Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng phân rơm hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất lúa om4900 trong vụ đông xuân 2011 2012 (Trang 27 - 31)

* Phân vô cơ:

Phân đạm: Urê CO(NH2)2 46% N.

Phân lân: Super lân Long Thành (Ca(H2PO4).H2O) 16% P. Phân kali: Chlorua kali (KCl) 60% K2O.

* Phân rơm rạ hữu cơ: Được ủ 1,5 tháng trước khi sử dụng.

Quy trình ủ phân rơm rạ theo Dương Minh (2009): Quy trình ủ rất đơn giản, cứ 1 m3 rơm rạ dùng khoảng 20 – 30 g Trichoderma và tưới khoảng 30 – 150 g phân urê. Nếu rơm rạ được cắt đôi (20 – 25 cm) thì càng tốt. Trước tiên ta rải một lớp rơm rạ dày khoảng 20 cm, đáy rộng 2 m, phun nước cho thật đẫm, dùng chân đạp để khối hữu cơ nén dẽ xuống, rồi rắc lên một lớp chế phẩm, phân urê và sau đó cứ liên tục như trên cho đến khi khối ủ cao từ 1,2 – 1,6 m là vừa. Chú ý: Trong mùa mưa, nên đánh rãnh xung quanh khối ủ để khối ủ thoát nước. Tiếp theo tiến hành ủ giữ ẩm bằng bạc nhựa (luôn giữ cho rơm rạ thật ẩm) và thường xuyên kiểm tra ẩm độ (40 – 60%), nhệt độ (> 500C) nếu khối ủ khô thì tưới nước thêm nhưng không quá ướt trong ba tuần đầu. Sau khoảng hai tuần đầu sau khi xử lý ta có thể thấy rơm rạ chuyển từ màu vàng sang màu nâu xỉn đặc trưng của phân hữu cơ. Thời gian ủ khoảng 6 – 8 tuần tùy theo thời tiết, nếu nhiệt độ khối ủ cao thời gian ủ có thể rút ngắn.

Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng của phân rơm hữu cơ.

Chỉ tiêu phân tích Kết quả (%) Phương pháp phân tích

pH 6,10 1:5 đất - nước, pH kế

Đạm tổng số 0,85 Kjeldahl

Lân tổng số 0,70 So màu, máy sắc ký

Kali tổng số 1,20 Máy hấp thu nguyên tử

Chất hữu cơ 21,00 Walkey – Black

(Nguyễn Thành Hối, khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ) * Bồn xi măng: Diện tích 4 m2 (2 m x 2 m)

* Thuốc trừ sâu, bệnh: Chess 50 WG, Tilt Super 300 EC, Fuan 40 EC,… * Trichoderma Đại Học Cần Thơ

* Giống OM4900

Giống OM 4900 có thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày, cao 114 cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, số bông trên khóm biến thiên từ 8 đến 12, số hạt chắc trên bông là 156. Trọng lượng 1.000 hạt là 29,8 g; chiều dài hạt gạo từ 7 đến 7,3 mm; độ bạc bụng cấp 0 (đánh cấp từ 0-9); hàm lượng amylose từ 16- 16,8%; tỷ lê protein đạt 8,4%, có mùi thơm nhẹ. Giống tương đối chịu mặn; chống chịu khá tốt với rầy nâu, đạo ôn và bạc lá. Giống trồng được trong cả vụ hè thu và Đông Xuân, phù hợp cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, năng suất biến thiên từ 5-7 tấn/ha. Ngoài ra, giống lúa còn có những nhược điểm sau: nhiễm bệnh siêu vi trùng (virus) lùn lúa cỏ 50%, hơi đạo ôn, thời gian sinh trưởng tương đối dài.

* Đất

Bảng 2.3 Đặc điểm vật lí và hóa học của đất thí nghiệm

Đặc tính đất Đơn vị tính Kết quả Phương pháp phân tích Đặc tính vật lí Sét % 42 Ống hút Robinson Thịt % 56 Ống hút Robinson Cát % 02 Ống hút Robinson Đặc tính hóa học pH 5,3 1:5 đất-nước, pH kế EC mS/cm 0,22 1:5 đất-nước, pH kế

Chất hữu cơ % 2,8 Walkey-Black

Đạm tổng số % 0,134 Kjeldahl

Lân tổng số % 0,083 So màu máy sắc ký

Kali trao đổi % 0,32 Máy hấp thụ nguyên tử (Nguyễn Thành Hối, khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ) * Các thiết bị và dụng cụ khác

 Cân điện tử cân phân bón và trọng lượng hạt lúa: Sartorius CP 3.202 g, sai số 0,01 g.

 Thước đo (50 cm): Đo chiều cao cây lúa

 Các dụng cụ khác như: Lưới bao, lưỡi hái, dao, len… phục vụ cho việc thực hiện thí nghiệm.

 Máy đo ẩm độ hạt: Grain Moisture Tester, Riceter 411 (Nhật).  Tủ sấy: Sibata SPN600.

2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

* Cách bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo dạng khối hoàn toàn ngẫu nhiên, có 3 nghiệm thức là 3 mức độ bón phân rơm rạ hữu cơ, với 3 lần lặp lại, tổng cộng có 9 bồn, mỗi bồn có 4 m2 và tổng diện tích 9 bồn là 36 m2.

* Các nghiệm thức thí nghiệm

Nghiệm thức 1 (NT1): Không bón phân ủ rơm rạ hữu cơ chỉ bón phân vô cơ (80 kg N + 60 kg P + 40 kg K)/ha. (đối chứng)

Nghiệm thức 2 (NT2): Bón 5 tấn/ha phân ủ rơm rạ hữu cơ kết hợp với phân vô cơ (60 kg N + 60 kg P +40 kg K)/ha

Nghiệm thức 3 (NT3): Bón 10 tấn/ha phân ủ rơm rạ hữu cơ kết hợp với phân vô cơ (40 kg N + 60 kg P +40 kg K)/ha

Lặp lại 1 Lặp lại 2 Lặp lại 2

NT2 NT3 NT1 NT3 NT1 NT2 NT1 NT2 Hệ Thống nước NT3 Cửa vào Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.3 KỸ THUẬT CANH TÁC 2.3.1 Chuẩn bị đất

Cắt hết gốc rạ trong khung, dùng Trichoderma dạng bột pha vào nước với lượng 100 g trong 32 lít nước sử dụng cho 1000 m2, cần phun ướt đều bề mặt rơm rạ nhằm tạo điều kiện cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Tiếp theo cần cày vùi rơm rạ thật kỹ, cho nước vào ngâm trong khoảng một tuần để cho gốc rạ được phân hủy tốt hơn và hạn chế cỏ dại, sâu, bệnh lây lan.

Phân ủ rơm rạ hữu cơ được rải đều trên mặt với lượng thí nghiệm, sau đó vùi chúng vào đất nhằm mục đích hạn chế thất thoát do bốc hơi và mất do hòa tan vào nước. Trước khi gieo sạ cần làm đất tơi xốp và đánh rảnh thoát nước.

2.3.2 Chuẩn bị giống

Ngâm hạt lúa giống trong hỗn hợp nước 3 sôi + 2 lạnh (khoảng 50 0C, có thể cho bàn tay vào nước khoảng vài phút) trong khoảng 15 – 20 phút, nhằm phá vỡ miên trạng của hạt giống làm cho hạt giống nảy mầm tốt hơn. Sau đó, tiếp tục ngâm hạt giống trong nước sạch 24 giờ giúp hạt hút đủ nước, sau đó rửa sạch lại bằng nước và ủ 36 – 48 giờ. Trong quá trình ủ giống cần đảm bảo tưới đủ ẩm và đều hạt,

nhiệt độ đống ủ từ 30 – 37 0C. Giống có rể mọc mầm khoảng 2 – 3 mm là có thể gieo sạ.

2.3.3 Gieo sạ

Sạ theo hàng với lượng giống 12 kg/1000 m2, mỗi hàng cách nhau 20cm. Đảm bảo cho lượng giống giữa các hàng bằng nhau và mật độ là giống nhau.

2.3.4 Chăm sóc

Một phần của tài liệu ảnh hưởng phân rơm hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất lúa om4900 trong vụ đông xuân 2011 2012 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)