Đảng bộ Vĩnh Tƣờng lãnh đạo nhân dân tiến hành chiến tranh du kích

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện vĩnh tường lãnh đạo công cuộc xây dựng chính quyền và kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954 (Trang 51 - 88)

CHIẾN TRANH DU KÍCH THỰC HIỆN GIẢI PHÓNG QUÊ HƢƠNG

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Tƣờng chiến đấu giữ đất, giữ làng, thực hiện chủ trƣơng “Giặc đến ta đi, giặc đi ta về”, bám làng, bám đất để chiến đấu và đã giành đƣợc những thắng lợi tiêu biểu nhƣ chiến thắng Trần Hƣng Đạo làm tiêu hao một phần sinh lực địch, làm tinh thần chiến đấu của chúng hoang mang, lo sợ. Sau chiến dịch Trần Hƣng Đạo, biết bộ đội chủ lực đã rút, thực dân Pháp tổ chức chiếm lại các vị trí đã mất. Ngày 22/1/1951, quân địch tổ chức càn quét vào các xã Đại Đồng, Cao Đại, Tân Cƣơng, Minh Đức, Tuân Chính, Vũ Di, Bình Dƣơng,.... chiếm lại các vị trí Vàng, Hạ Chuế. Do chủ quan, ở các xã đã bộc lộ lực lƣợng, đi lại tự do, công khai cơ sở và lãnh đạo không tính tới việc địch quay lại. Đặc biệt, trong phá tề không làm một cách triệt để nhiều tên cầm đầu trốn thoát... Vì vậy, ngay trong trận càn đầu địch đã đánh phá vào hầu hết các cơ sở ở các xã, bắt bớ và giết hại nhiều cán bộ lãnh đạo của xã và huyện. Đồng chí Bí thƣ Huyện uỷ Trần Minh Chƣng cũng hy sinh trong đợt càn quét này, nhiều xã đã đƣa phần lớn lực lƣợng về, nay phải trở lại căn cứ ở vùng tự do.

Sau khi hành quân càn quét, quân địch xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố dọc theo tuyến quốc lộ số 2 và tuyến đê sông Hồng với những lô cốt bê tông cốt thép nửa chìm nửa nổi cùng với hệ thống tháp canh kiên cố,....Trên tuyến quốc lộ 2 các bốt Thƣợng Lạp, Cầu Trắng, Sơn Kiệu đƣợc củng cố, tăng cƣờng hoả lực và quân số. Bốt Thƣợng Lạp quân số lên tới 1000 tên, tăng cƣờng thêm pháo 105 ly và tiểu đoàn xe cơ giới. Trên tuyến đê sông Hồng có hệ thống bốt Toa Đen, Bồ Sao, Đại Đình, Thùng Mạch, Bàn Mạch, Quảng Cƣ, Phú Đa. Trên tuyến giao thông liên huyện Yên Lạc giặc Pháp ngày càng chống phá điên cuồng, chúng tăng cƣờng quân ở các bốt và các phân khu quân sự, tăng cƣờng xây dựng các boong ke kiên cố ở Yên Cát, Vân Ổ và hàng chục tháp canh. Trong các hệ thống đồn bốt nói trên, địch còn lập ra các bốt phân khu, tiểu khu lập ra các phòng nhì,.... các cụm bốt có sĩ quan Pháp trực tiếp chỉ huy. Bốt Thùng Mạch là nơi tra tấn, giam cầm các chiến sĩ, cán bộ cách mạng của ta. Bốt An Cát đƣợc xây dựng thành bốt phân khu, làm thêm sân bay dã chiến với số quân lên đến 500 tên. Địch ra sức củng cố bộ máy tề nguỵ, thực hiện nhiều thủ đoạn lôi kéo, lừa gạt dân theo đạo và mua chuộc giáo dân. Chúng ráo riết bắt lính lập các đơn vị địa phƣơng quân, hƣơng dũng và lập ra các tổ chức phản động để mị dân và cài cắm chỉ điểm nhƣ: “Thanh niên chống cộng”, Quốc dân Đảng, “Thanh niên thể thao”, “Thanh niên giáo dục” nhằm chống phá kháng chiến.

Để đối phó với âm mƣu, thủ đoạn của địch thực hiện chỉ thị của Liên khu uỷ Việt Bắc và chỉ đạo của Tỉnh uỷ. Đảng bộ tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, động viên tƣ tƣởng cán bộ, quần chúng với chủ đề “khuyếch trương thắng

lợi của chiến dịch Trần Hưng Đạo”, chỉ đạo các xã kiểm tra soát xét lại tổ

chức và hoạt động, thực hiện nghiêm khắc bí mật. Các xã phải xem xét lại hệ thống hầm bí mật, bỏ hệ thống cũ, kiên quyết lấp nơi đã bị lộ, thực hiện nguyên tắc một hầm không đƣợc nhiều ngƣời biết, thay đổi nơi liên lạc

thƣờng xuyên. Tại các chi bộ, các tổ chức phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm về tƣ tƣởng chủ quan, tuỳ tiện trong hoạt động.... Trên cơ sở đó, Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo đấu tranh phá kế hoạch bình định, chiếm đóng của địch, chỉ đạo sát sao việc đƣa cán bộ từ vùng tự do Lập Thạch về các xã để gây cơ sở, củng cố tổ chức,...

Trƣớc yêu cầu mới của công cuộc kháng chiến, từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ II, Đại hội đã hoàn thiện đƣờng lối kháng chiến, thông qua những chính sách quan trọng để đƣa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Đại hội quyết định đƣa Đảng ra hoạt động công khai, bầu Ban Chấp hành Trung ƣơng, đồng chí Hồ Chí Minh đƣợc bầu làm Chủ tịch; đồng chí Trƣờng Chinh đƣợc bầu làm Tổng Bí thƣ. Ngày 20/4/1951, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tiến hành, Đại hội đã thông qua Nghị quyết chỉ đạo nhiều nhiệm vụ quan trọng của Tỉnh nhƣ: đẩy mạnh chiến tranh du kích ở từng địa phƣơng, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, củng cố Mặt trận thống nhất. Các phƣơng châm, biện pháp chỉ đạo cụ thể đƣợc đề ra hƣớng dẫn các cơ sở tổ chức thực hiện. Phƣơng châm đấu tranh trong vùng tạm chiếm là “bảo vệ mùa màng, chống địch phá hoại, chống bắt phu, chống

thuế là chính,....”. Đại hội cũng chỉ ra nhiệm vụ xây dựng chính quyền, Mặt

trận thống nhất và công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến,....

Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng bộ Tỉnh có ý nghĩa to lớn động viên tinh thần, giác ngộ chính trị cho đảng viên và quần chúng nhân dân. Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, Đảng bộ Vĩnh Tƣờng đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, học tập chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và tiến hành phê bình, tự phê bình trong toàn Đảng bộ. Các Chi bộ địa phƣơng đã thảo luận và bàn bạc kế hoạch, biện pháp chủ trƣơng của Tỉnh uỷ là: đẩy mạnh chiến tranh du kích, tăng cƣờng xây dựng lực lƣợng vũ trang là nhiệm vụ hàng đầu của quá trình

xây dựng địa bàn chiến tranh du kích ở vùng sau lƣng địch; các Chi bộ tập trung xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện các nhiệm vụ kháng chiến; phân công trách nhiệm rõ ràng của hai bộ phận A,B; lựa chọn các cán bộ, đảng viên có ý chí quyết tâm và năng lực công tác trở về xã. Để giúp các xã triển khai công tác, Đảng bộ cùng với Huyện uỷ chủ trƣơng “đơn

giản tổ chức bộ máy cơ quan huyện”, rút cán bộ tăng cƣờng cho xã. Nhiều

cán bộ lãnh đạo và chỉ huy quân sự Huyện có kinh nghiệm hoạt động bí mật đƣợc điều động hẳn về các xã. Trong chỉ đạo, Đảng bộ coi trọng các xã vùng trọng điểm để xây dựng cơ sở địa bàn đứng chân, chú ý nhiệm vụ chống càn, tăng cƣờng trừ gian, chuẩn bị tích cực để tiến hành chiến tranh du kích.

Từ vùng tự do huyện Lập Thạch, cán bộ nhiều xã phân chia nhỏ lẻ đi theo nhiều hƣớng trở về quê hƣơng vùng hậu địch để gây dựng phát triển phong trào, có những đêm phải vƣợt qua vành đai trắng giữa hệ thống đồn bốt dày đặc, kiểm soát gắt gao... Đoàn các xã phía Bắc và phía Tây vừa thực hiện bí mật vừa dùng biện pháp đột nhập đánh địch. Đoàn xã Vĩnh Thịnh đi đƣờng vòng qua Phú Thọ, Quảng Oai (Ba Vì) và Sơn Tây để tiếp cận về xã nhƣng không thành lại đi qua Yên Lạc, men theo các xã ngoài bãi ven sông nhƣ Liên Châu, Đại Tự, qua Vĩnh Ninh, Phú Đa rất gian khổ.

Giữa lúc đó, Trung ƣơng mở các chiến dịch lớn Hoàng Hoa Thám và Hà Nam Ninh. Các binh đoàn chủ lực tinh nhuệ của địch ở Vĩnh Phúc phải đi ứng phó, tạo nhiều sơ hở. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo cho Tiểu đoàn 64 có sự phối hợp của bộ đội Huyện tiến công nhiều căn cứ địch ở huyện Bình Xuyên, Yên Lãng và Yên Lạc giành nhiều thắng lợi, phục hồi nhiều cơ sở Đảng.

Riêng ở huyện Vĩnh Tƣờng, do nhiều nguyên nhân nhƣ lực lƣợng địch đông và cấu trúc công sự kiên cố, hoả lực mạnh,.... trong khi đó lực lƣợng bộ đội Huyện và du kích ở các xã có hạn nên mặc dù rất quyết tâm nhƣng cả hai lần đều không đánh đƣợc bốt Phù Chính, ba lần tiến đánh bốt Hƣng Lục

nhƣng cũng không đạt đƣợc kết quả gì. Trƣớc sự phản kích ác liệt của địch, bộ đội và du kích ở nhiều xã phải trở lại vùng tự do huyện Lập Thạch. Tƣ tƣởng ỷ lại vào bộ đội chủ lực trong một số cán bộ, đảng viên nảy sinh một số bi quan, ngại trở về vùng địch hậu hoạt động. Ở các xã Minh Đức, Đội Cấn, Đại Đồng một số cán bộ, đảng viên bỏ nhiệm vụ đi kiếm sống hoặc dựa dẫm vào bộ đội, khi bộ đội rút lui cũng theo đó rút,....

Trƣớc tình hình đó, Tỉnh uỷ và trực tiếp là đồng chí Lê Thanh – Phó Bí thƣ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các hoạt động khôi phục phong trào và cơ sở của huyện. Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã quyết định điều động một số cán bộ cho huyện. Đảng bộ huyện đã cử một số đồng chí bí mật về xã Chấn Hƣng nhằm nắm tình hình địch ở các xã phía Bắc. Một số đồng chí khác cùng cán bộ xã tìm đƣờng qua các xã của huyện Bình Xuyên, Yên Lãng, Yên Lạc về các xã Ngũ Kiên, Tứ Trƣng. Đƣờng trở về theo hƣớng các xã phía Bắc huyện phải vƣợt qua sông Phó Đáy, mùa khô rét buốt, mùa hè lũ dâng đầy, có đồng chí đã hy sinh do bị lốc xoáy nhƣ trƣờng hợp của một số cán bộ xã Đại Đồng đầu tháng 9/1951. Trong đêm tối và phải tránh mìn, tránh địch đón lõng để bắt bớ, đƣờng về xã của cán bộ gặp nhiều khó khăn. Nhiều khi bị sa vào phục kích của địch, phải đánh địch rồi trở lại căn cứ để tính kế hoạch về lần sau. Có những khi về đến xã rồi nhƣng gặp lúc có động, lính đi tuần, sục sạo phải chuyển sang làng khác. Sang làng khác lại gặp địch mà khi đó đã là 3, 4 giờ sáng nên phải quay ra sống ẩn nấp ở ruộng ngô, bãi mía nhƣ ở Vĩnh Thịnh, Tuân Chính, Tam Phúc, Vĩnh Ninh,... Một số xã cán bộ chƣa vào làng đƣợc, phải đào hầm bí mật ở ngoài đồng, lại gặp khó khăn về mùa mƣa, nƣớc ngập, hầm sụt lở, cũng có khi phải ngâm nƣớc ba đến bốn ngày,... Cùng chia sẻ những gian nan, nguy hiểm với cán bộ, đảng viên trở về xã hoạt động có các gia đình làm cơ sở, trực tiếp là các bà mẹ, các chị đã dũng cảm và linh hoạt, sáng tạo che mắt địch để nuôi giấu, tiếp tế cho cán bộ. Đó là công việc lo tiếp tế, che giấu cán bộ nhiều ngày ở ngoài đồng, ngoài bãi để tiếp cận làng. Đó là

việc lo đào hầm bí mật ngay trong nhà mình để bảo vệ cán bộ nhƣ những ngƣời ruột thịt. Với những tấm lòng bao dung, cao cả của nhân dân của hàng trăm gia đình cơ sở cách mạng mà việc gây dựng phong trào đƣợc thực hiện có kết quả.

Để hỗ trợ cho sự phát triển chiến tranh du kích, giữa tháng 5/1951, tại vùng tự do huyện Lập Thạch, Hội nghị Liên tịch quyết định thành lập tiểu đoàn Liên huyện Lập Thạch, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc mang phiên hiệu 62 gồm ba đại đội, đại đội Vĩnh Tƣờng mang phiên hiệu là C14. Tháng 9/1951, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ hai đã đề ra nhiệm vụ và phƣơng hƣớng công tác vùng địch hậu. Tháng 10/1951, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc chỉ đạo các huyện và cơ sở cần phải: thực hiện duy trì và đẩy mạnh hoạt động quân sự, phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh công tác địch vận, nguỵ vận, tiếp tục chống kế hoạch thiết lập vành đai trắng của địch, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Đảng bộ Vĩnh Tƣờng còn chủ trƣơng tăng cƣờng cán bộ xã, luôn – điều chuyển cán bộ lãnh đạo chỉ huy có kinh nghiệm và phân tán bộ đội địa phƣơng về các xã trực tiếp tham gia công tác và chiến đấu. Các xã trọng điểm đƣợc quan tâm, chú trọng trong việc xây dựng địa bàn đứng chân, xây dựng các cơ sở bí mật.

Trong thời gian này, phong trào của huyện đang phục hồi và phát triển thì quân địch mở cuộc tấn công lên tỉnh Hoà Bình hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, chúng cho rút một bộ phận quân ở Vĩnh Phúc tạo ra những sơ hở trên địa bàn tỉnh. Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị về “nhiệm vụ phá cuộc tấn

công Hoà Bình của địch....”. Chấp hành Chỉ thị của Trung ƣơng, Tỉnh uỷ đã

đề ra nhiệm vụ và chủ trƣơng chỉ đạo cụ thể đối với các địa phƣơng trong toàn tỉnh:

Một là, mạnh dạn đƣa hết các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện vào vùng địch

hậu tác chiến để mở khu du kích, võ trang tuyên truyền phát triển cơ sở ở vùng tạm chiếm.

Hai là, chuyển hết cán bộ huyện, chi uỷ, đảng viên và du kích vào vùng

địch hậu, cùng bộ đội củng cố, xây dựng cơ sở, thực hiện thu thuế nông nghiệp đối với nông dân.

Ba là, đẩy mạnh công tác địch vận, nguỵ vận làm tan rã hàng ngũ bảo

hoàng, hƣơng dũng, chống đi phu, nộp phạt, đi lính.

Thực hiện chủ trƣơng trên và có lực lƣợng bộ đội của tỉnh tăng cƣờng, cuối năm 1951 các xã trong huyện đều phục hồi đƣợc cơ sở và có những hoạt động tích cực. Các chi bộ ở các xã nhƣ Minh Đức, Tuân Chính, Tân Cƣơng, Đội Cấn, Ngũ Kiên thực hiện phƣơng châm bám đất nắm dân, phục hồi, mở rộng cơ sở, vận động quần chúng đấu tranh chống kìm kẹp; tiến hành đánh giá, phân loại các ban tề, lực lƣợng bảo an, hƣơng dũng ở các thôn để xác định biện pháp đối phó, tiến hành binh vận, địch vận. Ở xã Minh Đức, đã vận động thuyết phục chánh bảo an Thƣợng Trƣng, phó bảo an Thọ Trƣng thực hiện theo sự chỉ dẫn của cách mạng, thuyết phục chỉ huy bốt tổng dũng Phú Trƣng và binh lính bỏ ngũ về với nhân dân. Ở Thƣợng Trƣng, Phú Hạnh ta đã phá tan rã tổ chức Quốc dân Đảng phản động. Chi bộ xã Tuân Chính xác định nhiệm vụ của cán bộ: “cấp uỷ phải trực tiếp cầm quân, đảng viên phải cầm súng, chỗ đứng của chi bộ là tại xã”. Ngày 22/12/1951, ngay sau khi về xã,

du kích Tuân Chính đã tổ chức mai phục bắt tên sếp bốt Phù Chính. Tiếp đó là tuyên truyền về tin chiến thắng, động viên phát triển sản xuất, đóng thuế nông nghiệp,.... Đặc biệt, ta tiến hành in, phát truyền đơn địch vận nói rõ chính sách khoan hồng của Đảng và Hồ Chủ tịch kêu gọi anh em binh lính quay súng về với nhân dân. Ở xã Ngũ Kiên, chi bộ cử cán bộ trực tiếp phó bảo an, chánh phó tổng uỷ tề để thuyết phục, giáo dục. Phần lớn bọn tề, nguỵ

không dám hung hăng nhƣ trƣớc, một số tên ác ôn, nợ máu bị trừng trị thẳng tay. Ở Vĩnh Thịnh chƣa tổ chức đƣợc hoạt động vũ trang thì tập trung tiếp xúc các thôn xóm để xây dựng cơ sở. Ở Bình Dƣơng, đƣợc huyện tăng cƣờng cán bộ lãnh đạo, bộ đội và công an đã mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động vũ trang. Nhờ đơn vị bộ đội tỉnh và đại đội Lê Xoay dùng hoả lực mạnh để tấn công bốt Giã Bàng (là bốt khống chế cả khu vực) gây thanh thế, kết hợp tổ chức các mũi tấn công vào các thôn Phong Doanh, Lạc Trung, Hoa Phú buộc bọn bảo an, hƣơng dũng dẫn đƣờng tìm diệt một số tên phản động. Đội võ trang tịch thu sổ sách, giấy tờ, tuyên bố giải tán các tổ chức bảo an, ban tề, thu vũ khí ở các bốt gác, điếm canh, cấm bọn tề nguỵ hành động o ép dân và đối xử tàn ác với các gia đình có ngƣời đi kháng chiến.... Những hoạt động đó đã động viên mạnh mẽ nhân dân trong việc tham gia giúp đỡ cán bộ, yên tâm tin tƣởng phát triển sản xuất phục vụ và đóng góp cho kháng chiến. Công tác xây dựng và mở rộng cơ sở, củng cố trận địa lòng dân, bảo đảm cho quân dân các xã trong huyện bƣớc vào những ngày tháng chiến đấu mới vô cùng ác liệt.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện vĩnh tường lãnh đạo công cuộc xây dựng chính quyền và kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954 (Trang 51 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)