BẢO DƯỠNG HỆ PIN MẶT TRỜI.

Một phần của tài liệu Pin năng lượng mặt trời (Trang 38 - 40)

Công việc bảo dưỡng hệ năng lượng pin mặt Trời là cần thiết để đảm bảo hệ

hoạt động bình thường, đạt các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế. Một ưu điểm của hệ pin mặt Trời là không cần phải bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên ta cần phải bảo dưỡng nó bằng cách kiểm tra định kỳ. Đối với việc lau chùi, làm sạch bề mặt hệ pin và các cực acquy thì nên thực hiện hàng tháng. Các kiểm tra dưới đây thì nên thực hiện định kỳ

hàng quý trong năm.

* Kim tra b acquy (cho tt c các acquy).

Để kiểm tra acquy ta cần phải kiểm tra các đại lượng cơ bản sau:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ dung dịch của mỗi acquy không nên thay đổi quá 10C. + Điện thế: Điện thế của mỗi acquy phải nằm trong khoảng ± 0,05V so với

điện thế trung bình của nó. Nếu điện thế của acquy vượt quá giới hạn đó thì cần phải nạp cân bằng cho nó. Mật độ dung dịch điện phân ρđối với acquy chì – axit phải trong giới hạn sau:

Acquy được nạp no, ρ = 1240 kg/m3;

Acquy bị phóng điện hoàn toàn, 1130 kg/m3. + Quan sát bằng mắt acquy.

• Màu của các bán cực: Bản cực dương phải có màu đen, bản cực âm có màu xám.

• Sự tạo “cây”: Là sự “bắc cầu” giửa các bản cực dương và âm, gây ra sự

phóng điện bên trong acquy và làm chậm quá trình nạp acquy.

• Sự mất dung dịch: Do nạp quá “no” làm bay hơi mạnh dung dịch.

• Đóng cặn ởđáy bình: Cho thấy vật liệu hoạt hóa trên các bản cực bị hao hụt, dung lượng acquy giảm đáng kể.

• Sự sun-pat hóa: Là hiện tượng xuất hiện lớp bột màu trắng trên bề mặt các bản cực.

• Các đầu nối: Không bị hoen gỉ và tiếp xúc điện tốt.

* Kim tra dàn pin mt Tri.

+ Quan sát bằng mắt modun pin mặt Trời để kiểm tra các điểm sau:

• Nứt, gãy trong các modun pin mặt Trời: Các nứt gãy này có thể do các hư

hỏng cơ học trong quá trình chế tạo, vận chuyển, lắp đặt,…cũng có thể do bị nóng cục bộ.

• Sự biến đổi màu của lớp keo dán: Sự biến đổi màu từng phần keo dán ép pin mặt Trời trong modun làm giảm cường độ bức xạ tới pin và do đó giảm dòng ra của modun.

• Sự bong rộp keo dán: Làm giảm bức xạ tới pin mặt Trời, làm tăng phản xạ, làm nước xâm nhập vào modun.

• Lớp bụi bao phủ mặt trên của modun: Làm giảm cường độ bức xạ tới pin mặt Trời, dẩn đến hiệu ứng nóng cục bộ làm giảm tuổi thọ và có thể gây hư hỏng modun pin mặt Trời.

• Han, gỉ: Nếu phần kim loại trên pin và các thanh nối giữa các pin bị han gỉ thì

điện trở nội của modun tăng lên, làm giảm dòng ra của modun. + Kiểm tra các đặc trưng điện của dàn pin mặt Trời.

• Đo dòng đoản mạch: Đo dòng đoản mạch có thể biết được nhanh chóng tình trạng dàn pin: bị chập, bị gò điện, hay một bộ phận nào đó của dàn pin hư hỏng,…

• Đo hiệu điện thế của dàn pin: Đo hiệu điện thế làm việc của dàn pin (các tải và acquy làm việc bình thường) có thể cho biết các hư hỏng có thể có trong hệ nguồn. Nếu hiệu điện thế đo thấp hơn nhiều hiệu điện thế thiết kế của hệ nguồn thì có thể một bộ phận nào đó trong hệ nguồn cũng đã bị hư hỏng. Sau đó đo hiệu điện thế của từng modun trong dàn pin thì ta có thể tìm ra nguyên nhân hư hỏng.

• Đo và kiểm tra hệ thống tiếp đất, điện trở tiếp đất.

* Nếu việc kiểm tra và bảo dưỡng được thực hiện tốt thì tuổi thọ của dàn pin sẽ là trên 20 năm. Đối với acquy chì thì tuổi thọ khoảng 2,5 đến 3 năm.

PHẦN II

NG DNG CA PIN

NĂNG LƯỢNG MT TRI HIN NAY

Một phần của tài liệu Pin năng lượng mặt trời (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)