Kết quả điều tra về các yếu tố" thuộc kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Tính toán tải lượng khí methane thoát ra từ các bãi chôn lấp ở thành phố hồ chí minh, xác định giải pháp thu hồi (Trang 36 - 37)

CÁC BÃI CHÔN LẤP

4.1.1. Kết quả điều tra về các yếu tố" thuộc kinh tế vĩ mô

Kết quả điều tra về tăng trưởng GDP trong những năm gần đây cho thây TP.HCM có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất so với cả nước. Hiện nay thành phô" Hồ Chí Minh chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 35% khôi lượng tiền tệ lưu thông toàn quốc, 30% giá trị sản xuâ"t công nghiệp của cả nước; 40% tổng kinh ngạch xuất khẩu của cả nước, trên 1/3 tổng mức hàng hoá bán ra và 35% sô" dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Cũng do kinh tê" phát triển nhanh nên đời sông vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phô" được cải thiện rõ rệt. Mức tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của dân hàng năm tăng trên dưới 10%. Sô" hộ nghèo khó ngày một giảm.

Bảng 8: tổng hợp một sô' chỉ tiêu phát triển kỉnh tế Thành Phố Hồ Chí Minh ịnăm 2001-2005)

Nguồn: Trang web thành phô'Hồ Chí Minh

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng GDP: kinh tế TP.HCM có tốc độ tăng trưởng

chậm từ năm 2001 đến năm 2003, do có những diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới và một phần là do có sự xuất hiện và lan nhanh của các bệnh dịch trên toàn cầu. Nhiều dự án ở TP.HCM triển khai còn chậm trong giai đoạn này là do có sự vướng mắc trong các khâu đền bù và giải phóng mặt bằng và quản lý đô thị còn nhiều yếu kém nhưng đến năm 2004-2005 mức tăng trưởng của thành phô" đã nhanh hơn do các vướng mắc trên đã được giải quyết và do đầu tư từ các dự án nước ngoài tăng khá cao.

Đánh giá chung: tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM trong những thập niên qua đã

gây áp lực rất lớn cho môi trường tự nhiên. Có thể nói, lượng rác thải tồn tại từ các hoạt động hiện hữu có khuynh hướng tăng cao hơn so với những năm trước đây phần lớn là vì hầu hết các hoạt động hiện tại bị phụ thuộc rất nhiều vào vân đề quản lý nguồn tài nguyên kém hiệu quả, đô thị hóa, sự gia tăng dân sô", sự tăng trưởng kinh tê" với tô"c độ cao... Đặc biệt việc sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên đã tạo ra lượng rác thải lớn cho đô thị, gây nên những tiêu cực cho môi

trường sinh thái và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Theo mô hình nghiên cứu của GS Lâm Minh Triết và cộng sự tính cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam ( gồm Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tầu ) cho thấy: Để tạo ra được một tỷ đồng, các hoạt động kinh tế trong vùng đã thải ra 3,1 tấn BOD5, 5,9 tấn chất thải rắn lơ lửng, thải vào không khí 2,9 tấn cơ2 và thải ra đất 44,4 tấn chất thải rắn, còn nếu chỉ tính tại Thành Phô" Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1999-2002 tốc độ tăng GDP cả kỳ là 1,35 lần, thì tô"c độ tăng lượng rác sinh hoạt lên đến 2,7 lần, rõ ràng đây là sự tương quan mất bền vững.

Như vậy, có thể nói sự phát sinh rác thải ở TP. HCM ngày càng nhiều một phần là do sự tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Tính toán tải lượng khí methane thoát ra từ các bãi chôn lấp ở thành phố hồ chí minh, xác định giải pháp thu hồi (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w