- Loại kém: BN hết đau, hết sốt, không có tai biến và biến chứng sau
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.2.4 Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
4.2.4.1 Siêu âm
Siêu âm gan mật trước mổ được thực hiện ở 46/46 bệnh nhân (100%). Các bệnh nhân được thực hiện ít nhất 1 lần, nhiều nhất 3 lần trước mổ.
Siêu âm phát hiện sỏi mật ở 100% các trường hợp. Kèm theo luôn có giãn OMC. Trên siêu âm xác định 100% có sỏi ở OMC, trong đó sỏi OMC đơn thuần là 12 BN, chiếm 26,09% ; Sỏi đường mật kèm theo sỏi túi mật là 18 BN, chiếm 39.13% ; sỏi OMC có sỏi trong gan kèm theo có 16 BN, chiếm tỷ lệ là 34.78%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, siêu âm có độ chính xác 100%. Kết quả này cũng có thể phản ánh trình độ chuyên môn của các bác sỹ khoa chẩn đoán hình ảnh, một phần nữa là do có bệnh nhân siêu âm lần đầu có thể không thấy sỏi OMC do thành bụng dày, vướng hơi nên khó quan sát phần thấp của OMC, nhưng có hình ảnh gián tiếp của sỏi mật là hình ảnh giãn đường mật ngoài gan. Sau đó bệnh nhân được điều trị nội rồi siêu âm lại và phát hiện sỏi mật.
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như Lê Trung Hải [8], độ chính xác của siêu âm trong chẩn đoán sỏi mật là 93,9% ; của Phạm Văn Đởm [5] nghiên cứu 100 BN sỏi mật cho thấy tỷ lệ chẩn đoán đúng của siêu âm là 90%.
Siêu âm là biện pháp chẩn đoán sỏi mật có độ chính xác cao, dễ thực hiện, không có hại cho cơ thể, rẻ tiền. Tuy nhiên siêu âm có hạn chế khi bệnh nhân có sẹo mổ cũ, thành bụng dày, bụng chướng hơi, khó phát hiện các sỏi có kích thước nhỏ hơn 6mm [9,10,12].