Khuyến khích, động viên nhân viên bán hàng

Một phần của tài liệu Quản trị nhân viên bán hàng (Trang 30 - 33)

Nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của công ty, là đầu mối tiếp xúc trực tiếp của khách hàng và cũng là người quyết định sự thành công của công ty. Vì vậy, giữ cho đội ngũ kinh doanh luôn hài lòng và nhiệt thành vời công việc là yếu tố quan trọng và nhất thiết phải có để công ty tiếp tục thành công. Mặt dù hoa hồng và thưởng giúp cho các nhân viên kinh doanh luôn nổ lực vì thu nhập của họ tăng tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng .Tuy nhiên để khiến cho những người làm việc mà thu nhập chủ yếu dựa vào hoa hồng luôn hứng khởi trong công việc đòi hỏi nhiều động cơ thúc đẩy hơn ngoài tiền bạc.

Họ cần được khẳng định có những chính sách thưởng hợp lý cho việc hoàn thành xuất sắc công việc, đồng thời phải cảm thấy được sự hổ trợ và thừa nhận từ phía công ty về vai trò của họ trong sự thành công của công ty.

Sau đây là một vài gợi ý giúp các quản lý bán hàng khuyến khích và tạo hứng khởi cho nhân viên của mình.

- Đặt chỉ tiêu. Chỉ tiêu công cụ thúc đẩy hiệu quả ,các chỉ tiêu doanh thu cần phải thực tế và hợp lý nhưng đồng thời cũng phải được điều chỉnh để đảm bảo khuyến khích các nhân viên vượt qua các thành tích trước đây của mình. Đặt ra cho các nhân viên các chỉ tiêu ngắn hạn và hằng năm để họ có phương hướng phấn đấu đồng thời đưa ra chế độ thưởng hợp lý khi họ đạt được chỉ tiêu này. Đó có thể là một đôi vé xem phim hay một bữa tối ăn tại khách sạn 5 sao cho một kết quả ngắn hạn hoặc vài tháng lương thưởng cho người có kết quả doanh thu tốt nhất trong năm. Dĩ nhiên, các chỉ tiêu này sẽ do các nhân viên cùng tham gia bàn bạc để tăng thêm sự gắn bó và cam kết của họ với công việc và công ty. Một chỉ tiêu đưa ra mà không có sự tham gia ý kiến của nhân viên

khiến họ có cảm giác không tôn trọng hay thậm chí phản ứng bằng cách coi chúng không khả thi.

- Khuyến khích và lắng nghe: Ngoài ra bạn nên xây dựng môi trường làm việc phát huy tính sáng tạo, khuyến khích nhân viên đưa ra thông tin và gợi ý giúp nâng cao doanh thu bằng cách luôn lắng nghe và chia sẻ ý kiến.

- Đào tạo: Một số người cho rằng những người bán hàng giỏi có một số tư chất đặc biệt mang tính bẩm sinh, nhưng thực tế một người hoàn toàn có thể bán hàng giỏi nhờ được đào tạo và tự học hỏi. Đào tạo cũng là một cách thể hiện sự coi trọng của công ty đối với nhân viên và nên sử dụng nó như một phần thưởng khuyến khích cho những người có kết quả làm việc tốt. Một vài khoá học về chuyên môn và kỹ năng bán hàng sẽ là nguồn cảm hứng mới giúp họ muốn thực hành ngay trong công việc.

- Đánh giá tích cực. Không xét nét và can thiệp sâu vào công việc nhân viên, nhưng bạn cũng nên thường xuyên theo dõi công việc của nhân viên để có hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên, hãy tránh các nhận xét tiêu cực và thay vào đó là các gợi ý và ý kiến mang tính tích cực và xây dựng để giúp họ đạt được các chỉ tiêu doanh thu đã đề ra.

- Tạo cơ hội phát triển. Những người làm việc tốt không bao giờ chỉ bằng lòng với các phần thưởng hay vài lời khen ngợi. Họ cần nhiều hơn là những chỉ tiêu doanh thu cứ tăng tiến định kỳ: Cơ hội để phát triển và thử thách các năng lực của bản thân. Mở ra cho họ các cơ hội thăng tiến thực sự sẽ giúp giữ được những nhân viên giỏi.

- Tránh gây áp lực. Bản thân các chỉ tiêu doanh thu cũng đã gây cho nhân viên một áp lực nhất định nên bạn không cần phải thúc ép họ hơn nữa. Phương pháp quản lý gây áp lực thường chỉ cho kết quả trong ngắn hạn và về lâu dài sẽ gây stress cho nhân viên, khiến cho họ căng thẳng mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Lực lượng bán hàng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Đội ngũ bán hàng hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào nhà quản trị. Một chiến lược đào tao, tuyển dụng, tổ chức, phân công công việc, kiểm soát, đánh giá chặt chẽ, sáng tạo cùng các chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ bán hàng hợp lý là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng là chiếc cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Người nhân viên bán hàng vừa phải chăm sóc quyền lợi của công ty mình: bán được sản phẩm với đúng giá mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình, vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách hàng: mua được sản phẩm ở mức giá phải chăng, giúp họ sử dụng sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Vì vậy, các nhà quản trị cần mở rộng tầm nhìn, xây dựng và thực hiện các chiến lược quản trị nhân viên bán hàng, tạo điều kiện cho đội ngũ bán hàng phát huy tối đa khả năng của bản thân.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân viên bán hàng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w