Quá trình thu hút FDI của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế đối ngoại Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài chính ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Trong thời kỳ từ năm 1988-2009, hoạt động đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội trải qua những giai đoạn cụ thể sau:

Từ năm 1988-1990: Đây là giai đoạn khởi đầu của đầu tư nước

ngoài. Hoạt động đầu tư nước ngoài chưa có tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế -xã hội nước ta. Khi đó, ngoài việc có được một luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường kinh doanh tự do thì các cơ quan nhà nước còn rất hạn chế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 3 năm này trên cả nước chỉ có 214 dự án được cấp phép với vốn đăng ký là 1,58 tỷ USD. Vốn thực hiện hầu như không đáng kể vì các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sau khi được cấp phép còn phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào nước ta. Trong thời kỳ này, thành phố Hà Nội tuy là trung tâm kinh tế của cả nước nhưng cũng chỉ thu hút được số lượng dự án rất khiêm tốn.

Giai đoạn 1991-1997: Đây là giai đoạn đầu tư nước ngoài tăng

trưởng nhanh và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và các tỉnh thành trong cả nước. Giai đoạn 1991-1995 có 16,244 tỷ USD vốn đăng ký với mức tăng trưởng hàng năm rất ngoạn mục. Năm 1991 là 1,275 tỷ USD thì năm 1995 là 6,6 tỷ USD, gấp 5,3 lần năm 1991. Vốn thực hiện trong cả 5 năm là 7,175 tỷ USD trong đó vốn nước ngoài là 6,08 tỷ USD, bằng 32% tổng vốn đầu tư của cả nước. Hai năm tiếp theo đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng, thêm 13,29 tỷ USD vốn đăng ký và 6,129tỷ USD vốn thực hiện .

Đây là giai đoạn đầu tư nước ngoài sôi động với hàng chục dự án được cấp mới. Bản đồ đầu tư nước ngoài thay đổi một cách nhanh chóng trên địa bàn. Tuy nhiên, có không ít dự án do đầu tư theo phong trào nên khi gặp khủng hoảng trong khu vực đã không thể triển khai được. Do đó, số lượng dự án bị rút giấy phép trong giai đoạn này khá cao.

Giai đoạn 1997-2000: Đây là giai đoạn suy thoái đầu tư nước

ngoài. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Có thể nói rằng trong những năm này đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội có những biến động tương đối lớn.

Nguyên nhân chính của sự giảm sút FDI là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực làm suy giảm dòng đầu tư mới vào khu vực và các nhà đầu tư có một cách nhìn thực tế hơn và làm cho nhiều dự án đã cấp phép nhưng không thể triển khai được.

Từ năm 2001 đến nay: Từ năm 2001 dòng vốn FDI có xu hướng

phục hồi chậm và bắt đầu từ năm 2004 đến nay dòng vốn FDI lại bắt đầu tăng trở lại. Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Hà Nội và các tỉnh khác là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO với những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia. Tuy nhiên trong năm 2008 khủng hoảng kinh tế đã làm mức đầu tư FDI vào Hà Nội giảm nghiêm trọng. nhưng sang quý đầu của năm 2010 đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nhanh.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế đối ngoại Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài chính ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w