Định hướng phát triển thị trường giao sau đối với mặt hàng cà phê, tiến tớ

Một phần của tài liệu Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 36 - 37)

II. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ

1) Định hướng phát triển thị trường giao sau đối với mặt hàng cà phê, tiến tớ

tới việc nhanh chóng xây dựng và phát triển sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam

Vừa qua Chính phủ đã phê duyệt phương án đầu tư xây dựng sàn giao dịch cà phê tại T.P Buôn Ma Thuột- tỉnh Dak Lak. Về mặt cơ sở vật chất như văn phòng giao dịch đã xây dựng xong nhưng máy móc thiết bị chưa trang bị, cơ chế họat động, nội dung họat động chưa có hướng cụ thể và nhân sự làm việc của sàn giao dịch chưa sắp xếp được. Cho nên, vấn đề định hướng cần phải mang tính chiến lược, các bước chuẩn bị phải kỹ càng và đồng bộ.

Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazin, nhưng nếu tính riêng chủng loại cà phê Robusta thì lại đứng đầu thế giới. Do vậy, việc xây dựng và phát triển sàn giao dịch cà phê là phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan đang đặt ra. Việc hình thành và phát triển sàn giao dịch tại Việt Nam vừa tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, vừa tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh hoạt động có hiệu quả và vừa nâng cao vị thế cà phê của mình trên thị trường thế giới. Có nghĩa là tham gia một cách tích cực trong quá trình xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam. Đối với các nhà sản xuất và kinh doanh thì khi có sàn giao dịch tại chỗ họ có thể chủ động phòng tránh được rủi ro thông qua việc sử dụng công cụ phái sinh trong nghiệp vụ trung hào rủi ro (Hedging).

Địa điểm đặt sàn giao dịch là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất cà phê, doanh nghiệp kinh doanh cà phê, các chuyên gia, viện nghiên cứu và các trường đại học.

Như vậy, ở Việt Nam có thể thành lập ba trung tâm giao dịch và thiết lập hệ thống kết nối các trung tâm này với nhau tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Buôn Ma Thuột- Dak Lak. Có được hệ thống như vậy sẽ thuận lợi trong việc thu hút sự tham gia của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh, các nhà trí thức, các nhà quản

lý Nhà nước và những người khác có sự quan tâm đến lĩnh vực này không những trong nước mà cả ngoài nước nữa.

Lực lượng tham gia quản lý điều hành sàn giao dịch phải là những

người vững về nghiệp vụ, có kinh nghiệm quản lý và có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ để những người tham gia nhanh chóng tiếp cận các quy định, các cách thức vận hành v.v... Về bộ máy hoạt động thì bao gồm nhiều bộ phận nhưng các bộ phận chính có thể bao gồm các bộ phận như sau:

- Ban giám đốc: là những người có trình độ, nghiệp vụ, năng lực đáp ứng với yêu cầu công việc của Sở Giao dịch hàng hóa.

- Trung tâm giao dịch: hướng dẫn nghiệp vụ, nhận lệnh đặt mua bán, phát hành thông báo v.v...

- Trung tâm thanh toán bù trừ: thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

- trung tâm giao nhận hàng hóa: lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 36 - 37)