Cụ thể năm học 2013 – 2014 tôi điều tra và thực nghiệm tại lớp 3B mà tôi trực tiếp giảng dạy thấy rằng: Lớp có 15 em , toàn dân tộc Dao, Tày việc phát âm còn gặp nhiều khó khăn ở các phụ âm đầu như: Tr/ch, s/x, gi/d/r, các vần như: an/at, ot/on, ươi/ ương, anh/ang, và đặc biệt là dấu ngã. Khi đọc các phát
âm đều còn thiếu, không ngắt nghỉ đúng chỗ. Song tôi đã vận dụng các phương pháp và biện pháp trình bày ở trên vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao. Đến cuối năm việc đọc tốt của các em tiến bộ rất nhiều, ngoài ra các em còn viết được văn khá hơn, đồng thời học các môn khác cũng tốt hơn.
Kết quả cụ thể như sau: Lớp 15 học sinh
Thời gian Giỏi Khá Trung bình Yếu
TS % TS % TS % TS %
Sau 3 tuần 1 6,6 2 13,2 7 47,2 5 33
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.1. Kết luận 1. Kết luận
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và phân môn tập đọc nói riêng, đó là vấn đề đòi hỏi Nhà giáo phải luôn quan tâm. Như Bác Hồ đã dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ công học tập của các cháu”.
Các Nhà giáo chúng ta là những người trực tiếp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, hơn bao giờ hết, chúng ta có trách nhiệm ươm hạt nảy mầm từ những phương pháp dạy tập đọc cho học sinh.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy phương pháp dạy phân môn tập đọc là hết sức cần thiết và quan trọng. Trong giờ tập đọc cần xác định đúng mục đích của việc dùng những câu hỏi tìm hiểu bài để từ đó có những biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đọc.
2. Kiến nghị
Trong quá trình chuẩn bị lên lớp giáo viên phải là người phát hiện ra những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Khi giảng giáo viên cần chú ý đến nội dung của bài tập đọc, giáo viên phải phát âm chuẩn, đúng ngữ điệu, giọng đọc truyền cảm. Mặt khác giáo viên phải tự tìm tòi, sáng tạo, có những biện pháp thích hợp, đồng thời phải là người gần gũi, thân thiện với các em để các em lấy đó làm niềm tin trong giờ học, có như vậy kết quả mới được nâng cao. Bản thân tôi luôn coi trọng những biện pháp như đã nêu ở trên. Nó giúp cho tôi trong việc giảng dạy phân môn tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung đều đạt hiệu quả cao.
Đó là những kết quả mà tôi tìm tòi và áp dụng có hiệu quả trong Nhà trường năm học qua về phương pháp dạy môn tập đọc. Mặc dù tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn, song do khả năng có hạn, nên không sao tránh
khỏi những hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các Nhà quản lý chuyên môn các cấp trong ngành và các bạn đồng nghiệp, mong muốn đề tài – kinh nghiệm này của tôi ngày càng hoàn thiện hơn và áp dụng vào
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Phương pháp dạy Tiếng việt ở tiểu học của Bộ GD& ĐT.
2. Hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu bộ sách giáo khoa Tiếng việt lớp 3. 3. Thiết kế bài giảng Tiếng việt 3.
4. Một số tập san, chuyên đề báo Giáo dục & Thời đại. 5. Tìm hiểu qua một số băng hình dạy mẫu.
6. Sách tham khảo gồm:
- Để học tốt môn Tiếng việt 3 của Nhà xuất bản Đà Nẵng.
- Bồi dưỡng Văn - Tiếng Việt tiểu học 3 của Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Kiên Thành, ngày 3 tháng 4 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Người viết