NGHĨA TỪ CUỘC TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC

Một phần của tài liệu Ý NGHĨA CUỘC TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC (11061963) (Trang 31 - 39)

THÍCH QUẢNG ĐỨC

Đã 54 năm trôi qua kể từ ngày Hoà thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Nhưng ngọn lửa của tinh thần đấu tranh cho đạo pháp và cho dân tộc của hòa thượng như vẫn còn cháy mãi! Nhân dân trên thế giới và Việt Nam, những người con Phật cũng như những người không theo đạo đều như bùi ngùi nhớ lại hình ảnh ngọn đuốc rực cháy trên thân thể Người vào năm 1963 ấy. Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu đó? Đây có phải chỉ là những phản ứng chống lại sự kỳ thị về tôn giáo của một chế độ độc tài? Có phải đó chỉ là “tiếng nói thay cho

những đòi hỏi về một sự công bằng trong chính sách đối với các tôn giáo?” Tìm

hiểu những câu hỏi trên chính là nêu lên được những đóng góp lớn lao, những ý nghĩa sâu sắc từ hành động vì đạo pháp và cho dân tộc của Hòa thượng Thích Quảng Đức; cũng chính là góp phần chỉ ra được bản sắc của dân tộc Việt Nam và của Phật giáo Việt Nam.

Với phương pháp bất bạo động, Phật giáo đã kết khối mọi giai tầng xã hội, đáp ứng khát vọng tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo của nhân dân miền Nam. Ngay cả khi chùa chiền bị giẫm nát, Tăng Ni, Phật tử bị bắt bớ, giam cầm Phật giáo vẫn chủ trương bất bạo động với đỉnh cao là ngọn lửa Bồ tát Thích Quảng Đức (11/6/1963).

Sự hy sinh phi thường, dũng cảm của Hòa thượng Thích Quảng Đức với hình ảnh Ngài ngồi yên tư thế tọa thiền trong ngọn lửa hồng đã như làn sóng điện cực mạnh lan khắp trong nước và thế giới, hàng triệu trái tim con người quặn thắt trước sự hy sinh cao cả của Ngài. Báo chí, truyền thanh, truyền hình đã lan truyền các tin tức và hình ảnh của Ngài đang ngồi kiết già trong ngọn lửa rực cháy với những lời ca ngợi khâm phục trên khắp năm châu. Đây là một gương Đại Hùng Đại Lực, tinh tiến bất chuyển mà chúng ta thường nghe nói. Sự hy sinh của Ngài là một tiếng chuông gọi đàn cho hàng tứ chúng. Và cũng là ngọn đuốc soi sáng lương tri những kẻ vô minh.

Tăng Ni, Phật tử đòi bình đẳng tôn giáo. Biết bao nhiêu người con Phật đã ngã xuống, bao nhiêu Tăng Ni, Phật giáo đồ đã bị bắt bớ giam cầm, đánh đập tra khảo, bị cướp mất xác. Vẫn còn đó những Thánh tử đạo đã noi tấm gương Ngài tự thiêu như Đại đức Nguyên Hương, Thanh Tuệ, Quảng Hương, Thiện Mỹ, Thượng tọa Tiêu Diêu, Ni cô Diệu Quang … và còn đó những cái chết oanh liệt của Quách Thị Trang, Nhất Linh, những sự hy sinh không thương tiếc thân xác của Mai Tuyết An và cả những người vô danh nữa đã noi gương Bồ tát Thích Quảng Đức hiến dâng trọn đời mình cho đạo pháp.

Quả tim Bồ tát Thích Quảng Đức là một minh chứng cụ thể cho tấm lòng của muôn người con Phật luôn yêu chuộng hòa bình tự do và bình đẳng nhưng cũng bất khuất trước nạn cường quyền và áp bức. Trái tim ấy đã trở thành biểu tượng tinh thần của Phật giáo Việt Nam và là trái tim của nhân loại đã và đang đấu tranh mãi cho tự do hòa bình, hạnh phúc nhân sinh. Ngày 6/11/2007, Thành ủy và UBND TP.HCM đã cho khởi công xây dựng tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức ở nơi Ngài tự thiêu cách đây 54 năm trước và đến ngày 17/9/2010 thì hoàn thành. Tượng đài Bồ tát và phù điêu đúc bằng hợp kim đồng, tượng cao 6m, phù điêu cao 3m, mô tả khái quát quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng của Phật tử và các tầng lớp nhân dân. Sự hy sinh của Bồ tát Thích Quảng Đức một lần nửa khẳng định con đường nhập thế của Đạo Phật luôn đồng hành cùng với dân tộc suốt mấy ngàn năm từ thời Phật giáo du nhập. Những người con Phật không từ nan trong bất cứ một khó khăn nào cho sự tồn vong của dân tộc Việt Nam. Đó là tinh thần yêu nước, ưa chuộng hòa bình và khát vọng tự do không chịu khuất phục trước cường quyền bạo lực nào.

Tại nhà thờ ở New York, ngày 30/6/1963, Mục sư Donalds Harington đã xem “cái chết của Thích Quảng Đức giống như cái chết của Chúa Giê-su” [1, 264], Michel Servetus, Jeanne d’Arc ông cho rằng hành động mổ bụng của người Nhật không thể nào so sánh với tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, tuy rằng gan dạ như nhau, bởi vì “sự tự thiêu của Ngài đã cứu vớt bao

nhiêu sinh linh đang chìm đắm trong khổ hận, kẻ đàn áp cũng như kẻ bị đàn áp đều bừng tỉnh. Ngài đã tô dậm nét vàng son trên trang sử huy hoàng của Phật

giáo và dân tộc”. [1, 264]

Tờ New York Herald Tribune (21/7/1963) cho rằng ngọn lửa Thích Quảng Đức sẻ thổi bùng lên một đám cháy lớn thiêu rụi chế độ Ngô Đình Diệm, rằng: “Hòa thượng Thích Quảng Đức đã biến tấm áo Cà sa với tấm thân tứ đại làm

một giàn hỏa thiêu cả một chế độ kỳ thị tôn giáo. Tổng thống Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam cũng đang làm một công việc rất hay là ông đang tự đốt hết nền tảng của chế độ ông” [1, 264-265]. Khi phong trào phản kháng của Phật

giáo lên cao, ngày 1 tháng 11, Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát ngay hôm sau chấm dứt một chế độ gia đình trị, tôn giáo trị của gia đình họ Ngô đã mang đầy nợ máu với đất nước.

KẾT LUẬN

1. Trở lại với thời điểm sôi động của đất nước năm 1963, từ nguyên cớ hạ cờ Phật giáo của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ở Huế để thấy rõ một điều rằng sự độc đoán, tính đố kỵ và lòng vị kỷ của những người cầm đầu chế độ ấy đã lên đến đỉnh điểm. Việc hạ cờ Phật giáo chỉ là một hành động cuối cùng, là điểm nút cuối cùng để bộc lộ hết tính vị kỷ, chấp chặt lấy đạo pháp của một chế độ! Chính sự chấp pháp ấy đã đưa đẩy chế độ độc tài Ngô Đình Diệm mau chóng bị kết thúc từ những hành động mù quáng của mình. Ngô Đình Diệm, với chính sách phân biệt đối xử, xem đạo của mình mới thật là đạo, được ban cho đặc quyền, đặc lợi. Còn các đạo khác, dù có lịch sử 2.000 năm, dù có hàng chục triệu tín đồ, vẫn bị khinh miệt! Với Đạo dụ 10, sự phẩn uất của tăng ni, Phật tử càng lên cao. Chính quyền đã đàn áp Phật giáo bằng những phương tiện quân sự và phương pháp tàn bạo. Hàng chục tăng ni Phật tử, rồi đến hàng trăm tăng ni sau đó bị bắt bớ và bị giết hại. Ngọn sóng đàn áp cứ thế mà ngày càng bùng lên mạnh mẽ. Người dân sống ở Huế vào năm 1963 không thể quên được hình ảnh thảm khốc từ những chiếc xe tăng của Diệm càn lên những người có đạo vô tội. Máu đã đổ và hận thù như đã siết chặt thêm. Những người con Phật dùng vũ khí từ tinh thần Bi -Trí -Dũng để chống trả! Trước những đàn áp bạo tàn và khốc liệt, những người con Phật đã sử dụng thế Nhu của mình để chống trả lại thế Cương của chế độ Diệm. Lấy thân mình thay cho tiếng nói cảnh tỉnh, như những gáo nước lạnh dội vào ngọn lửa của sự thù hận và vô minh. Những ngọn đuốc đượïc đốt lên từ thân thể, hình hài của mỗi người con Phật như từng ngọn đèn thắp sáng, soi rọi tận cùng vào sâu thẳm tâm hồn đen tối, độc tài của một chế độ. Và cứ thế liên tục, hết người này đến người khác… sao cho đến một ngày hành động vị pháp thiêu thân ấy đã trở thành một tiếng gọi vang vọng, làm rúng động lương tri của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đỉnh điểm ấy, ngọn sóng trào dâng tột đỉnh ấy chính là hành động tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, là tiếng chuông

vang vọng ngân xa, lan tỏa ra ngoài phạm vi một quốc gia và trở thành bất diệt.

2. Từ nhận thức được nung nấu sau bao cơn đàn áp bạo tàn của Diệm, Hòa thượng Quảng Đức, đã viết: là trưởng tử của Như Lai, được thấm nhuần lẽ đạo, nên không thể ngồi yên. Hòa thượng hiểu rõ rằng, với một chế độ độc tài như vậy, với những con người có hành động thiếu đạo đức và không có nhân bản như vậy, đất nước sẽ không thể yên, lòng dân sẽ không thể được bình ổn, an lạc và đạo pháp sẽ không thể được bảo tồn! Vì vậy, thực hành lời nói ấy, quyết đem lại một sự cảnh tỉnh lớn lao, làm thay đổi nhận thức con người, từ vô minh đến giác ngộ, phải bằng việc hy sinh chính bản thân mình. Lấy sự xả thân, tinh thần vô uý thí để đối lập lại cường quyền, bạo lực. Làm được điều đó, thực hành được suy nghĩ trên, đó là điều không dễ dàng, không phải ai cũng làm được. Do đâu Hòa thượng Quảng Đức có được quyết tâm đó? Trả lời câu hỏi đó chính là đi tìm lại cội nguồn của tinh thần dân tộc. Là người dân Việt, không ai không yêu nước. Tinh thần yêu nước này ngày càng được nhân lên cao hơn chính từ những cuộc ngoại xâm. Những người dân nước Việt đã qua thử thách trước nguy cơ xâm lược, từ đó tinh thần yêu nước càng được củng cố. Tinh thần ấy còn được nhiều tấm gương trong lịch sử in đậm thêm qua quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước. Từ đó, hình ảnh của người dân ra biên cương chống giặc khi có ngoại xâm là hình ảnh đẹp đẽ, được lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, không loại trừ những người theo đạo Phật, với tư tưởng nhập thế, cứu đời, giúp đời. Không phải ngẫu nhiên mà có được một Hoà thượng Thích Quảng Đức của thế kỷ XX, bởi vì đã có trong lịch sử hàng trăm năm trước, những thiền sư Vạn Hạnh, Khuông Việt…. đã biết đem tinh thần Phật pháp ra áp dụng vào đời sống hàng ngày. Những tấm gương sáng ấy chính là bài học muôn đời về tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam, là sự thể hiện việc đem đạo vào đời, là tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. Nó được nhân rộng, kế thừa và tiếp nối liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì

vậy không phải ngẫu nhiên mà có được những con người biết hy sinh thân mệnh mình cho đạo pháp, cho dân tộc. Mặt khác, còn chính trên cơ sở của dòng Phật giáo Việt Nam, nổi bật từ thời các vua nhà Lý, nhà Trần…. đã biết đem thập thiện đến từng gia đình, đã biết cụ thể hóa giáo lý nhà Phật trong điều kiện đất nước Việt Nam, đã bằng chính hành động từ bỏ ngai vàng, danh lợi và những ham muốn vị kỷ cá nhân để trao truyền cho những thiền sư Việt Nam một tinh thần xã thân cao quý. Tùy từng thời điểm lịch sử, tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau mà các thiền sư đã có những ứng xử khác nhau, những cống hiến cho đạo pháp và cho dân tộc khác nhau. Nhưng trên hết, vẫn là lòng yêu nước nồng nàn, là tình yêu thương nhân dân sâu đậm… Tình thương đó, lòng yêu người đó đã tạo thành, đã giúp phát khởi nên một quyết tâm cao độ, một đại nguyện vang lừng, đó là tinh thần vô úy thí. Chính từ sự dâng hiến tất cả, không loại trừ ngay cả bản thân mình, của những thiền sư trong lịch sử và của Hòa thượng Quảng Đức ở thế kỷ XX đã làm cho sự cống hiến ấy trở thành bất tử, bởi vì một khi đã cho đi hết thì sẽ nhận được tất cả! Bài học về tinh thần xã thân này, được đưa ra trong giai đoạn đạo pháp đang bị chia rẽ, đất nước đang bị ngoại xâm…. càng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cái chết của Hoà thượng không chỉ nhằm cảnh tỉnh những người trong chế độ độc tài nhà Ngô, mà sâu sắc và lớn lao hơn, nó còn mang ý nghĩa thời đại. Đó còn là tiếng chuông tỉnh thức cho những người con Phật còn đang thờ ơ trước sự hưng vong của đạo pháp, của quốc gia … kêu gọi họ cần nhanh chóng đoàn kết lại, một lòng chung sức cứu lấy nước nhà. Bởi vì tổ quốc còn, đạo pháp mới có thể còn tồn tại được! Đánh giá cao về hành động tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức, GS. Trần Văn Giàu đã cho rằng: “Đó là một hành động chống chiến tranh, là hành

động bảo vệ hoà bình, vì hoà bình mà hi sinh (…) nhà sư là một người yêu nước, Quảng Đức yêu nước theo phong cách một nhà sư” [3, 30].

3. Tìm hiểu về hành động “Vị pháp thiêu thân” của Hòa thượng Quảng Đức còn là nhằm nêu lên bài học có giá trị lịch sử, có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.

Qua cái chết của Hòa thượng đã góp phần khơi gợi trong tư duy của nhân dân thế giới, những người yêu chuộng hòa bình, suy nghĩ kỹ hơn về giá trị đích thực của một đời người. Đó không phải là tính ham sống, sợ chết ; không phải là lòng vị kỷ, độc tài, ham chuộng bạo lực… mà điều vi diệu trong cuộc sống, tạo nên giá trị vĩnh hằng, chân lý tối thượng … chính là tình thương, là lòng dũng cảm, là sự hy sinh cho những điều lớn lao, cao cả, là quyền lợi và sự sống còn của dân tộc, của đất nước, của đạo pháp… Bài học ấy mãi mãi sẽ còn nguyên giá trị, vì nhân dân thế giới đã có được hình ảnh xác thực qua cái chết của hoà thượng, một dấu ấn sâu đậm về con người Việt Nam biết hy sinh cho nghĩa cả, về một đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường, bất khuất trước cái xấu, cái vị kỷ, trước những mưu toan đen tối nhằm đè bẹp, trấn áp bằng bạo lực của ngoại xâm… Chính từ những ý nghĩa ấy, Hòa thượng Quảng Đức đã thực sự trở thành một vị Bồ tát, người luôn hướng tâm hồn mình, thể xác mình cho cuộc đời, cho người đời để cứu giúp và góp phần giác ngộ họ. Những vị Thiền sư Việt Nam, trên đường tiếp nối hướng đi đúng đắn và có ý nghĩa của Phật giáo Việt Nam, đã nói lên suy nghĩ của mình bằng hành động. Bồ tát Thích Quảng Đức đã hòa nhập thực sự vào dòng chảy nhập thế của Phật giáo Việt Nam, đã trở thành biểu tượng cho tính dân tộc và đạo pháp của Phật giáo Việt Nam. Bồ tát Thích Quảng Đức vì vậy đã trở thành bất tử. Trái tim để lại cho đời của bồ tát Quảng Đức vì vậy đã trở nên bất diệt!

Một phần của tài liệu Ý NGHĨA CUỘC TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC (11061963) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w