Từ định nghĩa có thể thấy rằng: Hoàn lưu GMMH là một trong những đặc trưng cơ bản của GMMH và khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hoàn lưu GMMH.
Hình 3.1. Hướng và tốc độ gió (m/s) trung bình tháng V – IX theo số liệu CFSR (a) và mô hình PRECIS (b) thời kỳ 1986 – 2005
Hình 3.1 thể hiện tốc độ và hướng gió trong mùa hoạt động của GMMH (V – IX) theo số liệu tái phân tích CFSR và mô phỏng của mô hình PRECIS trung bình thời kỳ 1986 – 2005 tại mực 850 hPa. Nhìn chung, mô hình PRECIS mô phỏng
(a) _
41
hướng gió (tây, tây nam, tây tây nam) gần giống so với CFSR (tây, tây nam và nam), đặc biệt mô hình mô phỏng hướng gió ở ngoài khơi Biển Đông có phần lệch đông hơn so với CFSR. Về tốc độ gió, trên đa phần diện tích biển và đất liền (trừ khu vực Đông Bắc), mô hình mô phỏng tốc độ gió trong mùa hoạt động của GMMH mạnh so với CFSR: lớn nhất lên đến 6 - 7 m/s trên biển và 7 - 8 m/s trên đất liền (Hình 3.2.a). Ở khu vực Đông Bắc, mô hình mô phỏng tốc độ gió yếu hơn CFSR khoảng 0 – 3 m/s trên đa phần diện tích. Đối với khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ, mô hình mô phỏng tốc độ gió lớn hơn CFSR chủ yếu từ 4 - 6 m/s.
Hình 3.2. Sai số mô phỏng tốc độ và hướng gió của mô hình PRECIS so với số liệu CFSR trung bình tháng V – IX (a) và trung bình tháng VII (b) thời kỳ 1986 – 2005
Đối với từng tháng trong mùa hoạt động của GMMH, luận văn có một số nhận xét sau đây.
Hình 3.3 và hình 3.4 tương ứng thể hiện tốc độ và hướng gió trung bình thời kỳ 1986 – 2005 theo số liệu tái phân tích CFSR và mô phỏng từ mô hình PRECIS mực 850 hPa cho các tháng mùa hè V, VI, VII, VIII, IX.
42
Hình 3.3. Hướng gió và tốc độ gió (m/s) trung bình các tháng V, VI, VII, VIII, IX theo số liệu CFSR thời kỳ 1986 - 2005
(a) (b) (c)
43
Hình 3.4. Hướng gió và tốc độ gió (m/s) trong các tháng V, VI, VII, VIII, IX theo số liệu của mô hình PRECIS trung bình thời kỳ 1986 - 2005
Tháng V là tháng thiết lập gió mùa tây nam, mô hình PRECIS (Hình 3.4.a) mô phỏng hướng gió khá phù hợp so với số liệu CFSR (Hình 3.3.a.) trên đất liền (gió tây nam) nhưng khác ở ngoài khơi Biển Đông. Trong khi hướng gió thịnh hành của CFSR trên biển là hướng tây nam, đông nam, và nam thì các kết quả mô phỏng nhận được của mô hình PRECIS là gió tây, tây nam, và tây tây nam. Tốc độ gió trên khu vực đất liền Việt Nam theo số liệu CFSR và PRECIS chủ yếu ở dưới mức 6 m/s và 8 m/s. Mô hình mô phỏng tốc độ gió lớn hơn CFSR ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Nam nước ta, khu vực nam biển Đông, giữa biển Đông; yếu hơn CFSR ở đa
(a) (b) (c)
44
phần diện tích khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và ở khu vực vịnh Bắc Bộ; gần giống với CFSR ở khu vực Tây Bắc nước ta và khu vực bắc Biển Đông.
Tháng VI vẫn đang trong thời kỳ GMMH thành lập và phát triển. Trên đất liền, mô hình (Hình 3.4.b) mô phỏng hướng gió khá phù hợp với CFSR (Hình 3.3.b) là gió tây nam. Tuy nhiên, hướng gió mô phỏng trên biển của mô hình có phần lệch đông hơn so với CFSR. Tốc độ gió mô phỏng của mô hình trên đất liền và biển tương ứng 2 – 16 m/s và 2 – 14 m/s, mạnh hơn so với CFSR có tốc độ gió mô phỏng là 2 – 10 m/s và 2 - 8 m/s.
Tháng VII là tháng chính hè cũng là một trong các tháng GMMH hoạt động mạnh nhất trên khu vực Việt Nam. Mô hình (Hình 3.4.c) mô phỏng hướng gió thịnh hành là tây nam và tây tây nam, gần giống với CFSR (hướng tây, tây nam và nam). Tốc độ gió mô phỏng của mô hình trên đất liền cũng tăng cường so với tháng VI trên đại bộ phận diện tích nước ta với tốc độ mô phỏng chủ yếu là 4 - 16 m/s, mạnh hơn so với CFSR (trừ một vài địa điểm phía đông bắc của vùng Đông Bắc Việt Nam). Sai số mô hình mô phỏng tốc độ gió trên đất liền lớn nhất có thể lên đến 8 – 10 m/s ở khu vực Trung Bộ (Hình 3.2.b). Đối với vùng trên biển, tốc độ gió mô phỏng của mô hình chủ yếu là 4 – 14 m/s, lớn hơn CFSR chủ yếu 1– 8 m/s, chỉ một số ít địa điểm cực bắc và nam Biển Đông mô hình mô phỏng tốc độ gió nhỏ hơn so với CFSR.
Tháng VIII vẫn đang trong thời kỳ thịnh vượng của GMMH. Trên đa phần diện tích của khu vực Việt Nam (trừ khu vực Đông Bắc), mô hình (Hình 3.4.d) mô phỏng tốc độ gió mạnh hơn so với CFSR (Hình 3.3.d). Theo số liệu CFSR, tốc độ gió mực 850 hPa trong tháng VIII trên khu vực Việt Nam chủ yếu ở dưới mức 10 m/s, tuy nhiên tốc độ gió mô phỏng của mô hình có những nơi lên đến 14 m/s (cực nam Bắc Trung Bộ và một số địa điểm tỉnh Phú Yên). Hướng gió mô phỏng thịnh hành của mô hình là tây và tây tây nam gần giống với CFSR có hướng tây, tây nam.
Tháng IX, GMMH bước vào thời kỳ suy thoái. Tốc độ gió mô phỏng của mô hình PRECIS cũng mạnh hơn khá nhiều so với CFSR (Hình 3.4.e và 3.3.e). Trong
45
khi tốc độ gió nhận được theo CFSR chỉ ở dưới mức 6 m/s thì các kết quả nhận được của mô hình có thể lên đến 14 m/s (vùng ngoài khơi Biển Đông). Hướng gió mô phỏng thịnh hành là tây, tây nam, đông bắc gần giống với CFSR có hướng tây, tây nam và hướng đông.
Một trong các đặc trưng của GMTN trên khu vực Việt Nam là thành phần gió vĩ hướng mực 850 hPa, đặc biệt đây cũng là yếu tố được sử dụng để xây dựng chỉ số GMMH trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Ở phần tiếp theo của luận văn, yếu tố này được sử dụng trong việc xác định ngày bắt đầu GMMH trên khu vực Nam Bộ.
Hình 3.5. Lát cắt vĩ hướng – thời gian của U850 hPa (m/s) trung bình vĩ hướng từ
100 oE - 120 oE thời kỳ 1986 – 2005 theo số liệu CFSR (a) và PRECIS (b)
Nhìn chung, mô hình PRECIS mô phỏng khá tốt phân bố không gian của thành phần U850 hPa (Hình 3.5). Tuy nhiên, mô hình mô phỏng gió vĩ hướng mực 850 hPa trong mùa hoạt động của GMTN (V – IX) khá mạnh so với số liệu CFSR. Hình 3.5 cũng cho thấy: Mô hình mô phỏng sự xuất hiện gió Tây (khoảng đầu tháng IV) trên khu vực Việt Nam sớm hơn so với CFSR (cuối tháng IV – đầu tháng V).
46