Theo tôi, đây là một biện pháp mới, rất có ý nghĩa trong các giờ học đối với vùng miền núi, dân tộc ít người. Ở đây học sinh thường đi học theo cảm tính, thích đi thì đi, không thích thì nghỉ, học sinh chưa thấy được mục đích và nhiệm vụ phải đi học đều, đầy đủ, hơn nữa ở lứa tuổi này học sinh thường hiếu động, nếu giờ học chỉ đọc và trả lời không thôi thì học sinh không hứng thú học tập, không khích lệ được học sinh yếu vươn lên, không tạo được môi trường thân thiện để các em thích đến học . Chính vì vậy trong giờ học giáo viên cần kết hợp cho học sinh tham gia các trò chơi học tập mang tính chất hòa đồng thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Nếu là bài học có hội thoại thì giáo viên cùng sắm vai với học sinh đọc theo nhân vật và đọc ngắn gọn. Còn đối với các thể loại khác, giáo viên tổ chức trò chơi đọc truyền điệu. Giáo viên đọc câu 1, gọi một em khác đọc tiếp, sau đó em đó lại chỉ bạn bên cạnh và đọc tiếp, cứ như vậy lần lượt đọc hết bài. Với phương pháp này học sinh tham gia đọc được nhiều, các em lại chú ý vào bài đọc một cách vui vẻ, nếu không chú ý không đọc được. Khi đọc truyền điệu của các em rất chăm chú và trật tự, nên giờ học đạt kết quả cao, các em thoải mái học bài, mà không gây áp lực, nên tạo được môi trường thân thiện, học sinh tích cực.
Phương pháp đọc trên có thể chia thành 2 tổ, các tổ thi nhau đọc hay, đọc lưu loát, diễn cảm. Từ hình thức đọc trên tôi thấy các em trước đây đọc yếu, giờ đã đọc tốt hơn rất nhiều và có ý thức vươn lên trong các môn học khác. Ngoài ra tôi còn tổ chức cho các em học nhóm ở gia đình, giao nhiệm vụ cho em đọc tốt kèm cặp bạn đọc yếu ở tại địa phương vào ngày nghỉ, giúp các em được giao lưu học hỏi nhiều hơn.