CHỐNG CÀN QUÉT, CHIẾM ĐÓNG, BÌNH ĐỊNH CỦA ĐỊCH
Sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc, để cứu vãn tình thế, ngày 13/5/1949, Tƣớng Rơve – Tổng tham mƣu trƣởng quân đội cùng sáu nghị sĩ Quốc hội đƣợc chính phủ Pháp cử sang Đông Dƣơng để tìm kế sách mới cho cuộc chiến. Sau đó, kế hoạch mang tên Rơve đƣợc đệ trình lên Chính phủ Pháp với ý đồ chiến lƣợc xảo quyệt.
Thực hiện kế hoạch đó với viện trợ của Mĩ, thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc hành quân quy mô lớn đánh chiếm đồng bằng Bác Bộ. Sau khi đánh chiếm Bắc Ninh, Bắc Giang từ nửa cuối tháng 7 đến nửa đầu tháng 8, ngày 18/8/1949 thực dân Pháp mở cuộc hành quân lớn mang tên Canigu đánh vào Vĩnh Yên và Phúc Yên. Với lực lƣợng lên tới hơn 3000 quân đƣợc trang bị vũ khí hiện đại, máy bay và xe tăng phối hợp, địch tiến đánh theo bốn mũi đánh chiếm hai tỉnh, trong đó có ba mũi đánh trực tiếp vào Vĩnh Yên, đi qua đất Vĩnh Tƣờng.
Tiểu đoàn bộ binh số 29 có pháo binh yểm trợ dùng xe lội nƣớc từ Hạc Sơn (Sơn Tây) vƣợt sông Hồng đánh vào Cao Đại, Bồ Sao rồi theo quốc lộ số 2 đánh vào Vĩnh Yên. Một tiểu đoàn quân nguỵ có pháo binh yểm trợ dùng xe lội nƣớc từ thị xã Sơn Tây, vƣợt sông Hồng đánh vào Vĩnh Thịnh theo đƣờng 13 vào Quảng Cƣ, Đội Cấn, Bình Dƣơng và các xã khác thuộc huyện Yên Lạc để vào Vĩnh Yên.
Hai tiểu đoàn lính dù Âu – Phi đƣợc thả xuống vùng Tĩnh Luyện, Đại Đình (huyện Tam Dƣơng) để đánh các đơn vị chủ lực của ta và ngăn chặn đƣờng rút lui của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến của tỉnh, huyện lên căn cứ Lập Thạch.
Với hoả lực mạnh của pháo binh, kết hợp với phƣơng tiện cơ giới và không quân thả dù cơ động nhanh, quân địch thực hiện đƣợc chiến thuật
“đánh điểm, chiếm tuyến”, nhanh chóng chiếm đƣợc Vĩnh Yên, cắm chốt trên
tuyến quốc lộ Vĩnh Yên – Sơn Tây là Quảng Cƣ và Giã Bàng. Trên tuyến quốc lộ số 2 Vĩnh Yên đi Việt Trì chúng dựng điểm chốt Hợp Thịnh và Thƣợng Lạp. Trên tuyến đê sông Hồng, chúng dựng lên điểm chốt Thùng Mạch và Toa đen. Các điểm chốt chặn nói trên đã hình thành thế bao vây, chiếm đóng và bình định đối với các xã trong huyện.
Quân ta trong điều kiện hạn chế, thô sơ về vũ khí, trang thiết bị nhƣng tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cƣờng, kiên quyết đánh trả quân địch. Khi mũi tiến quân từ Hạc Sơn vào đến xã Cao Đại, quân dân du kích đã giật mìn buộc địch phải đi tránh qua cánh đồng sang xã Bồ Sao tìm lối ra đƣờng quốc lộ số 2. Khi cánh quân này tiến vào địa phận xã Tân Tiến và xã Đại Đồng đã bị dân quân, du kích đánh chặn. Cánh quân từ Sơn Tây tiến theo đƣờng 13 tới Quảng Cƣ cũng bị du kích giật mìn. Khi tới Phù Lập, Phúc Lập và Bồ Điền địch gặp cảnh “vườn không, nhà trống” và đã bị quân dân, du
kích gài mìn, đặt hầm chông ở khắp nơi, nhiều toán quân sục sạo vƣớng mìn nổ phải tháo chạy. Tại ngã tƣ Bồ Điền (xã Đội Cấn) bộ đội phối hợp với quân dân nổ súng đánh địch quyết liệt. Khi tiến tới Cống Cát địch tiếp tục bị trúng mìn, tới địa bàn xã Bình Dƣơng và xã Vân Xuân bị ta phục kích bắn tỉa tiêu diệt thêm một số tên. Riêng cánh quân nhảy dù xuống huyện Tam Dƣơng khi tiến vào địa bàn xã Kim Xá bị bộ đội tỉnh (đại đội Phạm Hồng Thái) cùng du kích xã chặn đánh ở ngay thôn Hoàng Xá Hạ tiêu diệt đƣợc 31 tên. Các cuộc phục kích đánh địch của bộ đội phối hợp với du kích xã làm chậm bƣớc tiến của địch, khiến chúng sau một ngày vẫn chƣa chiếm đƣợc huyện lỵ ở Thái Học (Thổ Tang). Ngày hôm sau, tức ngày 19/8/1949, địch tổ chức hai cánh quân, một từ quốc lộ số 2 lên để đánh vào huyện lỵ. Đại đội Lê Xoay phối
hợp với du kích các xã Minh Đức, Đội Cấn, Thái Học đánh chặn quân địch quyết liệt, tiêu diệt 35 tên địch tại khu vực Cổng Sung, xã Thái Học. Ngày 27/8/1949 bộ đội và du kích mai phục đánh bại cuộc hành quân của địch từ Vĩnh Yên ra, tiêu diệt 42 tên và giải thoát 35 ngƣời dân bị bắt.
Từ các điểm đóng chốt, địch liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, đánh chiếm các xã trên địa bàn toàn huyện. Trƣớc tình hính đó, Đảng bộ Vĩnh Tƣờng đã chỉ đạo các Chi bộ xã củng cố lực lƣợng phối hợp với bộ đội huyện chiến đấu chống các cuộc hành quân của địch. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở hầu khắp các xã trong toàn huyện. Ngay trong đêm 21/8, đại đội Lê Xoay đã cùng với du kích xã Đại Đồng và các xã lân cận tập kích địch ở Thƣợng Lạp, tiêu diệt một tiểu đội địch, giành lại hơn 10 con trâu bò địch cƣớp của nhân dân. Ngày 24/8, địch đã huy động ba đại đội đánh vào xã Đại Đồng, du kích đã chiến đấu vô cùng dũng cảm tiêu diệt địch, cản bƣớc tiến của chúng. Nhiều tấm gƣơng chiến đấu ngoan cƣờng đã xuất hiện, tiêu biểu nhƣ đồng chí Trần Văn Nặm phụ trách giật mìn ở khu vực cổng Ba; đồng chí Lê Văn Giang, Tô Văn Hách và đồng chí Nguyễn Văn Ty đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Từ sáng đến ba giờ chiều, quân địch mới vào đƣợc làng, địch tàn sát dân làng rất dã man, chúng bắt đi gần 50 dân thƣờng và bắn chết, nhiều nhà cửa, tài sản bị đốt phá cƣớp bóc,.... Chúng còn bắt dỡ đình chùa để dựng bốt, đập phá tƣợng Phật.
Những ngày sau đó, địch liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét vào các xã trên địa bàn huyện. Ở các xã phía Bắc và Đông bắc chúng tiếp tục càn quét vào Đại Đồng, Yên Bình, Chấn Hƣng với quy mô hành quân cấp tiểu đoàn. Ngày 25/8 địch huy động hai tiểu đoàn từ Vĩnh Yên đánh vào Bình Dƣơng, ngày 26/8 chúng càn quét vào Đại Đồng đốt hơn 800 nóc nhà, tàn phá làng Đồng Vệ. Ngày 30/8 chúng mở trận càn vào xã Bình Dƣơng, ngày 6/9 địch từ Vĩnh Yên càn quét vào xã Yên Bình,... cùng một số xã khác trong
Đồng thời, chúng còn dụ dỗ, cƣỡng bức lập Ban tề làm tay sai cho chúng. Trƣớc âm mƣu đó của địch, Đảng bộ Vĩnh Tƣờng đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại âm mƣu nguy hiểm của địch. Quần chúng nhân dân đƣợc chỉ đạo đấu tranh nêu lý do; Ngƣời có sức khoẻ, trẻ tuổi đều đi hết, chỉ có ngƣời già và phụ nữ nên không có lực lƣợng tham gia vào tổ chức tề. Nhiều chi bộ đã tổ chức ngƣời đến vận động thuyết phục những ngƣời bị cƣỡng ép làm tề không theo địch phá hoại cách mạng; tổ chức cảnh cáo những kẻ cam tâm làm tay sai cho địch, phá hoại kháng chiến. Ở một số xã, địch đã dựng lên bộ máy tề nguỵ làm tay sai cho chúng nhƣ Lũng Ngoại, Thổ Tang. Vĩnh Tƣờng thực hiện chủ trƣơng của tỉnh về tổng phá tề, phân chia ra làm ba loại để có giải pháp cụ thể. Tề loại A là phản động cần phải tiêu diệt; tề loại B còn lừng chừng chƣa lộ rõ bộ mặt phản động thì cần phải phân hoá, cô lập; tề loại C bị ép buộc thì tiến hành giải phóng,... Nhƣng trong khi thực hiện, việc phá tề đã phạm phải tƣ tƣởng “tả khuynh”, hiện tƣợng trừng trị, cô lập tràn lan. Lợi dụng tình hính đó, thực dân Pháp đã cho củng cố bộ máy tề, chuyển nhiều ban tề loại B lên loại A.
Vĩnh Tƣờng có vị trí chiến lƣợc quan trọng: là điểm giáp gianh giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do; địa thế nằm giữa trục quốc lộ 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang lên chiến khu Việt Bắc; đƣờng quân sự 13 từ Vĩnh Yên đi Sơn Tây và dải sông Hồng, sông Phó Đáy chảy qua. Thấy rõ vị trí quan trọng và để thực hiện kế hoạch chiếm đóng, thực dân Pháp muốn tạo ra một vành đai trắng ở đây. Chúng đã cho xây dựng nhiều đồn bốt: ở phía Bắc là bốt Thƣợng Lạp đƣợc củng cố thành một căn cứ quân sự có lực lƣợng quân đồn trú lớn tới cấp tiểu đoàn và hoả lực mạnh gồm bốn đại bác 75 ly có khả năng khống chế khu vực rộng lớn. Ở phía Tây chúng cho xây dựng các bốt bàn Mạch, Dẫn Tự, Lý Nhân, Phù Chính; các bốt Thổ Tang, Sơn Tang và ở Đội Cấn chúng còn cho xây dựng sân bay dã chiến; cùng nhiều tháp canh ở các xã phụ cận.
Phía Tây bắc có bốt Toa Đen; đƣờng số 13 có bốt Quảng Cƣ, Phú Đa; Kim Xá có bốt Vàng và các bốt Phú Trƣng, Xuân Lai,.... tạo thành thế gọng kìm kẹp và làm bàn đạp để tấn công lên vùng tự do. Chúng tổ chức nhiều đợt càn quét dùng đại bác, xe tăng, tàu chiến tấn công nhiều lần hòng vƣợt qua Vĩnh Tƣờng tiến công bình định tỉnh Phú Thọ để tiến công lên chiến khu Việt Bắc. Lúc này, Vĩnh Tƣờng thực sự trở thành trạm tiền tiêu của Tỉnh.
Từ đầu năm 1950 địch liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét có quy mô lớn hòng bắt bớ, tiêu diệt lực lƣợng kháng chiến của ta. Tại xã Đại Đồng, ngày 12/1/1950 sau trận càn quy mô vào xã chúng thực hiện âm mƣu
“tát nước bắt cá” ly tán dân để bắt bớ cán bộ, du kích. Chúng cho quân về
gây áp lực dồn dân từ Ngõ Vối lên quốc lộ 2 tạo thành “khu cấm” để kiểm
soát khu dân cƣ tập trung. Ở “khu cấm” nhà cửa, cây cối bị triệt phá nhƣ là vùng đất trắng áp sát khu dân cƣ tập trung. Địch kiểm soát ngƣời dân ra vào làng hàng ngày qua vọng gác, xung quanh làng có hào sâu và rào kín. Trên đoạn đƣờng quốc lộ 2 từ Thƣợng Lạp đến Sơn Kiệu, địch bắt nhân dân phải mắc đèn chai treo trên các cây để kiểm soát ngƣời đi lại ban đêm. Ngày 2/2/1950 địch lại mở trận càn lớn vào xã Đại Đồng, cán bộ, chiến sĩ du kích Đại Đồng đã chiến đấu đánh địch quyết liệt và đã đánh bại nhiều đợt tiến công của chúng. Song, do quá chênh lệch về lực lƣợng và vũ khí quân địch đã chiếm đƣợc xóm Nội. Chúng điên cuồng lùng sục từng nhà, từng ngõ xóm để tìm bắt cán bộ, du kích, chúng đã bắt đƣợc 12 cán bộ, chiến sĩ du kích trong đó có 8 đảng viên bị bắt. Chúng đã dùng dây thép sâu vào bàn tay và lôi họ đến miệng hào “khu cấm” rồi xả súng bắn, dìm xác trong hào sâu.
Tại các xã phía Tây nhƣ Minh Đức, Tân Cƣơng, Cao Đại và các xã phía Nam nhƣ Đội Cấn, Tứ Trƣng, Ngũ Kiên,.... cuộc chiến đấu chống hành quân càn quét, bình định của địch vô cùng ác liệt. Ngày 30/12/1949 bọn tề điệp, bảo an phản động đóng giả lính Phi đi lùng sục ở xã Minh Đức và bắn
chết 10 cán bộ, đảng viên, dân quân du kích. Từ ngày 12 đến ngày 18/1/1950 chúng tiếp tục càn quét vào hai xã Minh Đức và Đội Cấn. Quân địch đã xả súng bắn vào ngƣời dân đang làm đồng và những nơi nhân dân đang ẩn nấp, ném lựu đạn vào những chỗ đông ngƣời để giết hàng loạt. Có gia đình bị chúng giết hại tới hai, ba ngƣời, thậm chí có bà mẹ đang cho con bú cũng bị giặc bắn chết. Hơn 160 xác chết, ngƣời già, trẻ em, phụ nữ rải trên khắp các cánh đồng ở các thôn Phú Thứ, Yên Trình, Yên Nhiên. Ở Đội Cấn có chỗ nhân dân ẩn nấp bên bờ mƣơng cũng bị chúng xả sủng bắn chết 40 ngƣời, xác chồng chất lên nhau, riêng xã Đội Cấn địch đã giết hại hơn 100 ngƣời. Ngày 12 và 18/1/1950 (tức ngày 24/1 và ngày 1/12 năm Đinh Sửu) đã trở thành ngày giỗ của nhân dân địa phƣơng, điều đó lại càng khắc sâu thêm lòng căm thù giặc.
Cuối tháng 1/1950, địch hành quân càn quét lớn vào xã Ngũ Kiên, đốt phá nhiều nhà cửa. Chúng bắt đƣợc đồng chí Chi uỷ viên Nguyễn Đắc Vận, chúng dùng cực hình tra tấn nhƣng không khai thác đƣợc tin tức gì từ đồng chí, bọn chúng đã đẩy đồng chí vào đống rơm rồi thiêu chết. Trong tháng 4 và tháng 5/1950, tại xã Minh Đức có bọn chỉ điểm phản động đƣa đƣờng, quân địch đã lùng sục bắn chết xã đội trƣởng Cao Duy Thế, chặt đầu xã đội phó Phạm Văn Tiến,... Chúng còn bắt Chi uỷ viên Trần Văn Sinh tra tấn rất dã man; triệt phá nhà cửa các gia đình đồng chí Bí thƣ Huyện uỷ Trần Minh Chƣng và đồng chí Chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chính Kim Văn Điện cùng một số đồng chí khác.
Trƣớc tình hình địch càn quét chiếm đóng ngày càng ác liệt, Đảng bộ đã kịp thời chỉ đạo các Chi bộ lãnh đạo nhân dân vừa chiến đấu chống càn quét, đấu tranh với địch vừa tiến hành xây dựng cơ sở ở vùng tự do thuộc huyện Lập Thạch. Các Chi bộ xã đều chia thành hai bộ phận, bộ phận A ở xã chiến đấu, bộ phận B ở vùng tự do để xây dựng, phát triển lực lƣợng và chuẩn
bị các điều kiện vật chất bảo đảm cho việc trở về xã hoạt động. Trƣớc tình hình ngày càng khó khăn, ác liệt, các chi bộ đã nêu cao tinh thần chủ động công tác. Chi bộ xã Bình Dƣơng đã lãnh đạo nhân dân có nhiều hình thức khôn khéo chống việc truyền đạo và ép dân theo đạo Thiên Chúa; lãnh đạo chuyển hƣớng đấu tranh kết hợp vũ trang với chính trị, củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, chuyển mọi mặt vào hoạt động bí mật. Du kích xã Bình Dƣơng đã hỗ trợ cho cán bộ và du kích xã Đại Đồng. Trong tháng 6/1950, tại xã Chấn Hƣng du kích đã phối hợp với bộ đội Lê Xoay đánh vào bốt Kiệu gây cho địch nhiều thiệt hại. Sau lễ ra mắt của tiểu đoàn 64 của bộ đội tỉnh Vĩnh Phúc, đêm ngày 13/6/1950, đơn vị đã tổ chức tiến đánh đồn Sơn Kiệu. Đây là chủ trƣơng của tỉnh nhằm tạo ra tiếng vang về quân sự để động viên tinh thần đấu tranh của nhân dân trong vùng địch tạm chiếm. Trận chiến diễn ra khẩn trƣơng, quyết liệt, tinh thần kiên cƣờng chiến đấu giữ đất, giữ làng và bốt Kiệu đã bị san phẳng, tiêu diệt tên chỉ huy ngƣời Pháp và trung đội lính bảo hoàng. Chiến thắng hạ bốt Sơn Kiệu đã cổ vũ to lớn tinh thần chiến đấu của quân dân Vĩnh Tƣờng dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Tiếp đó, là các hoạt động phá tề ở xã Yên Bình, trừng trị bọn tề phản động ở Yên Mỗ và Lực Điền, làm cho bọn tề nguỵ ở làng Yên Trù cùng bọn tay sai khác do địch dựng lên hoang mang, lo sợ, hoảng hốt. Trƣớc hành động đàn áp, bắt bớ và tra khảo dã man để tìm tung tích các chiến sĩ du kích phá tề, Đảng bộ đã lãnh đạo tổ chức các cụ bô lão vào tận bốt đấu lý, buộc chúng phải thả hết những ngƣời bị bắt.
Sau các trận càn quét chiếm đóng của thực dân Pháp, lực lƣợng kháng chiến của các xã bị tổn thất nặng nề, một số cán bộ chủ chốt bị bắt và giết hại. Nhiều nơi đƣa đảng viên vào hoạt động trong bộ máy tề nhƣng kẻ địch đã dùng nhiều thủ đoạn xảo quệt để phát hiện, bắt bớ, giết hại gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu ở các xã nhƣ: Bình Dƣơng, Yên Bình, Minh Đức,
Tân Cƣơng, Đội Cấn,.... một số đảng viên sa ngã và làm tay sai, chỉ điểm cho thực dân Pháp phản lại quyền lợi của quê hƣơng. Còn một số đảng viên khác đã bỏ nhiệm vụ theo gia đình đi tản cƣ. Lực lƣợng đảng viên ở các chi bộ bị giảm sút nhanh chóng về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đảng viên.
Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng và sự chỉ đạo của Tỉnh về kiểm điểm, rà soát đội ngũ đảng viên, thực hiện phê bình, tự phê bình và kỉ luật