Đưa ra những chính sách, chế độ nằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuấtkhẩu hàng Dệt may đối với Việt Nam (Trang 65 - 67)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2009

Đứng trước xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp thuận các cuộc cạnh tranh không khoan nhượng. Hơn nữa, cùng với việc gia nhập khối AFTA, Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) sự cạnh tranh bình đẳng lúc đó không chỉ đối với các nước trong khu vực mà còn mở rộng ra đối với các nước trên thế giới tham gia WTO.

Đứng trước cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đó, để có thể giúp cho các doanh nghiệp bước đầu làm ăn có hiệu quả trên thương trường và có thể nâng cao uy tín hơn nữa đảm bảo sự thành công của mình cũng như giúp cho các doanh nghiệp chưa có hiệu quả chuyển sang có lãi và bước đầu tạo được uy tín và chỗ đứng trên thị trường thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ nhất: Nhà nước cần ban hành chính sách giúp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng để mua sắm máy móc thiết bị hiện đại phù hợp, xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời căn cứ vào mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật về loại máy móc thiết bị, Nhà nước cũng như Tổng Công ty xem xét và cấp nguồn khấu hao cho Công ty để tiến hành đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.

Thứ hai: Nhà nước cú cỏc giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới. Nhà nước tham gia đàm phán, ký kết mở rộng hạn ngạch may mặc cho Việt Nam và EU, hướng vào thị trường rộng lớn nhưng khó tính như Bắc Mỹ, Nhật Bản. Đồng thời Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tham gia vào việc gia công hàng xuất khẩu cho các nước thuộc khu vực này. Nhà nước xem xét việc cấp thêm hạn ngạch cho doanh nghiệp vào EU để tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2009

Thứ ba: Do đặc điểm ngành may mặc, số lượng lao động chiếm tỷ lệ tương đối cao, do đó Nhà nước cần ban hành các chính sách chế độ ưu đãi cho lao động nữ nhằm khuyến khích họ nhiệt tình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Cụ thể như vấn đề đề bạt cán bộ trong doanh nghiệp, vấn đề nâng bậc lương, độ tuổi nghỉ hưu, vấn đề bảo hộ lao động, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

Thứ tư: Quản lý vĩ mô đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên phạm vi cả nước, nhằm hướng các doanh nghiệp ở bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng theo định chế lợi ích chung của ngành may Việt Nam để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dẫn tới việc khách hàng ộp giỏ gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng hiện nay, Tổng Công ty dệt may Việt Nam chỉ hỗ trợ về các mặt cũng như chỉ có chính sách quản lý vĩ mô chung. Ngoài ra các doanh nghiệp may mặc khỏc khụng nằm trong Tổng Công ty may thì vẫn phải cạnh tranh quyết liệt, không có sự hỗ trợ ở tầm vĩ mô.

Một phần của tài liệu xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuấtkhẩu hàng Dệt may đối với Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w