Huyện Văn Giang là một huyện có cơ cấu kinh tế rất đa dạng, các ngành nghề thuộc thế mạnh của huyện luôn luôn được ưu tiên phát triển và những thay đổi này thể hiện qua bảng 3.3 cụ thể là:
Tổng giá trị sản xuất trong 3 năm trở lại đây luôn tăng cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. So với năm 2007 thì năm 2008 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 1.097.602 triệu đồng tăng 191.911 triệu đồng, tăng 21,19% so với năm 2007. Trong đó lĩnh vực tăng mạnh nhất là công nghiệp
và xây dựng, đến năm 2008 tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 289.636 triệu đồng, tăng 68.227 triệu đồng và tăng 30,81% so với năm 2007, và đến năm 2009 tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng là 389.561 triệu đồng. Ngành thương mại và dịch vụ cũng là ngành có mức tăng khá cao, với mức tăng trung bình trong 3 năm là 32,64% đã làm cho tổng giá trị sản xuất của ngành này năm 2009 đạt 481.628 triệu đồng. Nguyên nhân do Văn Giang là huyện có vị trí thuận lợi nên hoạt động thương mại phát triển khá nhanh, điển hình là thị trấn Văn Giang, Cửu Cao, Phụng Công với hình thức kinh doanh phong phú, đa dạng đã góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ tới nhiều khu vực. Toàn huyện có 439 xe ô tô các loại đáp ứng kịp thời vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Nghị quyết số 37 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái huyện Văn Giang giai đoạn 2003 – 2010 đã triển khai rộng khắp ở tất cả các xã và thị trấn. Đến nay đã có 6 dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại, trong đó quan trọng nhất là Dự án phát triển khu đô thị thương mại – dịch vụ Văn Giang với tổng số vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng.
Nông nghiệp là ngành tăng trưởng chậm nhất, với mức tăng bình quân trong 3 năm là 6,88 %/năm, tổng giá trị sản xuất của năm 2009 là 441.325 triệu đồng. Năm 2009 là năm nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết bất lợi nên tốc độ tăng chậm hơn so với những năm trước. Huyện uỷ, UBND và đặc biệt là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cán bộ cùng nhân dân khắc phục những khó khăn nên so với năm 2008 thì giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng 4%.
Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Nếu như cơ cấu của 3 ngành này năm 2007 là 42,66% - 24,45 % - 32,89% thì đến năm 2009 cơ cấu này đã có sự thay đổi đáng kể cụ thể là 33,62 % - 29,68% - 36,7%. Rõ ràng là đã có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu
kinh tế, chỉ trong 3 năm mà ngành nông nghiệp đã giảm tới 9,04%. Ngành nông nghiệp tuy có giảm đi so để nhường chỗ cho ngành công nghiệp và dịch vụ song ngay nội bộ ngành nông nghiệp phát triển mạnh ở cả 3 lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn ngày càng phát triển mạnh, một số nghề TTCN bước đầu đã có thu nhập ổn định, sản phẩm hàng hóa đang được thị trường chấp nhận.
Hiện nay, đời sống nhân dân trong huyện đã không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, từ 6,5 triệu đồng năm 2007 lên đến 9,2 triệu đồng năm 2009.
Như vậy, có thể nói rằng huyện đang có những bước đi đúng hướng trong quá trình phát triển KTXH, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Bảng 3.3: Tình hình kinh tế xã hội của huyện
Chỉ tiêu ĐVT
2007 2008 2009 So sánh
Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng GTSX Tr.đ 905.691 100 1.097.62 100,0 1.312.1 100 121,1 119,6 120,38 1. Nông nghiệp Tr.đ 386.359 42,66 424.351 38,66 441.325 33,62 109,8 104 106,88 2. Công nghiệp và xây dựng Tr.đ 221.409 24,45 289.636 26,39 389.561 29,68 130,8 134,5 132,64 3. Thương mại và dịch vụ Tr.đ 297.923 32,89 383.615 34,95 481.628 36,7 128,7 125,6 127,14 II. Tổng sản lượng lương thực Tấn 24.673 23.408 22.653 94,87 96,77 95,82 III. Các chỉ tiêu GDP/người/năm Tr.đ 6,50 7,80 9,20 120,0 118,00 118,97 Bình quân lương thực/người/ năm kg 253,07 237,75 227,76 93,95 95,8 94,87
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu