ỨNG DỤNG PIN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Pin năng lượng mặt trời (Trang 43 - 46)

1. Điu kin t nhiên và các yếu t thúc đẩy s phát trin ca pin mt Tri ti Vit Nam. Tri ti Vit Nam.

Theo báo cáo của Viện Chiến lược Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Viện Năng lượng Việt Nam, Tổng công ty Than Việt Nam, Petro Việt Nam, hơn 10 năm qua ở nước ta, việc khai thác năng lượng sơ cấp (than dầu khí, thuỷ năng) tăng trung bình 16,4%/năm. Sử dụng năng lượng sơ cấp tăng bình quân trên 10%/năm. Tốc độ tăng trưởng năng lượng cuối cùng tăng 11%/năm, cao hơn tăng trưởng kinh tế 1,46%. Dự báo trong những năm tới, trung bình mỗi năm, lượng khai thác than là 25 triệu tấn, dầu thô 20 triệu tấn, khí 18 - 20 tỉ m3. Như vậy, nếu có khai thác một cách kinh tế, thì dầu khí cũng chỉ đủ dùng trong vòng 30 - 40 năm, than còn có khả năng sử dụng trong vòng hơn 60 năm.

Nhưng bù lại, Việt Nam có bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế giới, với số giờ

nắng dao động từ 1600 - 2600 giờ/năm, (trung bình xấp xỉ 5 kwh/m2/ngày), được đánh giá là khu vực có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt là tại khu vực miền Trung và miền Nam. Không những thế, theo các nhà chuyên môn thì trong tương lai, nhu cầu sử dụng các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời ở nước ta là rất lớn, kể cả

khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn. Tại khu vực nông thôn, miền núi hay hải đảo - những nơi không có điều kiện đưa mạng điện lưới quốc gia tới, thì việc sử

dụng hệ thống pin mặt trời là hoàn toàn hợp lý. Pin mặt trời vừa có thể thay thế cho thuỷđiện nhỏ khi mùa hanh khô, vừa có thể là nguồn năng lượng dự trữ khi điện lưới quốc gia không đủ cung cấp cho người dân.

Ngay từ những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, Việt Nam cũng đã bắt đầu có những chương trình cấp Nhà nước về năng lượng tái tạo do một sốđơn vị tham gia. Tuy nhiên từđó đến nay, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực này vẫn chỉ dừng ở

hình thức nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát và cảm tính, chưa có sản phẩm được chuyển giao công nghệđể sản xuất với quy mô công nghiệp. Theo báo cáo tại Hội thảo về hoạt

động nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới & tái tạo ở Việt Nam của PGS - TS Đặng

Đình Thống (Trường ĐHBK - HN), thì ở nước ta cũng đã nghiên cứu và ứng dụng

được một số nguồn năng lượng như: năng lượng mặt trời (nghiên cứu ứng dụng công nghệ pin mặt trời cung cấp điện cho các khu vực nông thôn, miền núi và những nơi chưa có điện; nhiệt mặt trời chủ yếu để sản xuất nước nóng, nước sạch, chưng cất nước mắm, sấy sản phẩm công nghiệp, v.v...).

Hiện nay, ở Việt Nam cũng đang thực hiện một số dự án lớn như: Chương trình hành động năng lượng mới, xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng năng lượng mới & tái tạo do Ngân hàng thế giới tài trợ; Dự án cung cấp điện bằng hệ thống pin mặt trời cho 300 trung tâm xã thuộc các khu vực miền núi đặc biệt khó khăn do Uỷ ban Dân tộc & Miền núi làm chủđầu tư, và còn rất nhiều dự án khác vẩn đang thực hiện.

(ngun: thoibaokinhte.vn & nangluongmattroi.blogspot.com)

Tại Việt Nam, ngay từ năm 1989 điện mặt trời đã được ứng dụng và phát triển một cách rộng rãi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển chỉ mới giới hạn ở khu vực nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh, còn tại các trung tâm tỉnh, thành phố lớn thì đối tượng sử dụng điện bằng mặt trời thì rất ít.

Ông Trịnh Quang Dũng, Phân viện Vật lý Việt Nam cho biết, điện mặt trời gia

đình bắt đầu được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam từ năm 1989. Cho đến nay, đã có hơn 3.000 hộ dân vùng sâu, vùng xa được điện khí hóa bằng hệđiện mặt trời gia đình, 8.500 hộ sử dụng điện mặt trời qua các trạm sạc ắc quy và hàng trăm làng, nhà văn hóa, trạm thu vệ tinh, viễn thông điện mặt trời ra đời…

Từ năm 1995, buôn Chăm xã Eahsol huyện Eahleo của tỉnh Đác Lắc là xã đầu tiên được điện khí hóa 100%, bao gồm 180 nhà dân và các công trình công cộng tại địa phương sử dụng điện mặt trời. Mô hình trạm sạc ắc quy điện mặt trời được sử dụng khá phổ biến vì có tính kinh tế cao, giá thành lắp đặt rẻ. Hiện Solarlap đã xây dựng hơn 50 trạm sạc ắc quy cung cấp điện mặt trời cho khoảng 8.000 hộ dân và Nhà văn hóa biên giới Tây Ninh (1996), buôn Chăm (Đắc Lắc năm 2002) và Minh Hưng (Bình Phước năm 2004)… Điều đáng nói là có nhiều nơi trạm điện mặt trời cung cấp cho những địa điểm sinh hoạt đông người như nhà văn hóa, hội trường, nơi họp cộng đồng, tổ chức đám cưới, lễ hội…

Chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh, tại khu vực ngoại thành như Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, điện mặt trời cũng được ứng dụng khá nhiều như trạm điện mặt trời Nhà văn hóa Tam Thôn Hiệp tại Cần Giờ được xây dựng từ năm 1990 với công suất 30Wp pin mặt trời, Nhà văn hóa điện mặt trời xã Bình Mỹ huyện Củ Chi với tổng công suất 1.000Wp, trạm điện mặt trời Bệnh viện Hóc Môn với công suất 300Wp, trạm điện mặt trời đảo Thạnh An với công suất 500Wp... Đặc biệt là công trình điện mặt trời trên đảo Thiềng Liềng, xã Cán Gáo và dự án phát triển điện mặt trời phục vụ cho rừng phòng hộ

huyện Cần Giờ. Trong đó, công trình điện mặt trời tại đảo Thiềng Liềng với công suất 3.000Wp đã cung cấp điện cho 50% số hộ dân sống trên đảo. Riêng dự án điện mặt trời rừng phòng hộ Cần Giờ có công suất 150Wp – 300Wp đã cung cấp điện mặt trời cho các hộ giữa rừng và các tiểu khu quản lý bảo vệ rừng, giúp các đơn vị này bảo đảm thông tin liên lạc 24/24 giờ.(ghi chú: Peak Watt là công suất đỉnh hay công suất cực đại của Pin, viết tắt là: Wp).

Tính đến cuối năm 1999, trên cả nước lắp đặt được khoảng 70 thiết bị sấy, 70 thiết bị đun nóng, 600 dàn pin và hàng loạt thiết bị chưng cất nước tại nhiều khu vực. Những thiết bị này hàng năm đã tạo ra một lượng điện năng đáng kể từ ánh sáng mặt trời cung cấp cho người dân, đồng thời tiết kiệm được cho Nhà nước hàng tỷđồng.

(Ngun:nangluongmattroi.blogspot.com & saigongiaiphong.vn)

Sở Khoa học công nghệ TP.HCM đã tài trợ 9 tỷ đồng triển khai lắp đặt “Công trình cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời và năng lượng gió” tại đảo Trường Sa.

Đây là dự án nhằm giúp quân dân trên thị trấn Trường Sa huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hoà cải thiện từng bước về cơ sở vật chất, trong đó có nguồn điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Hình : Dàn pin mặt Trời trên đảo Trường Sa.

Kỹ sư Diệp Thế Cường, chuyên viên kỹ thuật phụ trách công trình này cho biết: “Mô hình này bước đầu đã đem lại kết quả rất khả quan. Với khí hậu thời tiết ở khu vực Trường Sa đầy nắng và gió như thế này thì công trình này sẽ phát huy hiệu quả

tích cực”.

Thông tin từ hội thảo Điện mặt trời công nghiệp (TP.HCM, 26-27/09/08) cho thấy, nhiều dự án ứng dụng pin điện mặt trời đang được triển khai và nhà máy pin năng lượng mặt trời đầu tiên ở Việt Nam vừa khởi công nhằm thay thế dần nguồn năng lượng điện truyền thống.

Về việc triển khai các dự án ứng dụng pin điện mặt trời, GS.TS Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết đã giao Viện Vật lý TP.HCM triển khai hiệu quả các dự án này theo Nghịđịnh thư Việt Nam - CHLB Đức, Việt Nam - Tây Ban Nha và sắp tới là Việt Nam - Cu Ba. Trong nước, đã triển khai tại Phú Quốc, Buôn Chăn (Đắk Lắk), Sóc Bom Bo (Bình Phước), quần đảo Trường Sa,

đảo Cồn Cỏ.

Ngày 20/03/08, nhà máy sản xuất pin sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên tại Việt Nam chính thức khởi công xây dựng. Công trình hứa hẹn sẽ cho ra đời những sản phẩm có giá thành thấp hơn pin nhập khẩu từ 15% đến 20%.

Công trình xây dựng tại cụm công nghiệp nhựa Hòa Đức, tỉnh Long An, là dự

án phối hợp đầu tư giữa Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP HCM và Công ty cổ phần năng lượng Mặt Trời Đỏ. Tổng vốn đầu tư 10 triệu USD.

Theo kế hoạch, giai đoạn 1, nhà máy lắp ráp panel pin mặt trời từ linh kiện nhập khẩu với công suất có thể cung cấp là 3 megawat điện một năm. 40% sản phẩm dùng phục vụ thị trường trong nước, 60% gia công xuất khẩu. Các loại pin mặt trời sản xuất trong giai đoạn này có thể cho 75 - 125 wat điện một tấm. Giai đoạn 2, dự kiến khởi công vào năm 2010. Nhà máy sẽ sản xuất linh kiện lắp ráp pin từ nguyên liệu trong nước.

Hình : Phối cảnh nhà máy sản xuất pin sử dụng năng lượng mặt trời.

Một phần của tài liệu Pin năng lượng mặt trời (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)