Văn họcthiếu nhi góp phần giáo dục trẻ mầm non thái độ hành vi và cách ứng xử có

Một phần của tài liệu văn học thiếu nhi với giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non (Trang 56 - 69)

cách ứng xử có văn hoá

2.1.1. Văn học giúp trẻ biết cảm thông và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn

Thế giới được tạo ra trong văn học nghệ thuật từ xưa đến nay, từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại là một thế giới mà trong đó con người luôn luôn đấu tranh để chống lại mọi thế lực thù địch bao gồm cả thiên nhiên và con người để khẳng định sức mạnh, khẳng định quyền năng, khát vọng làm người mãnh liệt và cao đẹp. Có thể nói, tình yêu thương con người, sự quan tâm tới thân phận con người luôn là sự quan tâm hàng đầu, là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong hầu hết các tác phẩm viết cho thiếu nhi vì tương thân, tương ái vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống ấy cần phải được truyền lại cho các thế hệ giữ gìn và phát huy. Việc lưu giữ truyền thống tốt đẹp ấy không gì bằng là dạy trẻ qua các tác phẩm văn học.

Văn học cho trẻ em lứa tuổi mầm non thể hiện rõ nét lòng nhân ái mà người viết muốn gửi đến các em. Lòng nhân ái được thể hiện trong các tác phẩm này không phải là những gì quá cao siêu, mà được biểu hiện rất cụ thể, rất đời thường, gần gũi với trẻ thơ. Đó là những tình cảm yêu thương giữa con người với con người, đó là sự cảm thông, chia sẻ giúp đỡ giàu tình nhân ái.

Văn học làm cho tâm hồn các em như biết rung động nhiều hơn, biết xúc cảm nhiều hơn. Đến với văn học, trái tim các em như biết thổn thức, sống cùng nhân vật để rồi tự hoà nhập và tự nhiên đi vào suy nghĩ, vào nếp sống

của các em. Chính điều đó đã giúp cho các em biết quan tâm tới những người xung quanh mình để chia sẻ, để yêu thương, để gắn bó. Những bài học cho các em được đưa vào những câu chuyện, những bài thơ hết sức tự nhiên mà lý thú. Bài thơ Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa là một bài thơ xúc động, thể hiện rõ nét sự quan tâm của bé thơ muốn san sẻ bớt những lo âu, mêt nhọc mà mẹ phải gánh vác:

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng (...)

Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế! - Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Bằng biện pháp điệp câu, tác giả muốn nhấn mạnh những công việc được lặp đi lặp lại mà cậu bé đã làm hàng ngày để giúp mẹ nhưng cuối cùng lại từ chối nhận lời khen từ mẹ, cho thấy em yêu mẹ biết nhường nào. Tình yêu mẹ đã trở thành động lực sức mạnh để em giúp đỡ mẹ rất nhiều việc tốt: từ nấu cơm, giã gạo, tới nhổ cỏ, quét sân,...

Truyện Thêm sức chiến đấu của Võ Quảng cũng là một bài học sâu sắc về sự cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Truyện kể về chú Sóc nhỏ muốn chuyển nhà sang sông nhưng bị Cáo gian ác cho nước chảy làm chìm đò. Cáo lại lừa Sóc lên bờ rồi rời bến với số đồ đạc

của Sóc. Nghe thấy tiếng kêu của Sóc mọi người ai cũng muốn giúp đỡ chú bắt con Cáo xảo quyệt, lấy lại đồ cho Sóc nhưng sông rộng và sâu mọi người đều bất lực. Hiểu được đầu đuôi câu chuyện, Chèo Bẻo bay lên rồi liên tục vặt những túm lông trên đầu Cáo, Gõ Kiến cũng bay tới dùng mỏ rút nút đò cho nước chảy vào đò khiến Cáo phải gấp rút chống đò vào bờ và trả lại đồ cho Sóc. Như vậy, trước hoàn cảnh khó khăn của Sóc, Chèo Bẻo và Gõ Kiến nhanh trí phối hợp để giúp đỡ Sóc. Đó là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

Hay trong truyện Chú vịt con tốt bụng, khi nhặt được một lẵng hoa đẹp, chú đã lấy những bông hoa đó, chia cho tất cả những người đang gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ. Để rồi chú có cả một vườn hoa đẹp do mọi người dành tặng như một món quà vì cho sự chia sẻ của chú và bạn mèo con cũng nhận ra: “...Bây giờ nó mới hiểu, giúp đỡ người khác chẳng bao giờ là việc ngốc nghếch cả.”

Đó còn là sự giúp đỡ của đàn chó, của bác gấu, và chú gà trống dũng cảm, thông minh khi thỏ con bị cáo gian ác cướp mất nhà của mình trong câu chuyện Cáo, thỏ và gà trống. Sự giúp đỡ, chia sẻ trước những khó khăn của các loài vật như bài học giúp các bé biết chia sẻ cùng mọi người xung quanh. Đó là những bài học sâu sắc về sự đồng cảm mà trẻ luôn được nhắc nhở trước khi bước vào cuộc sống.

Cứ như vậy, văn học mở ra cho các em những bài học về sự chia sẻ yêu thương. Những bài học ấy là cả một hành trang chuẩn bị cho bé bước vào cuộc sống của con người, với tính nhân văn cao cả. Qua mỗi bài thơ, câu chuyện bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, gần với tư duy của trẻ thơ, văn học thiếu nhi đã thật sự thu hút trẻ tới những tình cảm cao đẹp, những dòng cảm xúc và sự rung động tinh tế nhất.

2.2.2. Văn học giúp trẻ biết được các quy tắc hành vi và thói quen ứng xử có văn hoá, hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của văn học đó là giáo dục cho trẻ thói quen văn hoá trong cuộc sống. Không chỉ cho các em hiểu thế nào là đúng, là sai mà văn học còn là nguồn động lực, thôi thúc và hình thành ở trẻ những thói quen và cách ứng xử có văn hoá của con người. Mỗi một tác phẩm viết cho thiếu nhi đều mang trong mình những nội dung hết sức gần gũi, đó là những hành vi rất đỗi đơn giản nhưng chính cái đơn giản ấy, nếu không được giáo dục ngay từ thuở nhỏ, khó có thể sửa lại được về sau.

Với chức năng phản ánh cuộc sống, văn học không chỉ cung cấp tri thức, giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh mà còn giúp các em hiểu hơn về các mối quan hệ xã hội. Từ đó, trẻ học được những phép đối nhân xử thế trong cuộc đời. Đó có thể là hành vi của buổi đầu giao tiếp trong bài thơ

Lời chào đi trước mà nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn đã nhắn nhủ các em:

Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa Lời chào là hoa Nở từ lòng tốt Là cơn gió mát Buổi sáng đầu ngày Như một bàn tay Chân tình cởi mở

Ai ai cũng có Chẳng nặng là bao Bạn ơi đi đâu

Nhớ mang theo nhé!

Bài thơ dạy cho các em biết chào hỏi khi tham gia giao tiếp, và lời chào đó là hoa, là việc tốt làm đẹp cho đời.

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Văn học phản ánh những cái đẹp trong cuộc sống và khêu gợi ở con người sự sáng tạo trong ngôn ngữ, dạy trẻ biết dùng lời hay ý đẹp để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, dạy trẻ biết xin lỗi khi mắc lỗi, khi được giúp đỡ thì phải biết cảm ơn. Bài thơ Xin lỗi (Nguyễn Thị Chung), mang đến cho trẻ một bài học gần gũi. Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã đưa trẻ vào tình huống hấp dẫn, giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc những bài học đầu tiên cho lời xin lỗi:

Vịt con vội vã đi đâu

Dẫm phải chân bạn gà Nâu bên hè. Vịt nhớ xin lỗi bạn nghe! Chớ đừng lặng lẽ bỏ đi bạn buồn

Cũng viết về những hành vi văn hoá đẹp, nhà thơ Nguyễn Thị Chung còn có bài Cảm ơn dành cho các bé. Bài thơ nói về chú Thỏ con khi đi học đã làm rơi bút chì và khi vào giờ học vẽ, Thỏ con buồn muốn khóc, thấy bạn như vậy, Sóc con đã cho Thỏ cùng dùng chung hộp bút màu với mình. Được bạn giúp đỡ, Thỏ con đã vẽ nên những bức tranh rất đẹp và được cô giáo khen. Cảm phục trước sự chia sẻ, giúp đỡ của Sóc, Thỏ con đã thốt lên thành lời:

Thỏ con buồn muốn khóc Ngồi bên cạnh là Sóc Thấy bạn buồn rất thương Sóc đưa hộp chì sang

Lại đến giờ học vẽ Thỏ cảm động đứng lên: “Mình cảm ơn bạn Sóc”

Đồng hành cùng với những hành vi văn hoá đẹp, tác giả Thu Hà có bài

Hoa kết trái. Bằng những nét bút miêu tả cụ thể những vườn hoa rực rỡ sắc màu, Thu Hà đã giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, tươi tốt của mảnh vườn với rất nhiều loài hoa đẹp để từ đó giáo dục các em biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên:

Này các bạn nhỏ Đừng hái hoa tươi Hoa yêu mọi người Nên hoa kết trái ....

Tác phẩm văn học thiếu nhi không chỉ nêu lên những cái hay, cái đẹp mà còn vạch ra, chỉ rõ cho trẻ thấy những cái chưa hay, chưa đẹp để làm nổi bật cái đúng, cái tốt. Đó chính là phương pháp dùng biện pháp đối lập trong hình tượng để trẻ có thể tự soi mình, tự rút ra bài học sâu sắc cho bản thân. Hình thức giáo dục đó có thể được minh chứng bằng câu chuyện Trống Choai và mặt trời (Thuỳ Dương). Trống Choai kiêu căng ngạo mạn tự cho mình là giỏi. Chú cho rằng nhờ có tiếng gáy của mình thì mới có bình minh và coi thường mọi người xung quanh. Đến khi chú không gáy nữa, mặt trời vẫn cứ mọc, chú thấy thật xấu hổ. Truyện dạy cho các em phải biết ứng xử sao cho đúng, phảibiết khiêm tốn, trước mọi người xung quanh mình.

Tác phẩm văn học dù ở thể loại nào cũng đều bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh thế giới thực tại bằng sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Trẻ ở độ tuổi mầm non đang học làm người, vì thế cần dạy trẻ những vấn đề đạo đức của con người, từ đó xây dựng ở trẻ những vẻ đẹp đầu tiên của nhân cách. Trẻ muốn thành người, trước tiên phải học được cái lễ đúng như ông cha ta đã quan niệm:

“Tiên học lễ, hậu học văn”. Với ý nghĩa đó, văn học thiếu nhi đã hướng trẻ tới những giá trị đạo đức cao nhất mà con người hướng tới. Đó là phải biết được những thói quen ứng xử lễ độ và phù hợp với từng người khác nhau: với người trên phải kính trọng lễ phép, với người dưới thì phải nhường nhịn, có lỗi phải biết nhận lỗi, được giúp đỡ phải biết cảm ơn... như thế mới là bé ngoan.

2.2.3.Văn học giúp trẻ biết nâng niu trân trọng những sản phẩm lao động do con người làm ra

Nhà văn Nga vĩ đại L.N Tônxtôi đã nhận định rằng: “Tất cả những gì mà đứa trẻ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời kì thơ ấu”. Thực vậy, để góp phần hình thành và phát triển hoàn thiện nhân cách của trẻ, văn học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài những bài học làm người, cách ứng xử trong các mối quan hệ giao tiếp, văn học còn dạy cho các em biết được công lao của những người lao động để từ đó trẻ biết nâng niu, quý trọng các sản phẩm lao động do con người làm ra. Ca dao Việt Nam đã từng nói lên sự cực nhọc, lam lũ của người nông dân không quản nắng mưa để làm ra hạt gạo và nhắn nhủ mọi người:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa một lần nữa lại cho các em biết để làm ra hạt gạo, người nông dân phải chịu bao vất vả, nhọc nhằn. Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, Trần Đăng Khoa đã cảm hiểu sâu sắc những đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu trong quá trình làm ra hạt gạo. Anh nâng niu tự hào về sản phẩm của quê hương mình:

Em vui em hát Hạt vàng làng ta

Bài thơ được viết với những cảm xúc mạnh mẽ, sự cảm thông, thương xót, lòng biết ơn đối với người lao động. Bằng những hình ảnh so sánh và đối

lập: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy,..” tác giả đã nói lên nỗi cơ cực, lam lũ của người nông dân phải chịu để làm ra hạt gạo thật đáng quý biết bao. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh hạt gạo được ví như “hạt vàng làng ta”. Đó là niềm tự hào về sản phẩm lao động được kết tinh từ nỗi nhọc nhằn, vất vả của người nông dân với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, của bom đạn kẻ thù. Bài thơ giống như một bài ca về hình tượng hạt gạo gắn với hình ảnh người nông dân Việt Nam thuần hậu, anh hùng. Từ đó, hình thành ở các em thái độ biết trân trọng những sản phẩm lao động của con người, có thể là rất nhỏ bé nhưng cũng phải đổ mồ hôi, xương máu mới có được.

Bài thơ Cái bát xinh xinh của Thanh Hoà miêu tả một cái bát xinh xinh làm món quà cho bé nhưng lại ẩn chứa một lời dạy sâu sắc về lòng biết ơn đối với các cô chú công nhân không quản khó khăn để tạo ra những sản phẩm đẹp cho đời:

Từ bùn đất sét Qua bàn tay cha Qua bàn tay mẹ Thành cái bát hoa Nâng niu bé giữ Mỗi bữa hàng ngày Công cha, công mẹ Bé cầm trên tay

Từ bùn đất sét với bao mồ hôi nước mắt của cha, của mẹ, của các cô chú công nhân mới làm nên cái bát xinh cho em. Vì vậy em phải biết ơn và trân trọng, giữ gìn những sản phẩm đó. Qua bài thơ, các em không chỉ biết được chất liệu làm nên cái bát mà từ đó giáo dục bé tình yêu đối với người lao động và bé càng thêm yêu lao động. Còn khi nhắc tới các cô chú thợ dệt với

những tấm vải lụa màu để may cho em những chiếc áo xinh, mẹ đã dạy em phải biết ơn, phải biết thương những người thợ ấy:

Cô thợ dệt Dệt vải hoa Cô thợ may May thành áo Mẹ cháu bảo Phải biết ơn Phải biết thương Các cô thợ

(Các cô thợ - Thy Ngọc)

Cùng hình ảnh những tấm vải lụa màu đẹp xinh, hình những chiếc cầu mới gắn với công sức của các cô chú công nhân xây dựng cũng hiện lên thật đẹp qua thơ Thái Hoàng Linh. Bài thơ cũng nhẹ nhàng nhắc nhở các bé, phải biết quý trọng những cây cầu, vì đó là công sức của rất nhiều cô chú công nhân xây dựng:

Trên dòng sông trắng Cây cầu dựng lên Nhân dân đi bên Tàu xe chạy giữa Tu tu xe lửa

Xình xịch qua cầu Khách ngồi trên tàu Đoàn người đi bộ Từng người hớn hở Nhìn chiếc cầu dài Tấm tắc khen tài

Công nhân xây dựng

(Chiếc cầu mới - Thái Hoàng Linh)

Bên cạnh những bài thơ hay là những câu chuyện hấp dẫn có ý nghĩa giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm lao động của con người. Ví dụ, khi nghe kể truyện Thần sắt, các em được làm quen với các công cụ lao động như cày, cuốc, dao, rựa,... Những công cụ đó giúp cho anh nông dân có thể chặt cây rừng, phát nương làm rẫy, làm nên những ngôi nhà thật đẹp: “Anh nông dân lấy sắt làm cày, cuốc, dao, rựa. Anh lấy dao đốn những cây to làm một ngôi nhà thật rộng rãi, đẹp đẽ. Anh cuốc đất gieo lúa. Khi đến mùa thu hoạch được những bông lúa vàng óng. Từ đó, nhờ có sắt và làm ăn chăm chỉ cuộc sống của anh trở nên sung sướng.”

Qua phần phân tích ở trên, có thể thấy văn học là một trong những công cụ “thanh cao và đắc lực” (lời Thạch Lam) góp phần giáo dục đạo đức hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Không chỉ dạy các em tri thức những bài thơ những câu chuyện còn dạy cho các em biết yêu, biết quý ngay cả

Một phần của tài liệu văn học thiếu nhi với giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w