Đối với kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 27 - 30)

III. NHẬN DẠNG PHÂN TÍCH ĐO LƯỜNG RỦI RO

b) Đối với kinh doanh xuất khẩu

- Giải pháp né tránh

+ Tạm dừng kinh doanh mặt hàng cà phê bằng cách chuyển sang kinh doanh những mặt hàng khác ít rủi ro hơn khi nhận thấy mặt hàng này chứa đựng nhiều rủi ro nhằm tìm giải pháp để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

+ Thực hiện hình thức mua trước ( tức là giữ tồn kho) khi giá có xu thế tăng lên; không để tồn kho thậm chí còn bán khống (bán khi chưa có hàng) khi giá có xu thế giảm. Để các nghiệp vụ này thực hiện có hiệu quả cao thì đòi hỏi công tác thu thập và xử lý thông tin phải tốt nhằm phục vụ cho công tác dự báo mang tính chính xác cao.

+ Hạn chế đến mức tối đa việc bán hàng sang các khu vực thường gặp rủi ro chính trị, pháp lý, chiến tranh, đình công v.v...

- Giải pháp ngăn ngừa

+ Có kế hoạch cung ứng với mức độ hàng hóa tung ra thị trường một cách hợp lý nhằm tránh áp lực tăng cung quá mức để giữ ổn định giá.

+ Đầu tư đúng mức cho công tác dự đoán, dự báo nhằm tìm giải pháp tối ưu trong kinh doanh.

- Các giải pháp giảm thiểu rủi ro

nhà xuất khẩu Việt Nam thường gặp và các giải pháp giảm thiểu như:

+ Khi gặp rủi ro do giá giảm mạnh trong khi tồn kho lại rất cao thì cần phải bán một phần số lượng tồn kho nhằm tránh gặp rủi ro lớn hơn. Vì nếu giá tiếp tục giảm thì mức thiệt hại cũng đã giảm đi một phần. Nếu giá tăng lên thì có thể chờ tăng nữa để tìm cơ hội bù đắp thiệt hại từ nửa số hàng còn lại.

+ Trong trường hợp nhà xuất khẩu đã bán khống một lượng hàng, chưa mua vào được mà giá cứ tăng mãi thì cần tính toán và xác định kỹ điểm giá thị trường sẽ điều chỉnh giảm để tiếp tục bán khống nhằm đưa mức giá bán khống bình quân đến gần mức giá hiện tại và sẽ mua vào khi giá giảm trở lại. Còn nếu có thông tin giá sẽ tiếp tục tăng chứ không giảm thì có thể tìm biện pháp mua hàng vào ngay và chịu lỗ một phần tránh khi giá tăng cao sẽ lỗ nhiều hơn. Có nhiều cách nhận định về giá như: căn cứ vào tình hình mùa vụ của các quốc gia; căn cứ vào nhu cầu thế giới; căn cứ vào lượng tồn kho thế giới; căn cứ vào sự biến đổi của thiên nhiên; căn cứ vào yếu tố kỹ thuật v.v...

Ví dụ: dựa vào yếu tố phân tích kỹ thuật: khi theo dõi sự biến động của giá trong một giai đoạn, nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê nhận thấy mức giá thấp nhất trên LIFFE là 1.493 USD/MT; mức giá cao nhất trên LIFFE là 1640 USD/MT; thị trường sẽ điều chỉnh theo ba mức giá theo các tỷ lệ như sau: 38,2%; 50%; 61,8%. Cụ thể các mức điều chỉnh là:

• Mức 1: (1.640-1.493)USD/MT*38,2%+ 1.493USD/MT= 1.549 USD/MT

Nếu chạm mức 1 mà thị trường không tăng nữa, tức là không phá qua mức 1 thì thị trường sẽ có khả năng điều chỉnh giảm trở lại, nếu mức giảm dưới mức 1.493

USD/T thì thị trường sẽ có khả năng không phải là điều chỉnh nữa mà là đi xuống, lúc đó thị trường sẽ đảo chiều. Còn nếu thị trường đã chạm mức 1 mà vẫn tiếp tục tăng nữa thì thị trường sẽ thử để đạt ở mức thứ 2.

Khi đã chạm ở mức 2 sẽ có thể xảy ra một trong hai xu hướng hoặc quay trở lại mức 1 hoặc nếu phá mức 2 thì thị trường sẽ thử ở mức 3.

•Mức 3: (1.640-1.493)USD/MT*38,2%+ 1.493USD/MT= 1.584 USD/MT

Khi thị trường chạm tới mức 3 thì cũng sẽ có thể xảy ra một trong hai xu hướng như: hoặc điều chỉnh giảm và có thể quay lại mức 2 hoặc tăng vượt qua mức 3. Nếu thị trường phá mức 3 thì các bước điều chỉnh xem như kết thúc, khi đó thị trường sẽ đi lên và thị trường sẽ thiết lập các mức tăng mới.

- Quản trị thông tin

Thông tin đối với nhà kinh doanh xuất khẩu hết sức quan trọng nên đòi hỏi các thông tin phải được cập nhật một cách thường xuyên, nhanh chóng và chính xác, kịp thời. Một trong những thông tin đó là:

+ Thông tin về tình hình sản xuất cà phê thế giới (như: diện tích, sản lượng, chất lượng sản phẩm v.v...) và nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới là hết sức cần thiết để có cơ sở cân đối cung cầu và từ đó hạn chế được rủi ro.

+ Thông tin về lượng tồn kho thế giới, thông tin về các quĩ đầu cơ, thông tin về tình hình tham gia thị trường của các nhà rang xay thế giới v.v...

* Đối với lượng tồn kho thế giới: nếu tồn kho giảm sẽ tác động điều chỉnh khuynh hướng giá tăng; còn nếu tồn kho thế giới tăng sẽ tác động điều chỉnh khuynh hướng giá giảm.

* Đối với các thông tin về quỹ đầu cơ: hiện nay trên thị trường cà phê thế giới lực lượng thao túng chủ yếu và quyết định nhất vẫn là giới đầu cơ quốc tế. Đây là những người tham gia lập nên các quỹ đầu cơ. Khi các quỹ đẩy mạnh mua vào sẽ kích hoạt thị trường làm cho giá tăng do nhu cầu tăng. Khi các quỹ đầu cơ ồ ạt bán ra thì áp lực cung tăng lên nên tác động mạnh vào thị trường làm cho giá sẽ giảm. Thực chất của biến đổi cung, cầu trong những trường hợp này đã tác động tích cực đến sự biến động của giá cả song xét về bản chất thì đây có lúc có thể là dấu hiệu ảo nhưng nó cũng tác động mạnh vào thị trường hàng thật (physical).

giới: đây cũng là lực lượng quan trọng và cũng có vai trò tác động rất lớn đến sự biến động giá cả mặt hàng cà phê. Khi giới rang xay thực hiện mua vào đã tác động đến thị trường làm cho giá cả tăng lên do cầu tăng. Đây là lực lượng quyết định của thị trường hàng thật (physical).

- Chuyển giao kiểm soát rủi ro

+ Nhà kinh doanh muốn chuyển giao rủi ro do lo sợ gặp rủi ro và tổn thất khi giá cả biến động như trường hợp đã mua hàng thì đồng thời họ cũng phải bán ngay số hàng đó. Ví dụ: vào thời điểm tháng 5 nhà kinh doanh mua của nhà sản xuất 100

MT cà phê nhân giá 1.400 USD/MT; đồng thời họ cũng bán số hàng đó với mức giá đảm bảo có lãi cho thương vụ của họ với các thương nhân khác hay các nhà rang xay để tránh rủi ro và tổn thất trong trường hợp giá giảm.

+ Trong trường hợp nhà kinh doanh xuất khẩu ngại rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán thì họ đã lựa chọn phương thức thanh toán bằng tín dụng thư (L/C). Khi đó trách nhiệm thu tiền từ người mua hàng đã được chuyển về phía ngân hàng.

- Giải pháp đa dạng hóa

+ Nhà kinh doanh xuất khẩu đa dạng mặt hàng xuất khẩu để khi gặp rủi ro trong kinh doanh cà phê sẽ có thể có lợi nhuận từ các mặt hàng khác bù đắp. Làm như vậy thì nhà kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển được.

+ Trong kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng cần phải tìm kiếm nhiều khách hàng để so sánh và lựa chọn mức giá, yêu cầu chất lượng nhằm để đạt được mức giá cao hơn và giảm sự khắt khe trong việc yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cà phê.

+ Thị trường cà phê cũng rất đa dạng, tuy đưa ra các tiêu chuẩn gần như là chung nhau nhưng vẫn có sự khác nhau ở mỗi khu vực. Có nơi thì đòi hỏi chất lượng khắt khe hơn, giá cao hơn; còn có nơi vẫn chấp nhận tiêu chuẩn chất lượng bình thường với giá vừa phải. Do mặt hàng cà phê khó có thể đạt được chất lượng đồng nhất nên cũng cần phải đa dạng hóa thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w