt cắt dọc đổi độ dốc lắt nhắt sẽ không thuận lợi cho thi công, cũng như bảo dưỡng.
- Nguyên tắc mặt cắt dọc trên cầu: nếu mặt cầu làm bằng gỗ lát, phải giảm dốc, nếu lát ngang thì độ dốc dọc không quá 3%, nếu lát gỗ dọc, là 2% độ dốc dọc lên cầu, nếu có xe thô sơ thì không dốc quá 2,5%.