Xây dựng hệ thống cơ quan quản lí sàn giao dịch thống nhất, tập trung Hiện nay cơ quan quản lí cácSGD BĐS ở trung ương là Cục quản lí nhà ở và th ị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN : SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN – MỘT TRONG NHỮNG NỘI DUNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN docx (Trang 34 - 36)

bất động sản của Bộ Xây dựng và ở địa phương là sở xây dựng của các tỉnh, thành phố.

Kiểu quản lí này của các cơ quan nhà nước mang nặng yếu tố quản lí hành chính vì vậy

mà nó sẽ chứa đựng nhiều yếu tố bất cập, phiền hà và rắc rối.

Khi doanh nghiệp muốn thành lập SGD BĐS thì phải làm thủ tục đăng lí với cơ quản lí ở địa phương là sở xây dựng, và sở xây dựng địa phương sẽ lại trình lên Bộ xây dựng. Quá

trình này trải qua nhiều bước kiểm tra, xét duyệt trên giấy tờ, gây mất nhiều thời gian cho

doanh nghiệp và tâm lí ngại hành chính của các doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước.

phản ánh những đề xuất những cơ chế chính sách với các cơ quan lí nhà nước để hoàn thiện môi trường pháp lí là không thuận tiện và khó tới nơi. Đồng thời nhà nước cũng

không quản lí trực tiếp được các sàn giao dịch vì vậy mà việc nắm bắt thông tin còn thiếu

chính xác và không thống nhất, gây khó khăn cho việc quản lí và điều tiết thị trường.

Sự tác động giữa cơ quan quản lí nhà nước và các sàn giao dịch BĐS hiện nay thường được thông qua hiệp hội BĐS. Khi các doanh nghiệp SGD BĐS muốn phản ánh chính

sách của nhà nước thì họ thường thông qua hiệp hội BĐS và hiệp hội BĐS sẽ đề xuất ý

kiến với cơ quan nhà nước. Còn nhà nước muốn nắm bắt được thông tin, muốn đề ra

những chính sách quản lí phù hợp với thực tiễn thì phải thu thập ý kiến của các doanh

nghiệp thông qua hiệp hội BĐS.

Khi các doanh nghiệp SGD BĐS có hành vi vi phạm pháp luật thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lí ở địa phương là các sở xây dựng. Các sở xây dựng ở địa phương điều tra

xem xét và tiến hành xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật và có thể sau đó sẽ báo

cáo lên Bộ xây dựng về tình hình hoạt động chung của các SGD. Tuy nhiên, cho đến nay

vẫn chưa có một quy định cụ thể nào của pháp luật về việc tiến hành thanh tra kiểm tra

các SGD. Việc kiểm tra hoạt động của các sàn chủ yếu lại được tiến hành thông qua cơ

quan thuế và cơ quan kiểm toán. Vì vậy, mà thực trạng hoạt động bát nháo của các sàn giao dịch cho đến nay vẫn chưa có một trường hợp nào bị kiểm tra và xử lí. Đây chính là một vấn đề thể hiện công tác quản lí của nhà nước còn rất yếu kém và nhiều bất cập.

Chính vì vậy mà người viết xin được đề xuất việc cơ cấu lại cơ quan quản lí nhà nước đối

với các SGD BĐS như sau:

TT BĐS vẫn thuộc quản lí của Bộ xây dựng và các Sở xây dựng. Tuy nhiên đối với các

sàn giao dịch thì phải thành lập một cơ quan chuyên môn tập trung và thống nhất chuyên quản lí hoạt động của các sàn giao dịch BĐS. Cơ quan này trực thuộc Bộ Xây dựng và trực tiếp quản lí các sàn giao dịch BĐS trên phạm vi cả nước.

Với cơ cấu quản lí như trên thì cơ quản lí nhà nước sẽ trực tiếp quản lí các sàn giao dịch BĐS. Như vậy thì các doanh nghiệp SGD BĐS và nhà nước sẽ luôn "gặp nhau"(tiếp xúc

trực tiếp với nhau). Điều này có ý nghĩa trực tiếp đối với các doanh nghiệp SGD BĐS

cũng như đối với nhà nước.

Các thông tin về thị trường mà cơ quản lí nhà nước thu thập được từ các SGD sẽ bảo đảm

sự chính xác và minh bạch. Còn các doanh nghiệp sẽ phản ánh ý kiến trực tiếp tới cơ

quan quản lí chuyên nghành và sẽ luôn được sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước thông

qua việc ban hành các cơ chế chính sách phù hợp, các quy định pháp kịp thời tạo điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiên cho các doanh nghiệp có môi trường pháp lí ổn định.

Với cơ quan quản lí thì cơ cấu quản lí trên có một ý nghĩa hết sức to lớn đó là: khu vực

sàn giao dịch BĐS sẽ hạn chế sự phục thuộc vào TTBĐS, vào các nhà đầu tư và các nhà đầu đầu cơ. Bởi, với thực trạng quản lí trước của nhà nước thì các SGD luôn chịu tác động mạnh mẽ của các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ thể hiện qua việc họ gửi bán sản

phẩm qua sàn giao dịch. Họ bảo gì các sàn giao dịch nghe lấy. Họ ấn định giá còn các sàn thì hưởng hoa hồng theo phần trăm khi bán được sản phẩm. Đây chính là lí do giải thích

tại sao sự ra đời của các SGD đã không mang lại hiệu quả cho TT BĐS phát triển ổ định

và minh bạch và đặc biệt là không mang lại hiệu quả cho công tác quản lí của nhà nước.

Bởi chính các SGD không thể hoạt động độc lập và tự chủ được thì sẽ không có chuyện

thông tin trên sàn là công khai và minh bạch. Nhưng nếu thực hiện cơ cấu quản lí như

trên thì cục diện các SGD BĐS và TT BĐS sẽ thay đổi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN : SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN – MỘT TRONG NHỮNG NỘI DUNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN docx (Trang 34 - 36)