Số vòng quay của TSLĐ

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn (Trang 51)

II. 2.1 Đánh giá chung tình hình sử dụng TSLĐ

d)Số vòng quay của TSLĐ

Số vòng quay đợc tính bằng hiệu số giữa doanh thu theo giá vốn với TSLĐ bình quân nh thế có nghĩa là trong một kỳ TSLĐ đã bao nhiêu lần ‘ra khỏi’ công ty để tham gia vào quá trình kinh doanh, số lần tham gia càng nhiều càng mang lại nhiều lợi nhuận, chính vì thế có thể đánh giá rằng hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty năm 2005 không tốt hơn năm 2004 vì số vòng quay của TSLĐ năm 2004 là 2,049(lần) trong khi đó năm 2005 chỉ là 1,989(lần). Hơn thế trong nghành số vòng quay phải lớn hơn hai mới là tốt mà năm 2004 chỉ nhỉnh hơn chút ít còn năm 2005 thì thấp hơn. Đến đây ta có thể đánh giá rằng hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty là cha thật sự tốt mặc dù số vòng quay của TSLĐ gần với số vòng quay chấp nhận đợc nhng lại kém đi qua hai năm, có thể do công tác quản lý cha thật sự tốt hoàn toàn. Hơn thế đánh giá tổng quát thấy rằng hệ số đầu t thì tốt nhng hệ số sinh lời lại kém, nh thế có thể thấy rằng công ty có đầu t vào TSLĐ nhng không mại lại hiệu quả nh mong muốn. Nên trong những năm tới công ty cần cân nhắc kỹ khi quyết định đầu vào TSLĐ và cân nhắc kỹ trong việc quản lý từng bộ phận TSLĐ.

Số ngày của một vòng quay TSLĐ là chỉ số cụ thể của chỉ tiêu số vòng quay TSLĐ. Chỉ tiêu trên cho biết trong một năm TSLĐ đợc quay vòng bao nhiêu lần thì chỉ tiêu này lại cho biết trong một vòng quay cần bao nhiêu ngày. Vì thế nếu chỉ tiêu số vòng càng lớn càng tốt thì chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, nó thể hiện rằng chỉ cần ít ngày mà có thể thực hiện song một chu kỳ của TSLĐ. Do số vòng quay của TSLĐ trong năm 2005 ít hơn trong năm 2004 cho nên một vòng quay năm 2004 cần ít ngày hơn năm 2005. Chỉ tiêu này một lần nữa nói rằng hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2005 kém hơn năm 2004. Đặt trong môi trờng tổng quát để đánh giá thì thấy rằng số ngày của một vòng quay TSLĐ của công ty là nhiều năm 2004 là 175,695 ngày và năm 2005 là 180,995 ngày. Tức là một năm chỉ thực hiên đợc hai vòng quay, chỉ hai lần thực hiện đợc công dụng của mình.

Qua các chỉ tiêu trên ta thể đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản lu động của công ty là khá tốt nhng cha thật sự hoàn chỉnh vẫn còn những thiếu sót trong công tác quản lý. Có đầu t nhng cha đem lại hiệu quả rõ ràng có thể sang những năm tiếp theo sự đầu t sẽ đem lại kết quả cho công ty. Vì thế để biết rõ bộ phận nào còn cha đem lại hiệu quảvà bộ phận nào có hiệu quả ta đi sâu phân tích từng thành phần cấu thành nên TSLĐ của công ty đó là Tiền, Hàng tồn kho, và các khoản phải thu.

………. Số liệu ở bảng 3 đợc trích từ các bảng sau :

+ Chỉ tiêu doanh thu thuần, doanh thu theo giá vốn, lợi nhuận thực hiện đợc lấy từ Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004,2005; mẫu B02-DNN.

+ Chỉ tiêu còn lại đợc lấy từ Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Hà Long năm 2004 -2005 theo mẫu B01-DNN ban hành kèm theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC, ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính.

********************************************

II.2.2 Đánh giá tình hình hàng tồn kho.(Bảng số 4)

Trớc tiên ta sẽ đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một trong những khoản mục quan trọng của TSLĐ, có thể một phần nào đó thông qua nó để đánh giá tình hình sử dụng và quản lý TSLĐ. Trong cơ cấu TSLĐ hàng tồn kho luôn chiếm một tỉ trọng lớn, công ty TNHH Hà Long là một doanh nghiệp kinh doanh thơng mại nên không phải là ngoại lệ. Vì thế đánh giá cụ thể công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho là rất cần thiết. Trong đề tài này em đánh giá theo hai chỉ tiêu đó là số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho.

a)Số vòng quay của hàng tồn kho

Theo bảng số 4 ta có doanh thu theo giá vốn năm 2005 cao hơn năm 2004 là 640 457 912(Đồng), tỷ lệ tăng là 11,59% trong khi đó hàng tồn kho bình quân năm 2005 lại chỉ tăng là 98 187 743,5(Đồng) với tỷ lệ tăng thấp hơn là 10,39% nên số vòng quay của hàng tồn kho năm 2005 cao hơn năm 2004, năm 2004 số vòng quay là 4,64(lần); năm 2005 là 4,82(lần). Số vòng quay hàng tồn kho năm 2005 thể hiện rằng hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho năm này có hiệu quả hơn nhng không nhiều so với năm 2004. Nó cho thấy rằng năm 2005 doanh nghiệp đã có sự đầu t hơn trong việc quản lý hàng tồn kho so với năm 2004. Hơn thế nhìn vào đó có thể thấy rằng năm 2004 hàng hoá bị ứ đọng hơn năm 2005 do dự trữ quá nhiều hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm vì sản xuất cha sát với nhu cầu thị trờng. Điều này chứng tỏ sự bất hợp lý, kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của công ty trong năm 2004 và đã đợc cải thiện trong năm 2005. So với hệ số đánh giá TSLĐ thì số vòng quay của hàng tồn kho tốt hơn rất nhiều.

Việc hàng tồn kho còn lớn nhng vòng quay lại đợc rút ngắn là do trong quá trình kinh doanh công ty thờng tiêu thụ hàng hoá theo cách khách hàng đặt hàng và dựa vào đơn đặt hàng đó công ty sẽ nhập hàng và bán, khoảng

thời gian đó thờng là gần 10 ngày, còn một phần hàng tồn kho là hàng ứ đọng và không tiêu thụ đợc. Cách làm này thờng là ổn định nhng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh khi mà có mặt hàng khách hàng đặt nhng không có trong kho. Hàng hoá thờng không phải là dự trữ mà là tồn kho. Để có một kế hoạch dự trữ hợp lý là khá khó khăn trong tình hình thị trờng luôn biến động nhu hiện nay.

b)Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho.

Từ ở trên ta thấy rằng năm 2004 số vòng quay hàng tồn kho thấp hơn năm 2005, vì thế dễ hiểu rằng số ngày của một vòng quay hàng tồn kho năm 2004 nhiều hơn năm 2005. Nó cho thất rằng khả quay vòng của hàng tồn kho năm 2005 tốt hơn năm 2004, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho năm 2005 tốt hơn năm 2004 tuy không nhiều. Năm 2004 số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là 77,58(ngày) còn năm 2005 là 74,69(ngày) ; so sánh với số ngày của một vòng quay TSLĐ thì thấp hơn rất nhiều, nên có thể nói rằng hiệu quả sử dụng hàng tồn kho là khá tốt trong tổng thể TSLĐ của công ty. Chỉ tiêu số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu làm rõ hơn chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, tổng hợp lại thì thấy rằng hàng tồn kho của doanh nghiệp một kỳ quay đợc khoảng năm vòng và cụ thể một vòng khoảng 70 ngày.

Nh trong phần lý luận đã đa ra để đánh giá tốt phải có chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho. Công ty TNHH Hà Long quản lý hàng tồn kho theo mô hình dự trữ bằng không, tức là chỉ nhập những mặt hàng hiện tại đang có nhu cầu và với số lợng mà khách hàng đặt còn những con số tồn kho là hàng tồn kho theo đúng nghĩa đen của nó – hàng tồn đọng, có những mặt hàng mà đã tồn kho rất lâu 3 đến 4 năm mà không tiêu thụ đợc. Mặt hàng sơn tĩnh điện là mặt hàng rất nhậy cảm, theo thị hiếu tiêu dùng gần giống nh là mặt hàng thời trang vậy, nếu mầu sơn đợc a thích sẽ rất đợc chào đón nếu mầu nào không sẽ bị tồn kho, hơn thế nhu cầu còn phụ thuộc theo thời gian, có thể lúc này rất nhiều đơn đặt hàng nhng lúc khác lại không ai mua và lại thay đổi đỏng đảnh nh cô gái mới lớn. Trong công ty đã có những lúc nhập hàng rất nhiều đang tiêu thụ rất mạnh nhng rồi đột nhiên không ai đặt hàng và đã tồn rất nhiều đó là một bài học cho công ty. Chính vì thế việc công ty sử dụng mô hình dự trữ bằng không là hợp lý, nhng cũng bỏ qua nhiều cơ hội. Do công ty nhập khẩu thiết bị từ nớc ngoài và nhập hàng từ miền nam nên thời gian đặt hàng và vận chuyển cũng phải mất nửa tháng khi đó nếu không có hàng dự trữ thì đã mất đi cơ hội lớn, đã có nhiều hợp đồng nếu có hàng ngay thì giá cao hơn bình thờng cũng chấp nhận nhng công ty không đáp ứng đợc. Đến gần đây do nguyên liệu đầu vào tăng giá nên công ty đã thay đổi mô hình quản lý

dự trữ đó là tính lợng hàng dự trữ với khối lợng lớn, điều này khá mạo hiểm nhng có thể đem lại lợi nhuận lớn do đảm bảo chi phí đầu vào.

Một vấn đề nữa đó là để quản lý hàng tồn kho tốt là quản lý chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng chi phí bảo quản chi phí cơ hội do hết hàng và chi phí chất lợng. Nhng khi đánh giá kết quả kinh doanh của công ty qua hai năm ta thấy chi phí kinh doanh tăng rất nhiều và khá lớn từ năm 2004 đến năm 2005 điều này cho thấy việc quản lý chi phí cha thật sự có tiến bộ hay có hiệu quả.

Đánh giá một cách khác ta thấy mặc dù công ty thờng xuyên sử dụng mô hình quản lý dự trữ bằng không nhng vẫn còn hàng tồn kho khá lớn. Vòng quay hàng tồn kho là không lớn, so với vòng quay TSLĐ đã tốt hơn nhng thật sự vẫn không đem lại hiệu quả lớn. Với một doanh nghiệp sử dụng mô hình dự trữ bằng không thì hàng tồn kho phải có số vòng quay lớn, nhng công ty đã không đạt đợc điều đó, có thể đánh giá tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho nói riêng trong TSLĐ nói chung là không thật sự hoàn hảo. Và đây là một bộ phận cấu thành nên TSLĐ và vẫn còn những thiếu sót trong việc quản lý và sử dụng, từ đây ta có thể đa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nó. Và em sẽ trình bày ở chơng 3.

Số liệu ở bảng 4 đợc trích từ các bảng sau :

+ Chỉ tiêu doanh thu theo giá vốn đợc lấy từ Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004,2005; mẫu B02-DNN.

+ Chỉ tiêu còn lại đợc lấy từ Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Hà Long năm 2004 -2005 theo mẫu B01-DNN ban hành kèm theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC, ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính.

************************************************

II.2.3 Đánh giá tình hình các khoản phải thu. (bảng số 5)

Trong cơ cấu TSLĐ của công ty TNHH Hà Long thì các khoản phải thu là khá lớn, vì thế việc đánh giá nó là vô cùng quan trọng trong công tác quản lý các khoản phải thu nói riêng và TSLĐ nói chung. Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng các khoản phải thu em đã sử dụng các chỉ tiêu sau :

a)Số vòng quay các khoản phải thu.

Cũng nh số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay TSLĐ, số vòng quay các khoản phải thu đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu phụ thuộc vào tổng doanh thu bán chịu trong kỳ và số d nợ bình quân phải thu, vì thế theo bảng biểu số 8 doanh thu bán chịu năm 2005 cao hơn năm 2004 là 1 005 347 282(Đồng), tỷ lệ cao hơn là 39,14% ; trong khi đó d nợ bình quân năm 2005 chỉ cao hơn năm 2004

là 227 858 182,5 (Đồng) với tỷ lệ tăng là 26,27% thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên số vòng quay các khoản phải thu năm 2005 cao hơn năm 2004 (0,3 lần). Điều này chứng tỏ công tác thu nợ của công ty năm 2005 tốt hơn năm 2004. Ngoài ra số vòng quay các khoản phải thu khách hàng của công ty năm 2004 là 2,96 ; năm 2005 là 3,26 cao hơn hẳn so với số vòng quay TSLĐ và cũng là khá cao trong đánh giá chung thực tế. Các khoản phải thu là một chỉ tiêu quan trọng và số vòng quay các khoản phải thu đánh giá khả năng thu hồi vốn kinh doanh của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh vì thế nó càng lớn càng tốt sẽ không có một con số nào để làm tiêu chuẩn đánh giá. Chính vì thế số vòng quay xấp xỉ 2 và 3 theo đánh giá chủ quan sẽ thấy là không thực sự hoàn hảo.

b)Kỳ thu tiền bình quân.

Nếu chỉ căn cứ vào số vòng quay các khoản phải thu để đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý các khoản phải thu nói riêng và TSLĐ nói chung là cha đ- ợc đầy đủ và khách quan. Vì thế mà ta phải căn cứ vào một chỉ tiêu cũng rất quan trọng đó là Kỳ thu tiền bình quân. Và để đánh giá đợc rõ ràng chỉ tiêu này ta căn cứ vào các chỉ tiêu là: Số ngày của một vòng thu nợ và Mức thu nợ khách hàng bình quân ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo bảng biểu số 5 thấy số ngày thu của một vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2004 là 121,56 ngày; năm 2005 là 110,32 ngày. Qua hai năm vòng quay các khoản phải thu lớn dần dẫn đến kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và Mức thu nợ khách hàng bình quân ngày cũng tăng năm 2005 cao hơn so với năm 2004 là 4 998 890,37(Đồng) và số ngày thu nợ giảm là -11,24 (Ngày), từ đó có thể đánh giá rằng kỳ thu nợ của công ty giảm. Điều này có thể là tốt khi mà các khoản nợ hai năm nh nhau, tình hình thu nợ của công ty năm 2005 đã tốt hơn năm 2004. Nhng việc bị chiếm dụng vốn của công ty vẫn là rất lớn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSLĐ nên cha thể đánh giá đ- ợc rõ rang tình hình thu nợ là tốt hay cha tốt.

Lý do mà số ngày của vòng quay các khoản phải thu giảm xuống trong hai năm là doanh thu bán chịu trong kỳ năm 2005 tăng 1 005 347 282(Đồng) so với năm 2004 và tỷ lệ tăng là 39,14% trong khi đó số d nợ bình quân khách hàng chỉ tăng 227 858 182,5(Đồng) tỷ lệ tăng là 26,27% làm cho số vòng quay năm 2005 cao hơn năm 2004, từ đó dẫn đến số ngày của một vòng quay giảm trong năm 2005 so với năm 2004.

Để đánh giá chính xác hơn về tình hình quản lý các khoản phải thu ta phải so sánh với doanh thu bán và lợi nhuận. Nếu kỳ thu tiền bình quân tăng, doanh số không tăng thì có nghĩa là bị ứ đọng vốn. Ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng và doanh thu lợi nhuận tăng tuy với con số nỏ nhng cũng cho thấy rằng công ty không bị ứ đọng vốn ở khâu thanh toán, đây là

mặt mạnh của công ty. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty là khá tốt. Vì thế bộ phận này của TSLĐ của công ty là đợc thực khá tốt và nên ngày càng phát triển hơn, tuy không phải là nhân tố làm giảm hiệu quả sử dụng và quản lý TSLĐ nhng cũng không vì thế mà trong công tác quản lý ta có thể lơ là và nó cha thật sự hoàn hảo nên vẫn phải có biện pháp thúc đẩy hơn nữa có nh vậy sẽ đảm bảo sự tăng trởng của công ty.

………

Số liệu ở bảng 5 đợc trích từ các bảng sau :

Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Hà Long năm 2004 -2005 theo mẫu B01-DNN ban hành kèm theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC, ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính.

***********************************

II.2.5 Đánh giá tình hình quản lý tiền

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn (Trang 51)