Luật pháp và hợp đồng

Một phần của tài liệu Tiểu luận:Quản trị rủi ro trong hoạt động franchise đối với người mua doc (Trang 31 - 34)

IV. Phòng ngừa và khắc phục rủi ro đối với bên nhậnquyền thương mại-franchisee

4.Luật pháp và hợp đồng

Tính thống nhất giữa hợp đồng và tài liệu giới thiệu. Thông thường đây không phải là vấn đề, nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ tìm thấy một vài điều khoản trong tài liệu giới thiệu không được viết trong hợp đồng với cùng một ý nghĩa. Hãy đảm bảo, chắc chắn những điều khoản mà bạn ký phỉa đồng nhất về ý nghĩa với tài liệu giới thiệu.

Nếu bạn đang làm việc với một nhà môi giới nhượng quyền, đừng tin tưởng vào họ trong những tư vấn vềpháp lý. Trong khi đó, bạn cần cố gắng thể hiện sự hiểu biết của mình, thường người môi giới được franchisor trả công, khi họ bán được franchise cho bạn. Hãy nhớ, họ làm việc cho franchisor, không phải cho bạn.

Không bao giờđược ký một hợp đồng mà bạn chẳng hiểu gì về nó cả, nhất là những nội dung được hiểu ngầm và liên quan đến sự chấm dứt, kết thúc hợp đồng, và điều gì sẽ xảy ra khi bạn và franchisor kết thúc mối quan hệ - nó sẽ kết thúc vào thời điểm nào. Làm rõ những vấn đề bạn không hiểu, cố gắng thương lượng những điều khoản đó sao cho phù hợp với mong muốn của bạn và hãy đặt niềm tin vào sự hỗ trợ của một luật sư có kinh nghiệm, người sẽđem đến cho bạn các quyết định đúng đắn.

Tìm những luật sư và kế toán có hiểu biết về nhượng quyền: Bên nhận quyền tương lai thường bị lúng túng bởi vì các tài liệu được phía nhà nhượng quyền cung cấp thường rất dài và đôi khi khó mà hiểu được một cách đầy đủ, điều này rất quan trọng do đó các nhà dự định nhận quyền cần có các luật sư và nhân viên kế toán có kinh nghiệm tham gia trợ giúp.

Đểđảm bảo thành công của mình, các bạn nên tránh càng nhiều lỗi càng tốt. Dưới đây là 3 lỗi phổ biến nhất mà những người nhận quyền tương lai thường phạm phải trong quá trình ký kết một hợp đồng nhượng quyền:

32

Những tài liệu này thường rất dài, đôi khi tới 8 trang giấy nhưng việc đọc và hiểu từng phần là rất quan trọng, từđiều 1 đến điều 23 của Bản cung cấp thông tin nhượng quyền (UFOC). Khi bạn đọc tài liệu này, hãy ghi chú lại những phần còn bối rối hoặc chưa rõ. Trước khi bạn muốn xin ý kiến của luật sư, hãy cho người nhượng quyền biết về những mối nghi ngờ của bạn và trước tiên là phải nhờ người đại diện của thương hiệu giải thích cho bạn hiểu rồi hẵng kiểm tra những mối quan tâm còn lại cùng với luật sư. Phải kiểm tra luôn ngày tháng năm của tài liệu. Nếu nó là tài liệu hiện tại, bạn nên yêu cầu xem thêm những tài liệu cũ để so sánh.

Một trong những vấn đề chung giữa người nhận quyền mới và người nhượng quyền là sự hiểu lầm về khoản trách nhiệm. So với những điều khoản khác thì trách nhiệm có thể gây ra những vấn đề trong việc sắp xếp lịch cho ngày khai trương. Hãy đọc kĩ tài liệu và hợp đồng nhượng quyền cẩn thận đối với phần trách nhiệm. Đồng thời hãy chú ý đến những nghĩa vụ bắt buộc của người nhượng quyền, đặc biệt là điều thứ11 trong UFOC. Đừng cho rằng người nhượng quyền chịu trách nhiệm cho những chi tiết trong phần dịch vụ hỗ trợ. Nếu nó không rõ ràng, hãy viết nó ra giấy. Liệt kê tất cả những thắc mắc của bạn và làm rõ xem những bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm thuộc về bên nào.

2. Không hiểu, thiếu chính xác hay không truyền đạt trọn vẹn hợp đồng nhượng quyền và những tài liệu hợp pháp khác khi ký kết.

Bạn và luật sư của bạn nên xem lại một cách cẩn thận bản hợp đồng nhượng quyền, các hợp đồng thuê mướn hay bất động sản và những hợp đồng khác. Đầu tiên hãy lập ra một danh sách các câu hỏi để thảo luận với luật sư, sau đó nói lên những mối quan tâm của bạn với người nhượng quyền. Phải có được sự giải thích rõ ràng từ phía người nhượng quyền. Rất hiếm khi bạn có thể thay đổi được những hợp đồng đạt tiêu chuẩn này nhưng những điều khoản vẫn có thểđược thêm vào. Không có lý do gì mà người nhượng quyền không cung cấp cho bạn tài liệu bổsung để làm rõ một điều gì đó trong bản hợp đồng mà khiến bạn cùng luật sư của bạn lúng túng.

3. Không tìm kiếm lời khuyên về pháp lý.

Bạn hãy tìm kiếm và thuê một luật sư, tốt nhất là một người có kinh nghiệm về nhượng quyền thương hiệu.

33

KẾT LUẬN

Mua nhượng quyền là một hình thức kinh doanh mới và hứa hẹn tiếp tục bùng nổ ở Việt Nam trong thời gian tới. Đây là một mô hình ít rủi ro cho người mua do nhiều lợi thế của mô hình mang lại.

Nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng mua nhượng quyền là mình sẽ sở hữu một cơ sở kinh doanh không có rủi ro. Và thực tế là có rất nhiều rủi ro mà người mua đã và đang gặp phải.

Khi bạn thấy yêu thích một thương hiệu nhượng quyền và mong muốn đầu tư, hãy kiên nhẫn và xem xét thật kỹ xem mặt hàng mình nhận nhượng quyền có phù hợp với thịtrường và khả năng của mình hay không. Bạn hãy hỏi thật nhiều người, nhiều nguồn thông tin và có thể gặp chuyên gia tư vấn để có một quyết định chính xác. Và khi chọn quyết định mua rồi thì hãy xây dựng và điều hành việc kinh doanh của bạn một cách có lợi nhất, để cùng xây dựng mối quan hệ vững chắc với người bán và hệ thống franchise của bạn.

Do đó câu hỏi “mua hay không” sẽ do chính bạn trả lời, do cách trang bị cho mình những kiến thức về franchise về khả năng bản thân, học hỏi kinh nghiệm, và đặc biệt phải tạo cho mình một tư duy chiến lược về quả trị rủi ro đúng đắn trong vấn đề của chính bạn, biết đâu đó bạn đi lên từ rủi ro.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản trị rủi ro và khủng hoảng, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Lao Động-Xã Hội

2. “Franchise-Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh” TS. Lý Quý Trung (2006), Nhà xuất bản trẻ TP.HCM

3. “Mua Franchise-Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam” TS. Lý Quý Trung (2006), Nhà xuất bản trẻ TP.HCM

Và các Website:

www.vietfranchise.com/ www.vietnamfranchise.net/ www.franchise.com/ www.franchisedirect.com/ www.franchise.org/ www.vietnambranding.com/ www.lantabrand.com http://franchiseclub.trust.vn/?vnTRUST=act:news|cat:2 http://baohothuonghieu.com/ http://bw.dred.vn www.trungnguyen.com.vn/ Và một số website khác

Một phần của tài liệu Tiểu luận:Quản trị rủi ro trong hoạt động franchise đối với người mua doc (Trang 31 - 34)