Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cho rằng số bông trên mét vuông được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Số bông trên mét vuông tùy thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nước.
Số bông trên mét vuông được ghi nhận là biến thiên trong khoảng 371,67 bông/m2 đến 413,33 bông/m2, là khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Hình 3.4). Trong điều kiện đất canh tác thường xuyên ngập nước đã làm cho quá trình khoáng hóa chậm đi, hệ vi sinh vật trong đất bị giảm xuống, nên lượng đạm được tạo ra thấp đó là lý do làm cho số bông/m2 ở NT2, NT3 có xu hướng thấp hơn NT1.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), ta cần thực hiện các yêu cầu sau để có thể gia tăng số bông trên mét vuông: làm mạ tốt để có cây mạ to khỏe, có chồi ngạnh trê, xanh tốt và không sâu bệnh, sạ đúng khoảng cách thích hợp cho từng giống để lúa nở bụi khỏe, bón phân lót đầy đủ, bón thúc sớm để lúa chóng hồi phục và nở bụi sớm mau đạt chồi tối đa và chồi khỏe cho nhiều bông và bông to sau nầy, làm cỏ, sục bùn đúng lúc, giữ nước vừa phải và liên tục để điều hòa nhiệt độ và khống chế cỏ dại,…
3.3.1.3 Số hạt trên bông
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa thoái hóa, số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít thì số hạt trên bông cao.
Kết quả thu được số hạt trên bông biến động trong khoảng 80 hạt/bông đến 86 hạt/bông, là khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Kết quả này nằm trong khoảng kết luận của Nguyễn Ngọc Đệ (2008), khoảng 80 hạt/bông đến 100 hạt/bông đối với lúa sạ. Theo Võ Thị Gương (2010), phân rơm rạ hữu cơ phân hủy chậm chạp cung cấp dinh dưỡng từ từ cho đất chỉ có tác dụng
cải tạo đất về mặt lâu dài và khó xác định được thời điểm phân rơm rạ hữu cơ phân hủy hoàn toàn để cung cấp lượng dinh dưỡng tối đa cho cây lúa trong giai đoạn mà cây cần nhiều dinh dưỡng. Đó là lý do làm cho số hạt/bông của NT2, NT3 có xu hướng thấp hơn so với NT1. Và kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Quách Thị Bạch Nhật (2008), là khi bón phân rơm rạ hữu cơ kết hợp với phân vô cơ thì số hạt trên bông không có khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức bón hoàn toàn phân vô cơ.
3.3.1.4 Tỉ lệ hạt chắc trên bông
Kết quả thu được tỉ lệ hạt chắc trên bông biến thiên trong khoảng 70,54 % đến 71,15 %, là khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.5). Tỉ lệ hạt chắc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh dưỡng cung cấp, tác động của điều kiện của môi trường, kỹ thuật canh tác.
Bảng 3.4 Chỉ tiêu số bông/m2và các chỉ tiêu về hạt trên bông của lúa OM4900 ở từng nghiệm thức trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012
của giống OM4900 trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012
Số hạt Nghiệm thức Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc NT1 413,33 86,00 70,78 NT2 386,67 80,00 71,15 NT3 396,67 84,00 70,54 F ns ns ns CV (%) 12,05 4,84 8,51
ns: Khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%