Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 27)

trong những năm qua

Hiện nay, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta nói chung đang ngày càng ổn định và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đã và đang thu được nhiều thành tựu to lớn, ảnh hưởng tích cực tới công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên Việt Nam. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên được tập trung đẩy mạnh trong phạm vi cả nước, với nhiều nội dung và hình thức giáo dục phong phú, đa dạng, hấp dẫn thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia.

Đối với thanh niên là học sinh trong các trường THPT, sinh viên trong các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, việc giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng được thực hiện chủ yếu thông qua việc học tập và giảng dạy bộ môn GDCD (đối với học sinh THPT) và Đạo đức học, các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (đối với sinh viên). Thông qua đó, học sinh, sinh viên lĩnh hội được các phạm trù, khái niệm, các giá trị đạo đức một cách sâu sắc. Điều đó có vai trò rất quan trọng giúp cho thanh niên có khả năng tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh hành vi của chính mình trong điều kiện mới sao cho phù hợp. Thực tế cho thấy rằng, để trở thành con người có đạo đức không nhất thiết phải nghiên cứu, học tập môn Đạo đức học. Thế nhưng để trở thành con người thực sự có đạo đức dựa trên một niềm tin khoa học, một tình cảm mãnh liệt được soi sáng bởi lý tưởng đạo đức cao cả...không có con đường nào tốt hơn là nghiên cứu “Đạo đức học” và các khoa học liên ngành. Chính vì vậy trong nhiều năm qua, trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng ta đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, tất cả các trường THPT trong cả nước đều đã đưa môn GDCD trở thành một

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 28

môn học bắt buộc mang tính chất pháp lý đối với học sinh, đưa môn Đạo đức học, chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo sinh viên của các trường cao đẳng và đại học. Các tài liệu, giáo trình, giáo khoa phục vụ công tác giảng dạy bộ môn GDCD, môn Đạo đức học, Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được biên soạn, chỉnh lý và ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học. Nhờ đó mà việc tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống đối với thanh niên được tiến hành một cách tự nhiên, thoải mái, tự giác đem lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên. Ngoài ra, nhiều trường học đã phối hợp với gia đình, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội... đưa ra những mô hình và phương pháp mới giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc mang lại hiệu quả cao như: mời báo cáo viên đến trao đổi, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống, các cuộc mít tinh, cổ động, phát thanh tuyên truyền, các buổi tư vấn, tọa đàm, hội thảo... về định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên tham gia. Các hoạt động đó đã góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thanh niên.

Công tác giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống nói riêng không những cần tác động về mặt trí tuệ mà còn cần tác động cả về mặt tình cảm, rèn luyện nghị lực, hành vi đạo đức. Do đó, ngoài giáo dục ý thức đạo đức trong nhà trường còn cần có sự kết hợp đồng bộ của nhiều hoạt động khác nữa. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí

Minh thường nhắc nhở: Học phải đi đôi với hành, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Bởi

lẽ, theo Người, lý luận không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng. Vì vậy, công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên cũng không chỉ dừng lại ở những bài học trong sách vở mà còn cần phải được kết hợp với hoạt động thực tiễn.

Quán triệt tinh thần đó, trong những năm gần đây, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có sự quan tâm, trực tiếp chỉ đạo tổ chức Đoàn thanh niên các cấp phối hợp với Hội sinh viên phát động nhiều phong trào, nhiều chương trình hành động thu hút đông đảo sự tham gia của tầng lớp thanh niên trong cả nước như: “Tuổi trẻ giữ nước”, “Tuổi trẻ vì biển - đảo quê hương”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Về nguồn”, “Nghĩa tình Côn Đảo”, “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 29

cộng đồng”, Ngày Thanh niên hành động vì người nghèo, Ngày Thanh niên hành động vì môi trường, Ngày Thanh niên hành động vì biên cương Tổ quốc... Nhiều phong trào của thanh niên mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn sâu sắc như: Giúp đỡ và chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng gặp cảnh neo đơn, những người già cả ốm đau không nơi nương tựa, nhiều phong trào đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, chiến dịch “Mùa hè xanh”, chương trình thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”,”Tư vấn mùa thi”. Đoàn thanh niên Việt Nam còn sôi nổi tổ chức các chương trình hoạt động thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. thanh niên, sinh viên tình nguyện về tận những nơi vùng sâu vùng xa dạy học cho trẻ em nghèo.... Những hoạt động đó đã thực sự gây được sự chú ý và nhiệt tình tham gia của tầng lớp thanh niên trong cả nước và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt phong trào “thanh niên tình nguyện” đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần tình nguyện của thanh niên, sinh viên trong rèn luyện, học tập, lao động và sản xuất. Điển hình như năm 2008, vào Tháng thanh niên và trong “Chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện Hè - 2008”, các cấp bộ Hội đã tổ chức huy động được trên 2.543.457 lượt thanh niên, sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện [8, tr. 10-11]. Năm 2011,chương trình “Tiếp sức mùa thi” tiếp tục được triển khai sâu rộng trên các địa bàn có tổ chức tuyển sinh. Chương trình đã thu hút được gần 36.000 sinh viên tham gia hoạt động tại các bến xe, nhà ga, tổ chức thành nhiều đội hình chuyên tại các địa điểm thi, các nút giao thông; tìm kiếm được gần 261.057 chỗ trọ giá rẻ, 102.463 chỗ trọ giá miễn phí. Phát gần 340.376 bản đồ, 44.900 cuốn cẩm nang, ngoài ra còn hỗ trợ hàng chục ngàn xuất cơm miễn phí cho thí sinh và người nhà thí sinh [14, tr. 8].

Hoạt động tình nguyện hiến máu nhân đạo tiếp tục được duy trì và mở rộng quy mô, đã thu hút được đông đảo tầng lớp thanh niên tham gia. Hoạt động này đã trở thành một trong những hoạt động nổi bật trong phong trào thanh niên cả nước. Năm 2008, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố gửi về, cả nước có 181.986 lượt thanh niên, sinh viên đăng ký hiến máu tình nguyện, trong đó có 159.648 thanh niên, sinh viên đã hiến máu [8, tr. 11]. Con số này không ngừng được tăng lên qua các năm. Năm 2010,

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 30

Hội LHTN Việt Nam các tỉnh, thành phố đã vận động được 191.593 thanh niên đăng ký hiến máu tình nguyện với 121.146 đơn vị máu và vận động được hàng nghìn thanh niên đăng ký hiến máu dự bị thông qua ngân hàng máu sống [11, tr. 2]. Năm 2011, theo báo cáo của 37 tỉnh, thành phố, chỉ trong 6 tháng đầu năm các cấp bộ Hội đã vận động được 131.746 thanh niên đăng ký hiến máu, 72.265 thanh niên đăng ký hiến máu dự bị, hiến được 68.844 đơn vị máu [13, tr. 2].

Ngoài ra, Hội thanh niên còn tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện mang ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc như: năm 2008, Hội thanh niên đã tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng khó khăn với 341.066 lượt người được khám bệnh, phát thuốc miễn phí trị giá 94.431 tỷ đồng, giúp đỡ 49.219 gia đình chính sách với giá trị trên 111 tỷ đồng. Nhiều tỉnh thành còn tích cực vận động thanh niên đóng góp ngày công lao động, quyên góp ủng hộ thành lập quỹ “Nhà đại đoàn kết” phục vụ cho đồng bào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...[8, tr. 11]. Năm 2011, chỉ trong 6 tháng đầu năm, các cấp bộ Hội đã vận động được 110.429 ngày công lao động của thanh niên, gần 200 tỷ đồng quà tặng giúp đỡ 263.448 gia đình nghèo, gia đình chính sách [13, tr.2-3].

Bên cạnh nhiều phong trào hành động để thanh niên thâm nhập thực tế còn có nhiều cuộc thi được tổ chức cho thanh niên, sinh viên có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về truyền thống dân tộc như: “Tìm hiểu 60 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Tìm hiểu văn hóa Việt - Nhật”, cuộc thi tìm hiểu “Những mốc son Thăng Long - Hà Nội”, “Tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, “Âm vang Điện Biên”, cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ”,...Thông qua các cuộc thi đó, giúp cho thanh niên nâng cao niềm tự hào về lịch sử, về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cho hội viên, thanh niên. Góp phần tích cực vào công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay.

Nhằm phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, nhiều trường cao đẳng và đại học cùng các trường THPT trong cả nước cũng luôn tạo điều kiện khuyến khích thanh niên, sinh viên phấn đấu vươn lên trong học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Cụ thể trong nhiều năm qua, nhằm cổ vũ tinh thần ham học hỏi của thanh niên Việt Nam,

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 31

Hội sinh viên đã phối hợp với Đoàn thanh niên các cấp tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đem lại hiệu quả cao. Điển hình như phong trào “Học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, “Sáng tạo trẻ”... với nhiều hình thức hỗ trợ học tập cho thanh niên, sinh viên như: Xây dựng các quỹ học bổng, quỹ khuyến học, khuyến tài, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị học tốt, trao đổi kinh nghiệm học tập, tổ chức các sân chơi trí tuệ trên cơ sở mô phỏng các cuộc thi...đã thu hút được đông đảo thanh niên trong cả nước, ở nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm 2008, các cấp bộ Hội đã vận động được 182.692 thanh niên, sinh viên đăng ký tham gia phong trào “Sáng tạo trẻ” của Đoàn; có 8.437 đề tài do thanh niên, sinh viên nghiên cứu, trong đó có 2.895 số đề tài được đưa vào ứng dụng [8, tr. 9]. Năm 2009, theo báo cáo của Trung ương Đoàn, đoàn viên thanh niên công nhân trong cả nước đã có 11.245 công trình nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến công nghệ, quản lý được ứng dụng làm lợi 167.505 triệu đồng. Theo báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2009 - 2010, đã có gần 10.000 lượt học sinh, sinh viên được hỗ trợ với số tiền trên 5 tỷ đồng; trong năm học đã có 27.250 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện [10, tr. 5].

Không những thế, thanh niên còn là lực lượng sôi nổi nhất trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm; các hoạt động tuyên truyền về đạo đức, pháp luật, dân số, sức khỏe và môi trường... Tiêu biểu năm 2008, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong cả nước đã có 13.283 đội, nhóm tuyên truyền hoạt động có hiệu quả tại cơ sở. Năm 2010, Hội đã tổ chức được 5.303 buổi hội thảo, diễn đàn về định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho 2.103.280 hội viên, sinh viên tham gia. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, trong phạm vi cuộc vận động “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”, các cấp bộ Hội đã tổ chức được 6.698 đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức cho 828.880 thanh niên, phát 367.940 tài liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổ chức 5.495 buổi tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền vận động thực hiện các hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông, thu hút 768.942 thanh niên tham gia. Tổ chức được 25.792 đợt tuyên truyền về âm mưu diễn biến hòa bình của các thế

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 32

lực thù địch, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, thu hút 2,3 triệu lượt thanh niên tham gia [13, tr. 2]... Họ vừa học tập, vừa lao động đồng thời còn rất nhiệt tình với các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Đoàn thanh niên tổ chức. Nhiều thanh niên xuất sắc đã được giới thiệu học các lớp đối tượng cảm tình Đảng và được kết nạp vào Đảng.

Có thể nói trong những năm qua, những hoạt động đó đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống nói riêng cho thanh niên Việt Nam trong điều kiện tình hình mới của đất nước. Thông qua những hình thức giáo dục phong phú ấy mà những truyền thống dân tộc ngày càng được củng cố và nhấn mạnh như: truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, truyền thống hiếu học, yêu thương con người,... Thanh niên Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò xung kích, sáng tạo của mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Trên đây là tổng quan các hoạt động, các phong trào Đoàn và công tác Hội sinh viên trên địa bàn cả nước trong những năm gần đây. Từ đó, ta thấy được thực trạng công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên thông qua các phong trào chính trị - xã hội đều có những điểm mạnh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

2.2.1. Những thành tựu đã đạt được

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục ở bậc đại học, cao đẳng, trung học nói riêng và của nền giáo dục quốc dân nói chung. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho toàn dân, đặc biệt là đối với thanh niên - thế hệ tương lai của đất nước. Điều đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên. Trong xã hội, không khí dân chủ được mở ra, những tư tưởng cũ kỹ giáo điều đã dần được loại bỏ, thay vào đó là một chân trời nhận thức rộng lớn cho thế hệ trẻ. Chính sách mở cửa và sự tràn ngập các kênh thông tin cùng với chính sách kinh tế thị trường, khuyến khích mọi người hăng hái vươn lên làm giàu bằng lao động chân chính, tạo nên môi trường kinh tế - xã hội cho phép tuổi trẻ có thể vươn lên để khẳng định mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khóa luận tốt nghiệp Gv: Chu Thị Diệp

Sv: Nguyễn Thị Ngọc Yến 33

Trong tất cả các kỳ đại hội, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên việt nam hiện nay (Trang 27)