Đánh giá chung về hoạt động quản lí của nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN : SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN – MỘT TRONG NHỮNG NỘI DUNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN docx (Trang 28 - 30)

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng của TT BĐS nói chung và thực trạng hoạt động của các

sàn giao dịch hiện nay cũng như xem xét thực tế hoạt động của SGD BĐS Sacomreal và

ACBR nói riêng, người viết có sự nhận xét đánh giá chung về hoạt động quản lí của nhà

nước đối với hệ thống các sàn giao dịch BĐS như sau:

Sau gần 20 ra đời và phát triển TT BĐS đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế

quốc dân, tạo ra những diện mạo mới cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó TT BĐS Việt

Nam còn rất nhiều khuyết tật cần phải khác phục đó là: các thông tin trên thị trường

không công khai minh bạch làm cho thị trường phát triển không ổn định. Các giao dịch

ngầm diễn ra còn khá phổ biến, nhà nước khó nắm bắt được những thông tin cụ thể và chính xác về thị trường nên việc quản lí và điều tiết thị trường không mang lại hiệu quả. Để khắc phục những khuyết tật trên của thị trường thì SGD BĐS ra đời với hi vọng là sẽ

tạo ra những bước phát triển mới của TT BĐS. Thực trạng hoạt động của các sàn được

phân tích ở trên đã phản ánh công tác quản và điều của nhà nước đối với lĩnh vực này còn rất yếu và thiếu kinh nghiệm.

- Để TT BĐS được công khai minh bạch nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản

pháp luật nhằm đưa các đông kinh doanh bất động sản lên SGD BĐS đó là: Luật kinh

doanh bấtđọng sản; Nghị định 153/ 2007/NĐ – CP; Thông tư 13/2008/TT – BXD; Nghị định 23/2009/NĐ – CP đã tạo cơ sở pháp cho SGD BĐS Việt Nam ra đời và phát triển.

Sự ra đời và phát triển của các sàn giao dịch BĐS được trông chờ và hi vọng là một trong

những nhân tố chủ yếu làm cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, qua thực trạng hoạt động của của các SGD cho thấy rằng các sàn vẫn chưa phát huy hết vai

trò và tác dụng của mình. Trên cả nước hiện nay số lượng các SGD đã đăng kí hoạt động

với cơ quan nhà nước là khoảng hơn 100 sàn. Trong khi rất nhiều sàn hoạt động trong

cảnh đìu hiu thì một thực tế là các vụ giao dịch ngầm vẫn diễn ra trên thị trường, chiếm

tới hơn 40% tổng số lượng các vụ giao dịch. Vì vậy, vấn đề là làm sao để đưa các giao

dịch BĐS lên giao dịch trên sàn là một bài toán khó đối với các sàn và đối với cơ quan nhà nước.

- Đồng thời sự quan tâm của nhà nước đối với việc quản lí hệ thống các sàn gia dịch còn lỏng lẻo, chưa thật sự chặt chẽ và đúng mức.Từ khi có quy định về việc đưa các giao dịch lên sàn cho đến nay nhà nước vẫn chưa thành lập được một sàn giao dịch của nhà nước.

Các sàn giao dịch BĐS hiện nay đều thuộc sở hữu của tư nhân. Nhà nước mới đưa ra được các tiêu chí để cho các sàn đủ điều kiện hoạt động chứ chưa đưa ra được một tiêu

chí xác định thế nào là sàn chuẩn và quy trình hoạt động cũng như giao dịch chuẩn trên sàn.

- Hạn chế trong công tác quản lí nhà nước hiện nay chính là những quy định của pháp

luật còn chưa hoàn thiện, chưa thống nhất và chưa đồng bộ. Với những hoạt động sai phạm của các sàn giao dịch đã được phân tích ở trên nhà nước cũng chưa có những quy định pháp luật xử lí. Những chế tài xử phạt đối với hoạt động kinh doanh BĐS và với sàn giao dịch mới được ban hành trong Nghị định 23/2009/NĐ – CP. Tuy nhiên, những chế

tài xử phạt này còn rất chung chung. Điều này được thể hiện rất rõ trong Điều 32 của

Nghị định 23/2009/NĐ-CP quy định như sau: "Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thành lập và hoạt động sàn giao dịch bất động sản.

1. Phạt tiền từ 50000 000 đồng đến 60 000 000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Vi phạm quy định về thành lập Sàn giao dịch bất động sản;

b. Vi phạm quy định về hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản;

2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm cũng bị buộc thực hiện đúng quy định về thành lập, hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định. Trường hợp tái

phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn".

Những chế tài xử phạt của Nghị định còn rất nhẹ, chưa đủ nghiêm khắc để mang tính răn đe, đặc biệt là chưa cụ thể. Chính vì vậy mà khi các sàn giao dịch vi phạm thì khó áp

dụng cơ sở pháp lí để xử phạt. Các quy định của pháp luật chưa thể với tay đến những thủ

thuật trong kinh doanh của các SGD. Vì thế, các quy định của pháp luật còn mang tính

định khung. Công tác quản lí của nhà nước đối với hệ thống các sàn chưa mang lại hiệu

quả cho TT BĐS.

Vì vậy vấn đề cần thiết đặt ra cho công tác quản lí và điều tiết của nhà nước là phải nhanh

chóng hoàn thiện các quy định của pháp luật, đặc biệt là các chế tài xử phạt phải vừa cụ

thể, vừa mang tính răn đe đối với những hoạt động sai phạm của các sàn giao dịch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN : SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN – MỘT TRONG NHỮNG NỘI DUNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN docx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)