Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 51 - 64)

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Việt Nam hiện nay truyền thống cho thanh niên Việt Nam hiện nay

3.2.1. Nâng cao tính tự giác, chủ động học tập rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên Việt Nam hiện nay

Con người với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, quá trình cải tạo thế giới, là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, thông qua hoạt động giáo dục (trong đó có mặt tự giáo dục) con người có khả năng tự biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức.

Thanh niên là những người được giáo dục bởi nhà trường, gia đình và xã hội. Cùng với quá trình được giáo dục đó thì tự giáo dục là một quá trình thanh niên tự hoàn thiện nhân cách của mình, sao cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của thị trường sức lao động, của xã hội hiện đại, thanh niên phải phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, tự rèn luyện bản thân về mọi mặt, đồng thời phải luôn ý thức được việc gìn giữ những giá trị truyền thống. Tự học chính là quá trình con người tự giác tìm hiểu, khám phá thế giới khách quan và tiếp nhận, lĩnh hội nền văn hoá tinh thần của nhân loại thành vốn riêng của mình nhằm mục đích gần và thiết thực để sinh sống, còn xa và cao thượng là để góp phần làm cho xã hội tiến bộ.

Thanh niên với những nét đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi, với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, quá trình giáo dục và tự giáo dục sẽ giúp cho thanh

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 52

niên không chỉ nắm vững những kiến thức cơ bản, mà còn nắm vững những tri thức đạo đức đã được nhà trường trang bị, cùng với giao tiếp xã hội ngày càng mở rộng. Thanh niên sẽ biết chuyển những kiến thức đó thành niềm tin cá nhân, xây dựng thế giới quan đúng đắn, nhân sinh quan tích cực, hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp và được thể hiện ngay trong hành vi ứng xử hàng ngày của thanh niên.

Đạo đức là một nội dung cơ bản thể hiện văn hoá của con người, là mặt giá trị của con người. Nó hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Đạo đức ở mỗi người không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của cả quá trình phấn đấu, rèn luyện vô cùng khó khăn, gian khổ. Người có đạo đức phải là người được giáo dục và biết tự giáo dục tốt. Thông qua hoạt động và giao lưu, con người hiểu rõ hơn về vai trò của lương tâm, nghĩa vụ, ý thức danh dự và phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân đối với đời sống cộng đồng. Quá trình tự giáo dục là một quá trình “tự thân vận động”, đòi hỏi phải có một nghị lực, một ý chí và quyết tâm cao để chiến thắng chính bản thân mình. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị gục ngã trước những cám dỗ của cuộc sống.

Đạo đức không phải cái gì sẵn có. Nó được củng cố, phát triển chủ yếu do sự đấu tranh, rèn luyện hàng ngày, giống như: “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Trên thực tế, có nhiều thanh niên tuy đã nắm được tri thức đạo đức song chưa thực sự thấm nhuần, chưa biết rèn luyện mình theo những tri thức đã lĩnh hội được nên trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập, lao động lại có nhiều ứng xử, hành vi không đạo đức.

Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên là một trong những nội dung hiện đại hoá phương pháp giáo dục: Lấy người học làm trung tâm, người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn và tổ chức quá trình học. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho thanh niên có cơ hội để thể hiện mình, để tự vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên là con đường tất yếu đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của họ.

3.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 53

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục nói chung, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nói riêng, một trong những giải pháp cơ bản không thể thiếu, đó là sự kết hợp giáo dục của gia đình, của nhà trường, và của xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh. Sự kết hợp này sẽ tạo ra một sự thống nhất trong tư tưởng và hành động đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở chúng ta rằng: giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và của gia đình để giúp việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không bao giờ được như mong muốn. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta chỉ rõ: “Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hoá. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [4, tr.60].

Những năm gần đây, phương hướng này về cơ bản đã được thực hiện, góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của xã hội, với mục tiêu xây dựng con người mới theo tinh thần của “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là: Con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính,...thì chúng ta còn nhiều việc phải làm. Trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai khoá VIII có viết: “Gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm đồi trụy” [3, tr. 21]. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là vấn đề then chốt, là một việc làm hết sức cần thiết trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho thanh niên hiện nay.

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới có trật tự, phát triển. Đó là chiếc nôi nuôi dưỡng, chăm sóc tâm hồn và cuộc đời của mỗi con người, là một môi trường hết sức quan trọng để giáo dục đạo đức, lối sống cho con người. Vai trò của người cha, người mẹ với việc giáo dục con cái trong gia đình là hết

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 54

sức quan trọng. Sự giáo dục bằng việc khuyên răn, dạy bảo con cái những điều hay lẽ phải, sống theo cái Chân - Thiện - Mỹ và bằng cả việc làm gương của chính cha mẹ. Bên cạnh đại bộ phận các gia đình làm tốt nghĩa vụ giáo dục của mình đối với con cái, cũng còn không ít gia đình vì các lý do khác nhau, đã không quan tâm đúng mức đến công việc này, dẫn đến tình trạng con cái hư hỏng, thậm chí phạm pháp. Điều đáng buồn là tình trạng giáo dục trong nhiều gia đình còn bị buông lỏng. Quan hệ gia đình cũng bị băng hoại bởi sức mạnh của đồng tiền, vì nó mà người ta có thể để người thân của mình bán rẻ nhân phẩm, tiếp tay cho các tệ nạn xã hội, vì nó mà con cái sẵn sàng giết cha mẹ, anh chị em quay lưng lại với nhau, vợ chồng chia lìa... Có thể nói, sự sút kém vai trò và hiệu quả của giáo dục gia đình là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến nhiều hiện tượng thanh niên thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm pháp luật, nhiều hiện tượng thanh niên bị truy tố trước pháp luật.

Đứng trước thực trạng đó, mỗi gia đình phải có sự quan tâm đúng mực tới việc giáo dục con em mình. Ngoài việc giáo dục nhận thức, trí tuệ cho con cần phải bồi dưỡng thường xuyên về mặt đạo đức, nhân cách; kết hợp những phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Mỗi gia đình cần phải là nơi lưu truyền những giá trị văn hoá dân tộc, đồng thời cũng luôn phấn đấu xây dựng “nếp sống văn minh”, “gia đình văn hoá”.

Gia đình rất cần phải kết hợp chặt chẽ với nhà trường, vì nhà trường là nơi trang bị các kiến thức văn hoá cơ bản cho thanh niên. Do vậy, một môi trường giáo dục hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và trong giáo dục đạo đức nói riêng. Trong nhà trường ngoài những kiến thức cơ bản, thanh niên còn được học bộ môn đạo đức học, do vậy, cần phải kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống với những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại và của thời đại, thông qua đó giúp cho thanh niên thấm nhuần những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, rèn luyện ý thức tập thể, tính cộng đồng. Các thầy cô giáo trong nhà trường phải luôn nêu cao tấm gương sáng về nhân cách cho thanh niên học tập noi theo.

Xã hội giữ vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện các phẩm chất đạo đức, lối sống cho thanh niên, xã hội là một môi trường rộng lớn, mà ở đó các cá nhân, có các mối quan hệ giao tiếp với nhau trong học tập, lao động và sinh hoạt, đó là nơi thể hiện khả năng của mỗi con người. Do vậy, đối với xã hội, trực tiếp là nhà

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 55

nước, cần có những định hướng toàn diện về mặt kinh tế, tư tưởng đạo đức, pháp luật, hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ được thực hiện qua nhà nước, qua mạng lưới tuyên truyền, thông tin đại chúng... xây dựng một môi trường thật sự lành mạnh để có tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên, trước mắt chúng ta cần giải quyết tốt một số điểm sau đây:

Thứ nhất, trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên, giữa gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp, tránh tình trạng phân tán, biệt lập. Gia đình phải luôn nắm được những thông tin từ phía nhà trường, có những hiểu biết nhất định về phía nhà trường để không cản trở con em mình tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. Các bậc phụ huynh cũng phải đổi mới nhận thức, phương pháp giáo dục sao cho phù hợp, tạo sự gần gũi và hiểu con mình hơn, tránh tình trạng có sự xung đột giữa các thế hệ.

Thứ hai, gia đình, nhà trường, xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc kết hợp giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đây là một vấn đề có tính chất quyết định sự thành công hay không thành công của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Nếu gia đình, nhà trường và xã hội không có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, chính trị - tư tưởng, không có kỷ luật nghiêm minh, thì ở đó sẽ có rất nhiều thanh niên vi phạm kỷ luật, thậm chí sa vào con đường phạm tội. Do vậy các cấp lãnh đạo của Đảng từ cơ quan bộ đến các tổ chức cơ sở, các trường học đặc biệt là các trường cao đẳng, đại học phải nêu cao vai trò trách nhiệm của mình, luôn luôn quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho thanh niên, quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng của thanh niên, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác này. Nhà trường không chỉ là nơi đào tạo con người về mặt kiến thức, mà họ còn giáo dục họ cả về mặt đạo đức. Vì lẽ đó, nhà trường cần phải giữ vững nề nếp kỷ cương trong học đường, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh giúp sinh viên nhận thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, là có ý nghĩa đối với bản thân mình và xã hội; làm cho họ nhận thức được những giá

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 56

trị truyền thống như lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù, chịu khó, vị tha... Giáo dục đạo đức trong nhà trường còn làm cho thanh niên biết trân trọng, yêu quý, cố gắng lĩnh hội và thực hiện các giá trị đạo đức đích thực, không chấp nhận những gì là phản giá trị, có tinh thần đấu tranh bảo vệ và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng, chủ yếu là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh từ trung ương đến cơ sở.

Thứ 3, thanh niên ngày nay được sống trong môi trường văn hóa phong phú đa dạng, được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong nước và quốc tế, được học hỏi và giao lưu với nhiều nguồn văn hóa khác nhau. Điều đó có tác động to lớn đến đời sống văn hóa tinh thần và lối sống của thanh niên vì họ là những người hết sức nhạy cảm với những vấn đề sinh hoạt văn hóa, đời sống chính trị, văn hóa tinh thần. Do vậy, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần phải phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân ở các địa phương để tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, thể dục thể thao rèn luyện thể chất... để thanh niên tham gia. Đây là những hoạt động hết sức bổ ích, giúp thanh niên tự rèn luyện nâng cao sức khỏe và ý thức được nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng.

Tóm lại, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên là một giải pháp hết sức căn bản, là một nguyên tắc cơ bản của giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, tạo mọi thuận lợi cho việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ, những phong tục tập quán lạc hậu ngăn cản sự phát triển của xã hội, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại. Mặc dù công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên là của toàn

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)