Kinh tế nông nghiệp ở huyện Bình Xuyên với những chuyển biến mạnh

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện bình xuyên lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp từ 1986 2006 (Trang 50)

mạnh mẽ

Thực hiện chủ trương của cấp trên, ngày 8/2/1996 Đảng bộ huyện Tam Đảo đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ VI. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành khóa V đã kiểm điểm quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ và tổng kết lại chặng đường 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên quê hương (1986 - 1995).

Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI đề ra, Đảng bộ huyện đã tổ chức quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đảng bộ huyện đến từng cán bộ đảng viên, nhằm thống nhất về mặt tư tưởng và nhận thức, trên cơ sở đó xây dựng quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Với quyết tâm như vậy, sau hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội (1996 - 1997) Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã thu được những kết quả khá toàn diện.

Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng cả năm 1996 đạt 30.384 ha bằng 100% so với kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 102%. Trong đó diện tích lúa cả năm đạt 19.163 ha bằng 98,6% kế hoạch, giảm 169 ha so với năm 1995. Diện tích các loại hoa màu đạt 11.284 ha bằng 120%, so với cùng kỳ đạt 108%. Đáng chú ý là cây lạc, cây đỗ tương, cây ngô đều tăng so với kế hoạch và cùng kỳ. Năm 1996 cây mía cũng phát triển trên vùng đồi 195 ha. Năng suất lúa cả năm do mưa ngập nên chỉ đạt 3.177 kg/ha. Sản lượng lương thực cả năm đạt 80.944 tấn đạt 98% so với kế hoạch bằng 99,1% so với năm 1995. Năm 1997 tỷ trọng kinh tế tăng từ 8 - 10%. Tổng sản lượng lương thực năm 1997 đạt 84.160 tấn tăng 16.000 tấn so với năm 1995.

47

Chăn nuôi phát triển tương đối ổn định. Tổng đàn gia cầm năm 1997 có 1.129.000 con tăng 30% so với năm 1995. Đáng chú ý là phong trào nuôi bò lai Sind, lợn hướng nạc, vịt siêu trứng, bước đầu có hiệu quả và đang được phát triển ở địa phương.

Phong trào trồng cây gây rừng được huyện đặc biệt quan tâm. Năm 1996 huyện duy trì được phong trào trồng và bảo vệ rừng nên kết quả đạt được khá với 367 ha trồng mới. Đặc biệt phong trào làm trang trại rừng, vườn rừng phát triển mạnh sau khi huyện tiến hành giao đất theo Nghị định 02 CP.

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, huyện đã tập trung một nguồn kinh phí lớn để tu bổ và xây dựng hệ thống thủy lợi trong huyện. Năm 1996 huyện đã đắp 10 công trình thủy lợi lớn nhỏ, hồ đập trạm bơm với trên 600 triệu đồng, trong đó có 173 triệu là vốn hỗ trợ của huyện. Kết quả các công trình thủy lợi đã nâng diện tích được tưới từ 71% năm 1991 lên 81% năm 1997. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương trong thời kỳ mới, ngày 9/6/1998 Chính phủ ra Nghị định số 36/98/NĐ-CP “Về việc chia huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc thành huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên”. Thực hiện Nghị định trên, huyện Bình Xuyên được tái lập, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1998. Sự kiện chính trị quan trọng này có tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện.

Nhìn chung, trên lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp những năm đầu huyện được tái lập có bước phát triển khá do có sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền, bước đầu có sự ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: mạnh dạn đưa các giống mới, cây, con, có năng suất cao vào địa phương. Việc trông nấm, trồng dâu nuôi tằm được nhân dân tích cực đầu tư ngày càng nhiều. Huyện có chính sách trợ giá về giống và có chính sách khuyến khích khen thưởng để động viên. Nhiều hợp tác xã trong huyện đã chuyển đổi luật và lao động có hiệu quả. Công tác thủy lợi phục vụ cho

48

nông nghiệp được đầu tư tu bổ, nâng cấp, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. Công tác phòng chống thiên tai được các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch.

Có 21/21 Hợp tác xã nông nghiệp tiến hành Đại hội, chuyển đổi và đăng ký kinh doanh dịch vụ theo luật hợp tác xã, trong đó có 9 hợp tác xã quy mô toàn xã (43%), 12 hợp tác xã quy mô thôn. Sau khi chuyển đổi các hợp tác xã đi vào hoạt động dịch vụ về điện, thủy nông, vật tư, giống mới. Nhiều hộ nông dân đã dồn ghép ruộng đất thành trang trại.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn những năm qua có xu hướng giảm dần tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt, từ 76% năm 1995 xuống 64% năm 2000. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 24% năm 1995 lên 64% năm 2000. Dịch vụ nông nghiệp đến năm 2000 ước đạt 6%. Các ngành nghề truyền thống như mộc cao cấp, trồng dâu nuôi tằm… được khôi phục. Nhiều nghề mới như trồng nấm, chế biến sản phẩm nông nghiệp bắt đầu phát triển [9, tr.1].

Sau hơn 2 năm huyện Bình Xuyên được tái lập tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đảo (cũ) lần thứ VI. Từ ngày 30/11 đến ngày 1/12/2000 Đại hội đại biểu huyện Bình Xuyên lần thứ XVI được tổ chức tại thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành lâm thời kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ nhiệm kỳ (1996 – 2000) nhất là sau hơn 2 năm huyện được tái lập đã đánh giá một cách tổng quát là Đảng bộ và các dân tộc trong huyện đã hoàn thành các chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đảo (cũ) đề ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Báo cáo

Chính trị nhấn mạnh “Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi

49

phương, đầu tư vào địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông - lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, dịch vụ” [2, tr.201].

Với quyết tâm trên, từ 2001 – 2004 Đảng bộ huyện Bình Xuyên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội,

an ninh quốc phòng do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI đề ra.

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 11,5% so với năm 1999. Tổng sản lượng lương thực đạt 44.462 tấn (tăng 25,45% so với năm 1999). Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm 2000: Nông lâm thủy sản tăng 9,7%. Tổng thu ngân sách huyện đạt 8.096.000 đồng” [10, tr.2].

Sản xuất nông nghiệp giành được những thắng lợi tương đối toàn diện.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2001 đạt 12.588,3 ha, trong đó diện tích lúa cả năm đạt 8.832,6 ha so với năm 1999 tăng 1056,6 ha và bằng 101,5% kế hoạch. Diện tích cây màu lương thực đạt 2711 ha so với năm 1999 giảm 15%. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 42,43 tạ/ha tăng so với năm 1999 là 8,03 tạ/ha. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 44.422 tấn =118,5% kế hoạch trong đó: thóc đạt 37.481 tấn, màu quy thóc đạt 6.981 tấn. Trong sản xuất đã từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đã chuyển dịch 87,5 ha đất trồng lúa sang trồng dâu nuôi tằm. Năm 2000 có 56% diện tích canh tác đạt 20 triệu đồng/ha trở lên. Trong đó có 18% diện tích đạt 30 triệu đồng/ha [10, tr.2].

Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn huyện tương đối ổn định và tăng trưởng so với năm 1999 như: tổng đàn bò có 9327 con=103,09% so với năm 1999, tổng đàn lợn có 43.362 con=106,8% so với năm 1999, tổng đàn gia cầm có 446.000 con=112,06% so với năm 1999.

Công tác khuyến nông: Mạng lưới khuyến nông từ huyện đến cơ sở hoạt động có hiệu quả, đã tổ chức được 160 lớp tập huấn với 6400 lượt người tham

50

gia. Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn, năm qua đã xây dựng hoàn thành 5,4km kênh mương, tăng 2,9km so với năm 1999. Năm 2001 là năm đầu triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, 5 năm 2001 – 2005 do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra. Năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII, Đại hội IX của Đảng. Huyện Bình Xuyên có những thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 9,7% so với kế hoạch đạt 80%.

Về sản xuất nông - lâm nghiệp: “Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt

12.5888,3 ha giảm 517 ha, đạt 94,3% kế hoạch năm, hệ số sử dụng đất là 1,92 lần. Trong đó diện tích lúa cả năm đạt 8225,5 ha = 93,5% kế hoạch năm, so năm 2000 giảm 607,1 ha. Diện tích cây màu lương thực đạt 2658,4 ha. Diện tích cây thực phẩm đạt 674,5 ha. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác đạt 1.029,9 ha. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 40,47 tạ/ha bằng 90% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt 37,348 tấn đạt 91,1% so kế hoạch năm, bằng 88% năm 2000. Trong đó sản lượng thóc đạt 33.2944 tấn, cây có hạt (cây ngô) đạt 4054 tấn” [11, tr.2].

Bước vào năm 2002 đến năm 2004 là những năm tiếp theo huyện Bình Xuyên tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 - 2005 do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đề ra. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Bình Xuyên giành được những thắng lợi tương đối toàn diện liên tục năm sau cao hơn năm trước.

Về trồng trọt tổng diện tích gieo trồng năm 2002 là 13.121,9 ha đạt 93,3% kế hoạch năm bằng 104,2% so với cùng kỳ. Cây lương thực là 11.372,4 ha đạt 96,4% kế hoạch, bằng 104,2% so với cùng kỳ trong đó diện tích lúa 8.739,7 ha (đạt 100,4% kế hoạch, bằng 106,3% so với cùng kỳ), diện tích ngô 1.766 ha (đạt 88,4% kế hoạch, bằng 115,4% so với cùng kỳ), cây rau

51

đậu các loại đạt 630,6 ha, cây công nghiệp 866,7 ha. Năng suất lúa cả năm đạt 45,23 tạ/ha đạt 107,6% kế hoạch, bằng 111,8% so với cùng kỳ. Năng suất ngô đạt 30,39 tạ/ha đạt 101,5% kế hoạch, bằng 114,7% so cùng kỳ.

“Tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm đạt 44.897 tấn (đạt 104,8% kế hoạch bằng 120,2% so với cùng kỳ). Trong đó sản lượng thóc đạt 39.530 tấn (đạt 106,2% kế hoạch). Sản lượng màu có hạt là 5.367 tấn (đạt 94,10% kế hoạch). Huyện đã xây dựng được hai trang trại nấm, hình thành 1 hợp tác xã trồng nấm tại xã Thanh Lãng” [12, tr.3].

Năm 2003 huyện Bình Xuyên có tốc độ phát triển kinh tế là 36% (tính theo giá trị sản xuất thực tế). Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2003 đạt 47.361 tấn (bình quân lương thực trên đầu người đạt 416 kg/người). Giá trị sản xuất nông nghiệp: 280.876 triệu đồng tăng 14,4% so cùng kỳ. Năm 2003 tổng diện tích gieo trồng đạt 13.232 ha bằng 100,8% so với cùng kỳ, đạt 101,4% so với kế hoạch. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 10.731,6 ha bằng 94,4% so với cùng kỳ, đạt 103,6% so với kế hoạch. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 46,7 tạ/ha bằng 103,3% so với cùng kỳ đạt 101,5% so với kế hoạch; năng suất ngô đạt: 32,25 tạ/ha bằng 106% so với cùng kỳ, đạt 102% so với kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm đạt 47.361/45.090 tấn bằng 105,4% so với cùng kỳ, đạt 105% so với kế hoạch [13, tr.2].

Ngoài sản xuất lương thực phong trào trồng nấm ngày càng có xu hướng phát triển. Số hộ, số trại nấm, khối lượng và doanh thu từ nấm đạt khá.

Năm 2004 có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, do đó huyện tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp - dịch vụ và thương mại, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.

52

Tổng diện tích gieo trồng năm 2004 đạt 11.728,5 ha bằng 98,4% so với năm 2003 đạt 100,2% so với kế hoạch, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 9.512 ha, bằng 98,7% so với năm 2003 đạt 100,8% so với kế hoạch. Diện tích lúa đạt 7.768,1 ha, bằng 98,6% so với năm 2003 đạt 101% so với kế hoạch. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 49,3 tạ/ha bằng 103,9% so với năm 2003 đạt 100,8% so với kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm đạt: 44.598 tấn bằng 103,6% so với năm 2003 đạt 102,9% so với kế hoạch [14, tr.2].

Đặc biệt là sau 3 năm thực hiện dự án cải tạo 500 ha đồng chiêm trũng (2001 – 2003) của Huyện ủy Bình Xuyên được Thường trực Huyện ủy kết luận là phù hợp với chỉ đạo của tỉnh. Bước đầu dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội tốt. Năng suất lúa tăng từ 15 – 20%, diện tích chiêm đầm đã được cải tạo, các công trình bờ bao của dự án sau khi hoàn thành đã bảo vệ được diện tích lúa, hạn chế rất nhiều ảnh hưởng của các đợt lũ, úng. Từ việc giao khoán chăn, thả cá đã tạo thêm việc làm cho 200 lao động. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích chiêm đầm cải tạo đã tăng từ 20 – 30%.

Về chăn nuôi, từ năm 2001 – 2004 đàn trâu của huyện luôn giữ mức ổn định trên 400 con. Đàn bò có xu hướng tăng dần từ 10.769 con năm 2001 tăng lên 12.068 con năm 2004. Trong đó chương trình Sind hóa đàn bò đạt 41% tổng đàn.

Đàn lợn cũng liên tục tăng từ năm 2001 đến năm 2004. Năm 2001 tổng đàn lợn của huyện là 41.433 con, năm 2004 tăng lên 49.291 con, Thị trấn Hương Canh chuyển sang hướng phát triển dịch vụ và chăn nuôi đã xóa hàng trăm lò gạch làm trong sạch môi trường.

Đàn gia cầm từ 2001 - 2003 duy trì gần 500.000 con, riêng năm 2004 dịch cúm gia cầm xảy ra ở 3 xã Thanh Lãng, Đạo Đức, Thiện Kế nên kế hoạch chỉ đạt 85,3% so với những năm trước cùng kỳ.

53

Về nuôi trồng thủy sản năm 2001 chỉ có 591 ha, năm 2002 có 610 ha, năm 2003 là 730 ha và năm 2004 tăng lên 750 ha, sản lượng cũng liên tục tăng từ 340 tấn năm 2001, lên 750 tấn năm 2004.

Về công tác thú y được tăng cường trên địa bàn huyện ngăn chặn các dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm. Công tác tiêm phòng được triển khai đều khắp ở 14/14 xã, thị trấn, đã có tác dụng ngăn chặn các dịch bệnh không để bùng phát ở địa phương.

Về phong trào trồng cây gây rừng được Đảng bộ thường xuyên quan tâm như tiến hành quy hoạch, khoanh vùng, xây dựng chương trình trước mắt và lâu dài cho cả chương trình trồng rừng và trồng cây ăn quả. Năm 2002 trên toàn huyện trồng rừng theo dự án rừng tập trung 260 ha và 50.000 cây phân tán các loại. Khoanh vùng nuôi tái sinh được 300 ha. Bước đầu đã ngăn chặn được nạn đốt, phá rừng và phạm lâm luật. Sang năm 2003, trồng mới 255 ha rừng tập trung và 55.000 cây phân tán.

Chương trình trồng cây ăn quả, bình quân hàng năm huyện trồng mới 50 ha, riêng năm 2003 trồng mới 104 ha các loại cây như vải, nhãn, xoài, hồng. Về công tác quản lý đất đai, Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị 30 – CT/HU ngày 17/5/2000 ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai trái phép làm nhà và làm gạch ngói; được các cấp ủy triển khai rộng rãi ở cơ sở. Đồng thời, huyện còn xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2001 – 2010 và được tất cả các xã viên triển khai thực hiện.

Để tạo điều kiện và phục vụ kịp thời cho sản xuất, huyện chỉ đạo các địa

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện bình xuyên lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp từ 1986 2006 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)