Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện bình xuyên lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp từ 1986 2006 (Trang 26 - 35)

* Giai đoạn 1986 - 1991

Thực trạng đất nước ta nói chung, Bình Xuyên nói riêng vào thập kỷ 80 có những khó khăn gay gắt và phức tạp đó là cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội của nước ta vẫn diễn ra nghiêm trọng. Việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh, thu nhập chưa đảm bảo tiêu dùng xã hội; nền kinh tế chưa có tích lũy từ bên trong. Lương thực, vải mặc và các hàng tiêu dùng thiết yếu đều thiếu. Cung ứng vật tư và giao thông - vận tải rất căng thẳng; chênh lệch thu chi, hàng và tiền, xuất khẩu và nhập khẩu còn lớn. Thị trường vật giá không ổn định. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến không bình thường gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, mặc dù có những cố gắng nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kinh tế đất nước lúc đó đặt ra một yêu cầu khách quan bức xúc có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta là phải xoay chuyển tình thế, tạo ra một sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trong bước đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

23

Trước tình hình khủng hoảng, Đảng ta đã đưa ra một số chính sách để giải quyết tình trạng khủng hoảng như: Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Để làm cho sản xuất bung ra trong các xí nghiệp quốc doanh, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 25 - CP (ngày 21/1/1981) về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính cho các xí nghiệp quốc doanh. Chính phủ cũng đã ban hành quyết định 26 - CP, về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước nhằm thúc đẩy người lao động hăng hái sản xuất, nhận làm gia công cho các đơn vị kinh tế khác. Tuy nhiên, vẫn không thay đổi được tình hình đất nước ta vẫn gặp những khó khăn chồng chất và gay gắt về kinh tế - đời sống, một yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này đó là cần phải đổi mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình với những mặt được và chưa được, mạnh dạn đề ra chủ trương mới toàn diện về lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế.

Nội dung quan điểm đổi mới cơ bản trong tư duy kinh tế được thể hiện trên ba vấn đề:

Một là, bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, trong kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Hai là, tiến hành công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách đúng đắn, hợp quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng đúng đắn quan điểm của Lênin, xem nền kinh tế có cơ cấu nhiều

24

thành phần là đặc trưng của nền kinh tế thời kỳ quá độ. Đại hội thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Ba là, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế quản lý cũ tập trung quan liêu bao cấp tồn tại nhiều năm đã làm thui chột động lực phát triển và làm suy yếu kinh tế xã hội, chuyển sang cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta. Đó là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa [5, tr.244 – 250].

Như vậy, trước những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao cả trước vận mệnh của đất nước, dân tộc, Đại hội lần VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, tạo ra bước đột phá lớn và toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình đất nước. Đường lối đó là sự kết tụ sáng kiến của quần chúng nhân dân với tư duy đổi mới của Đảng, thể hiện sự nhận thức đúng đắn lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Năm 1986 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng có tác động mạnh mẽ đến quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện. Đó là năm cả nước triển khai đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong Đảng; thực hiện phê bình và tự phê bình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Kết quả đợt triển khai phê bình và tự phê bình trong Đảng theo Chỉ thị 79 của Ban Bí thư Trung ương có tác động mạnh mẽ đến công tác xây dựng Đảng ở địa phương. Hầu hết cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đều kiểm điểm trước Chi bộ.

Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng, và Đại hội Đảng bộ ở cơ sở theo tinh thần chỉ đạo của Huyện ủy là cơ sở vững chắc để Đảng bộ huyện tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ III. Đây là Đại hội có tầm quan trọng trong việc lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện, thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra.

25

Từ ngày 02 đến ngày 06/10/1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III đã được triển khai tại Hội trường Huyện ủy. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội của huyện trong nhiệm kỳ (1986 - 1988) là xây dựng huyện Tam Đảo theo hướng cơ cấu nông - lâm - công nghiệp. Ổn định được tình hình kinh tế và đời sống, chuẩn bị bước phát triển mạnh mẽ cho những năm tiếp theo, để chuyển sang hẳn nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú; cụ thể hóa nhiệm vụ chung cho toàn tỉnh, đã tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện nêu cao tinh thần tự lực, tự cường quyết tâm vượt khó vươn lên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III đề ra. Nhiệm vụ cụ thể của huyện được xác định là thực hiện ba chương trình kinh tế (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu).

Trong những năm 1987 - 1988 thực hiện chương trình trọng tâm là lương thực - thực phẩm, huyện đã tập trung tiền vốn, vật tư, đổi mới cơ cấu giống, xác định đưa cây ngô vào gieo trồng vụ đông là cây màu chủ lực và nâng vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Hệ thống dịch vụ trong nông nghiệp được củng cố đã đi vào hoạt động theo cơ chế phù hợp với Nghị quyết 10 và 217 của Hội đồng Bộ trưởng. Cơ chế khoán mới trong nông nghiệp đã được thực hiện sâu rộng và vững chắc. Việc thực hiện Nghị quyết 05 của Huyện ủy khóa II và kế hoạch hoàn thiện cơ chế khoán theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nhất là việc chuyển giao quyền sở hữu trâu bò tập thể về cho xã viên bước đầu đã khôi phục được sức kéo, tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, khơi dậy được tiềm năng trong nông nghiệp và lòng tin của nhân dân.

26

Triển khai “khoán gọn” trong các hợp tác xã nông nghiệp

theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị tháng 4 năm 1988, 34 hợp tác xã trong huyện (bằng 100% số hợp tác xã) đã hoàn thành phương án khoán gọn.

Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn huyện là một cố gắng mới của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ. Trong hai năm toàn huyện đã trồng được 713 ha rừng thâm canh (riêng hợp tác xã nông nghiệp trồng được 367 ha) so với năm 1986 tăng 670 ha. Đạt được kết quả trên là có sự liên doanh, liên kết giữa lâm trường 13 và các hợp tác xã, tiêu biểu là xã Bá Hiến, Thanh Lãng, Trung Mỹ…

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bình Xuyên lần thứ III là mốc mở đầu quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Quán triệt các Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú, Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo nhân dân thực hiện chương trình lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Ngày 2/12/1988 Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đảo lần thứ IV được tổ chức tại Hội trường Huyện ủy.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III trong hai năm 1987 - 1988 trong điều kiện có những khó khăn về khách quan và chủ quan, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương vẫn có nhiều khởi sắc, theo tinh thần đổi mới của Đảng. Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn, những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế tồn tại, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ IV của Đảng bộ huyện trong những năm (1989 - 1990) cần tập trung ổn định kinh tế - xã hội, giải quyết vững chắc lương thực - thực phẩm tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa và kinh doanh xã hội chủ

27

nghĩa. Làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước; lành mạnh các quan hệ xã hội; giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo đà về thế và lực cho những bước phát triển mạnh mẽ cho những năm tiếp theo.

Báo cáo Chính trị đã nhấn mạnh rằng để tạo thế và lực cho những bước phát triển mạnh mẽ những năm tiếp theo trước hết cần thực hiện thắng lợi bốn chương trình kinh tế - xã hội trong đó số một là chương trình lương thực - thực phẩm.

Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV trong

điều kiện có nhiều thuận lợi. “Sau 2 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại

hội Đảng lần thứ VI đề ra, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến quan trọng theo hướng đi lên” [ 2, tr.116].

Nhân dân các dân tộc trong huyện phấn khởi, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5/4/1988 về thực hiện cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp, Đảng bộ huyện đã tập trung triển khai sâu rộng trên địa bàn toàn huyện. Hầu hết các quỹ đất trong huyện đều được giao đến từng địa chỉ cho người lao động. Cùng với việc chia đất, giao ruộng, giao rừng, đến từng hộ xã viên, huyện còn chủ trương tách các hợp tác xã quy mô lớn ở các xã trong huyện thành các hợp tác xã quy mô nhỏ. Bộ máy quản lý hợp tác xã được tinh giảm, gọn nhẹ và chuyển hẳn từ chức năng quản lý sang chức năng dịch vụ. Chủ trương khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết 10 đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong sản xuất. Những tiềm năng về đất đai lao động ở địa phương đã được khai thác, sử dụng hợp lý và phát huy có hiệu quả rõ rệt. Nhiều nhân tố mới trong sản xuất xuất hiện, động lực vượt khoán ngày càng phát triển rộng lớn. Cơ chế bao cấp trong các hợp tác xã dần được xóa bỏ.

28

Để tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết số 11 – NQ/HU ngày 23/4/1990 về phát triển kinh tế hộ gia đình. Với chủ trương chỉ đạo như trên nên tình hình sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ. Diện tích canh tác ngày càng được mở rộng, tăng vụ đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Sau gần 5 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 – 1991) đất nước ta nói chung, huyện Bình Xuyên nói riêng tuy đã giành được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, nhưng lại đứng trước những khó khăn, thử thách mới. Trong nước khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn chưa được khắc phục, tình hình quốc tế lại có nhiều diễn biến phức tạp. Những biến động liên tiếp xảy ra trong các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Chủ nghĩa đế quốc lợi dụng tình thế tăng cường tiến công vào chủ nghĩa xã hội, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin và các Đảng Cộng sản, âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực. Tình hình đó đã tác động trực tiếp đến tư tưởng tình cảm của một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân ta.

* Giai đoạn 1991- 1995

Nhằm đánh giá kết quả 5 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Và bàn phương hướng, nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã họp tại Hà Nội (6/1991). Đại hội đã tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, rút ra những bài học trong tiến trình đổi mới. Thông qua Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đại hội khẳng định tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VII của Đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ quyết định những nhiệm vụ trước mắt mà cả bước đi của cách mạng nước ta trong thập niên tới. Đó là quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện,

29

kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Thực hiện Chỉ thị 59 – CT/TW của Trung ương về tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tháng 10/1991 Đảng bộ huyện Tam Đảo đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V nhằm đánh giá kết quả sau 3 năm (1989 – 1991) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu và hạn chế trong nhiệm kỳ, Đại hội đã đề ra phương hướng chung và những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) của huyện là:

Phấn đấu ổn định và phát triển một bước tình hình kinh tế - xã hội; đẩy mạnh sản xuất lương thực để cân đối được lương thực trên địa bàn và có một phần làm hàng hóa … Tiếp tục thực hiện 5 chương trình kinh tế - xã hội là: Chương trình lương thực, thực phẩm; Chương trình hàng tiêu dùng; Chương trình hàng xuất khẩu; Chương trình dân số và việc làm; Chương trình xây dựng nông thôn mới

[2, tr.130 - 131].

Phấn đấu đến năm 1995 đạt được một số mục tiêu chủ yếu sau:

Tổng sản lượng quy thóc đến năm 1993 là 66 - 67 ngàn tấn; năm 1995 là 70 ngàn tấn (trong đó màu quy thóc chiếm 20% trở lên); lương thực bình quân trên đầu người năm 1995 là 310 - 330 kg/người/năm. Phấn đấu đến năm 1995 có 2500 - 3000 tấn thịt lợn hàng hóa. Tiếp tục phủ xanh đất trống, đồi trọc trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện bình xuyên lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp từ 1986 2006 (Trang 26 - 35)