Tình hình dân số và lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009 đến phát triển làng nghề huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên (Trang 43)

Con người luôn là yếu tố mang tính quyết định trong sự phát triển KTXH. Vì vậy, nắm giữ nguồn lao động và điều tiết dân số một cách hợp lý, tổ chức khai thác triệt để nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu để phát triển KTXH.

Văn Giang là một huyện đất chật người đông. Dân số hằng năm đều tăng nhưng mức tăng khá ổn định, trung bình trong 3 năm là 1%. Điều này

cho thấy rằng trình độ nhận thức, đời sống của người dân trong huyện là khá cao. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển KTXH của huyện. Đại bộ phận dân cư vẫn chủ yếu sống ở nông thôn, năm 2007 số người sống ở nông thôn là 88.440 người chiếm 90,71%, đến năm 2008 thì số người sống trong khu vực này là 89.261 người, chiếm 90,66%. Với mức tăng trung bình 3 năm 2006 - 2009 là 0,96%/năm nên dân số sống trong khu vực nông thôn hiện nay của huyện Văn Giang là 90.154 người, chiếm 90,64% so với dân số toàn huyện.

Trong cơ cấu giới tính không có sự chênh lệch nhau nhiều. Cụ thể là tỷ lệ chênh lệch giữa nam giới và nữ giới ở khu vực nông thôn năm 2007 là 48,55% và 51,45% còn ở thành thị là 48,97% và 51,03%. Đến năm 2009 sự chênh lệch này không có thay đổi đáng kể, biểu hiện là tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới ở nông thôn là 48,17% và 51,83%, ở thành thị là 49,08% và 50,92%. Điều này chứng tỏ người dân có nhận thức khá đúng về bình đẳng giới.

Với mức tăng bình quân trong 3 năm là 5,09%/năm thì đến năm 2009 tổng số lao động trong toàn huyện là 52.820 người, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm tới 69,04%, lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 30,96%.

Hằng năm thì lao động trong nông nghiệp tăng chậm, bình quân 3 năm chỉ tăng 0,88%/năm. Lao động phi nông nghiệp đang tăng mạnh, so với năm 2007 thì lao động phi nông nghiệp năm 2008 tăng tới 34,36%. Năm 2009 lao động trong lĩnh vực này tăng 1,44% so với năm 2008 đã làm cho mức tăng trung bình trong 3 năm đạt 16,74%. Những số liệu trên cho thấy sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ và UBND huyện trong sự phát triển chung của toàn huyện.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Giang

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh

Số lượng

(người) Cơ cấu(%) Số lượng(người) Cơ cấu(%) Số lượng(người) Cơ cấu(%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng dân số 97.493 100,00 98.455 100,00 99.460 100,00 100,99 101,02 101,00 1. Khu vực thành thị 9.053 9,29 9.194 9,34 9.309 9,36 101,56 101,25 101,40 - Nam 4.433 48,97 4.515 49,11 4.569 49,08 101,85 101,20 101,52 - Nữ 4.620 51,03 4.679 50,89 4.740 50,92 101,28 101,30 101,29 2. Khu vực nông thôn 88.440 90,71 89.261 90,66 90.154 90,64 100,93 101,00 100,96 - Nam 42.934 48,55 43.001 48,17 43.431 48,17 100,16 101,00 100,58 - Nữ 45.506 51,45 46.261 51,83 46.724 51,83 101,66 101,00 101,33 II. Tổng số lao động 47.830 100,00 503.898 100,00 52.820 100,00 112,69 98,00 105,09 1. Lao động nông nghiệp 35.830 74,91 37.775 70,09 36.465 69,04 105,43 96,53 100,88 2. Lao động phi nông nghiệp 12.000 25,09 16.123 29,91 16.355 30,96 134,36 101,44 116,74

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Văn Giang 3.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

• Giao thông

Huyện Văn Giang có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống đường 179, 205, 207 và đê Sông Hồng là những trục giao thông chính nối liền huyện với các trung tâm KTXH của Miền Bắc. Hệ thống đường liên xã, liên huyện cũng khá hoàn thiện, thuận lợi cho vận tải cơ giới. Hệ thống giao thông nội đồng đang từng bước được cải thiện, bảo đảm cho giao thông cơ giới được thuận tiện. Tất cả hệ thống giao thông trên tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa huyện và các vùng lân cận.

• Điện, nước và hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp

Hệ thống điện trong toàn huyện rất hoàn thiện, toàn bộ 100% số hộ gia đình trong huyện đều có điện sử dụng. Một số khu trang trại, khu sản xuất ngoài đồng cũng có điện phục vụ cho sản xuất.

Hiện nay nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ nguồn nước của Sông Hồng, cùng với hệ thống thuỷ lợi khá hoàn thiện nên việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp luôn đáp ứng. Một số ít hộ sử dụng nước ngầm khai thác từ các giếng khoan, chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp.

Huyện có mối quan hệ tốt với các trung tâm nghiên cứu, đào tạo về KHKT lớn của cả nước như Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, các trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp, các cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp, nhân dân cần cù chịu khó, nhạy bén với cơ chế thị trường, giao thông thuận tiện đã tạo cho Văn Giang có một hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp hoàn thiện, chất lượng tương đối tốt.

Các đơn vị nhà nước quản lý và phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông có đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, chính quy đã phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp. Đội ngũ cán bộ chuyên môn về khuyến nông, thú y ở các xã, thị trấn đã được củng cố, ngày càng đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Huyện Văn Giang là một huyện có cơ cấu kinh tế rất đa dạng, các ngành nghề thuộc thế mạnh của huyện luôn luôn được ưu tiên phát triển và những thay đổi này thể hiện qua bảng 3.3 cụ thể là:

Tổng giá trị sản xuất trong 3 năm trở lại đây luôn tăng cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. So với năm 2007 thì năm 2008 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 1.097.602 triệu đồng tăng 191.911 triệu đồng, tăng 21,19% so với năm 2007. Trong đó lĩnh vực tăng mạnh nhất là công nghiệp

và xây dựng, đến năm 2008 tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 289.636 triệu đồng, tăng 68.227 triệu đồng và tăng 30,81% so với năm 2007, và đến năm 2009 tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng là 389.561 triệu đồng. Ngành thương mại và dịch vụ cũng là ngành có mức tăng khá cao, với mức tăng trung bình trong 3 năm là 32,64% đã làm cho tổng giá trị sản xuất của ngành này năm 2009 đạt 481.628 triệu đồng. Nguyên nhân do Văn Giang là huyện có vị trí thuận lợi nên hoạt động thương mại phát triển khá nhanh, điển hình là thị trấn Văn Giang, Cửu Cao, Phụng Công với hình thức kinh doanh phong phú, đa dạng đã góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ tới nhiều khu vực. Toàn huyện có 439 xe ô tô các loại đáp ứng kịp thời vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Nghị quyết số 37 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái huyện Văn Giang giai đoạn 2003 – 2010 đã triển khai rộng khắp ở tất cả các xã và thị trấn. Đến nay đã có 6 dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại, trong đó quan trọng nhất là Dự án phát triển khu đô thị thương mại – dịch vụ Văn Giang với tổng số vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng.

Nông nghiệp là ngành tăng trưởng chậm nhất, với mức tăng bình quân trong 3 năm là 6,88 %/năm, tổng giá trị sản xuất của năm 2009 là 441.325 triệu đồng. Năm 2009 là năm nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết bất lợi nên tốc độ tăng chậm hơn so với những năm trước. Huyện uỷ, UBND và đặc biệt là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cán bộ cùng nhân dân khắc phục những khó khăn nên so với năm 2008 thì giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng 4%.

Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Nếu như cơ cấu của 3 ngành này năm 2007 là 42,66% - 24,45 % - 32,89% thì đến năm 2009 cơ cấu này đã có sự thay đổi đáng kể cụ thể là 33,62 % - 29,68% - 36,7%. Rõ ràng là đã có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu

kinh tế, chỉ trong 3 năm mà ngành nông nghiệp đã giảm tới 9,04%. Ngành nông nghiệp tuy có giảm đi so để nhường chỗ cho ngành công nghiệp và dịch vụ song ngay nội bộ ngành nông nghiệp phát triển mạnh ở cả 3 lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn ngày càng phát triển mạnh, một số nghề TTCN bước đầu đã có thu nhập ổn định, sản phẩm hàng hóa đang được thị trường chấp nhận.

Hiện nay, đời sống nhân dân trong huyện đã không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, từ 6,5 triệu đồng năm 2007 lên đến 9,2 triệu đồng năm 2009.

Như vậy, có thể nói rằng huyện đang có những bước đi đúng hướng trong quá trình phát triển KTXH, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bảng 3.3: Tình hình kinh tế xã hội của huyện

Chỉ tiêu ĐVT

2007 2008 2009 So sánh

Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng GTSX Tr.đ 905.691 100 1.097.62 100,0 1.312.1 100 121,1 119,6 120,38 1. Nông nghiệp Tr.đ 386.359 42,66 424.351 38,66 441.325 33,62 109,8 104 106,88 2. Công nghiệp và xây dựng Tr.đ 221.409 24,45 289.636 26,39 389.561 29,68 130,8 134,5 132,64 3. Thương mại và dịch vụ Tr.đ 297.923 32,89 383.615 34,95 481.628 36,7 128,7 125,6 127,14 II. Tổng sản lượng lương thực Tấn 24.673 23.408 22.653 94,87 96,77 95,82 III. Các chỉ tiêu GDP/người/năm Tr.đ 6,50 7,80 9,20 120,0 118,00 118,97 Bình quân lương thực/người/ năm kg 253,07 237,75 227,76 93,95 95,8 94,87

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu thì những số liệu được thu thập từ các báo cáo khoa học, sách báo, mạng internet, các văn bản, báo cáo của huyện Văn Giang, đặc biệt là từ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phòng tín dụng thuộc Ngân hàng chính sách của huyện Văn Giang.

3.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp, đề tài sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn sâu, trao đổi với các hộ SXKD làng nghề về tình hình hoạt động SXKD của cơ sở và chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ trong năm 2009.

Các thông tin thu thập được chủ yếu điều tra từ các Ngân hàng, hộ kinh doanh sản xuất ngành nghề truyền thống và phỏng vấn các cán bộ huyện, xã, cán bộ tín dụng.

+ Các thông tin cơ bản về các hộ sản xuất.

+ Các thông tin về tình hình sản suất của làng nghề trong địa bàn nghiên cứu.

+ Những chính sách hỗ trợ lãi suất và tình hình vay vốn của các hộ SXKD làng nghề.

+ Ý kiến của cán bộ huyện, xã, hộ SXKD về phát triển làng nghề

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên là một huyện có nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Huyện có vị trí giao thông thuận lợi, khi nằm gần đê sông Hồng nên thuận tiện cho giao thông đường bộ và đường thủy, tù đó thuận lợi cho phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng khác. Vì nằm gần sông Hồng nên đất đai ở đây phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp…Trên địa bàn huyện Văn Giang có 5 làng nghề chính là Làng nghề sản xuất gốm sứ Xuân Quan, Làng nghề sản

xuất gạch Xuân Quan, Làng nghề sản xuất gạch Phụng Công, Làng nghề sản xuất mây tre đan thôn Công Luận I (thị trấn Văn Giang), Làng nghề sản xuất hàng sắt Lại ốc (xã Long Hưng). Trong các làng nghề trên thì Làng nghề Gốm sứ Xuân Quan là một trong những làng nghề mới, đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Làng nghề Mây tre đan là làng nghề đã có từ hàng chục năm nay, dù bối cảnh kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn nhưng cả 2 làng nghề vẫn tồn tại và duy trì hoạt động.

Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu làng nghề Gốm sứ Xuân Quan và làng nghề Mây tre đan thuộc thị trấn Văn Giang huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Để nghiên cứu 2 làng nghề chúng tôi điều tra 50 cơ sở SXKD của cả 2 làng nghề, với mỗi làng nghề điều tra 25 hộ.

3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả và thống kê kinh tế

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để miêu tả những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội nổi bật của huyện Văn Giang có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động SXKD của các làng nghề.

Thông qua quan sát, tìm kiếm, thu thập thông tin chúng tôi xây dựng nên quy trình sản xuất của các làng nghề.

Phương pháp thống kê kinh tế là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu thống kê để tính toán và phân tích. Phương pháp này được dung để phân tích sự biến động tình hình, kết quả SXKD xã qua các năm, dùng để phân tích so sánh kết quả giữa các năm, các hộ, để tính toán chi phí, lợi nhuận của các hộ sản xuất.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh hoạt động sản xuất, quy mô và sự phát triển của các hộ trong làng nghề và các làng nghề với nhau thông qua các chỉ số tương tối và số tuyệt đối.

3.2.3.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn qua bảng hỏi

Là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi soạn trước. Phương pháp này được áp dụng để thu thập thông tin sơ cấp từ các cơ sở SXKD trong làng nghề. Ưu điểm của phương pháp này là thu thập được nhiều thông tin, chính xác và khả năng điều chỉnh cao

3.2.4 Một số chỉ tiêu phân tích

3.2.4.1 Tình hình vay vốn có hỗ trợ lãi suất trong các làng nghề

 Số lượng hộ SXKD làng nghề được vay vốn khi có chính sách hỗ trợ lãi suất. Số hộ vay (SXKD làng nghề) Tỷ lệ % số hộ được vay vốn = --- ∑ hộ nghiên cứu  Lượng vốn vay Số vốn được vay Tỷ lệ % lượng vốn vay của = --- các hộ SXKD làng nghề ∑vốn cho vay của ngân hàng

 Mục đích sử dụng vốn vay

Số hộ sử dụng đúng mục đích Số hộ vay sử dụng đúng = --- Mục đích SXKD ∑ hộ vay vốn ưu đãi

3.2.4.2 Kết quả sử dụng vốn vay khi có chính sách hỗ trợ lãi suất

Chỉ tiêu kết quả

+ Giá trị sản xuất (GO) : Là toàn bộ giá trị sản phẩm do từng tác nhân tạo ra, được tính bằng số lượng sản phẩm nhân với đơn giá

GO = Sản phẩm * đơn giá

+ Chi phí trung gian (IC) : Là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào một quá trình SXKD.

+ Giá tri gia tăng thô (VA) : Là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn và đầu tư lao động dưới tác động của chính sách thuế Nhà nước.

VA = GO – IC

Chỉ tiêu hiệu quả .

+ GO/IC : Là giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí. Nó cho biết hiệu quả sử dụng chi phí trong SXKD. Chỉ tiêu này càng lớn thì sản xuất càng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009 đến phát triển làng nghề huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w