Phán quyết của tòa

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Nguồn của luật quốc tế- case Gabcikovo – Nagymaros ppt (Trang 28 - 34)

Trong suốt vụ kiện, Hungary đưa ra 5 lý lẽ để biện minh cho tính hợp pháp và dẫn đến hiệu quả của việc tuyên bố chấm dứt điều ước. Đó là sự tồn tại của tình trạng cấp thiết; việc không thể thực hiện điều ước; sự xuất hiện của sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh; sự vi phạm điều ước của Séc, và cuối cùng là sự xuất hiện của quy tắc mới của luật môi trường quốc tế. Slovakia đã không thừa nhận những điều này.

3.1Tình trạng cấp thiết

Cho dù một tình trạng cấp thiết được tìm thấy là tồn tại thì nó cũng không phải là cơ sở cho việc chấm dứt một điều ước. Cho dù những tình trạng cấp thiết này được nhận thấy là hợp lý thì cũng không thể chấm dứt điều ước. Điều ước có thể không có hiệu lực chừng nào mà những điều kiện cấp thiết còn tiếp tục tồn tại. Điều ước có thể thật sự không được thực hiện nhưng nếu các bên không có sự đồng ý lẫn nhau đối với việc chấm dứt điều ước thì điều ước vẫn tiếp tục tồn tại. Tình trạng cấp thiết này chỉ có thể được viện dẫn để quy trách nhiệm cho quốc gia khi quốc gia đó không thực hiện điều ước.

3.2Việc không thể thực hiện

Sự giải thích của Hungary về mặt từ ngữ của điều 61 là không phù hợp với những thuật ngữ của điều 61, cũng như là tinh thần của Diplomatic

Nhóm thuyết trình 5 Page 29 Conference mà đã thông qua Công ước. Điều 61 yêu cầu “sự không xuất hiện hoặc sự phá hủy hoàn toàn một đối tượng tuyệt đối cần thiết cho việc thực hiện điều ước” để hợp pháp hóa việc chấm dứt như là một nền tảng cho việc không thể thực hiện điều ước. Trong suốt hội nghị thì một sự đề nghị để mở rộng phạm vi của điều khoản này nhằm bao gồm những trường hợp của nó là việc không thể chi những khoảng tiền nhất định do vấn đề tài chính nghiêm trọng. Hungary cho rằng object quan trọng của điều ước là việc đầu tư chung phù hợp với việc bảo vệ mội trường và được vận hành chung đã không xuất hiện liên tục nên điều ước này trở nên không thể thực hiện. Tòa án nhận thấy rằng không cần thiết để xem xét liệu từ “object” trong điều 61 của Công ước Viên 1968 về luật điều ước cũng có thể được hiểu là để bao quát một phạm vi hợp pháp trong bất cứ sự kiện nào hay không, cho dù đó là một vụ kiện đi chăng nữa thì nó sẽ phải kết luận rằng trong trường hợp này phạm vi đó không được ngừng một cách rõ ràng để tồn tại. Điều ước 1977 mà cụ thể là trong điều 15; 19; 20 thật sự cung cấp cho các bên những biện pháp cần thiết để bất cứ lúc nào bằng đàm phán tiến tới sự điều chỉnh lại giữa những nhu cầu kinh tế và nhu cầu sinh thái mà được yêu cầu. Tòa cũng nói thêm rằng nếu việc khai thác chung của đầu tư không thể thực hiện được nữa thì cũng là do Hungary đã không tiến hành hầu hết các công việc mà nó có trách nhiệm theo hiệp định 1977. Điều 61 của Công ước Viên về luật điều ước cũng nói rõ rằng không thể viện dẫn việc không thể thực hiện điều ước làm lý do để chấm dứt điều ước nếu việc không thể thực hiện này là do một bên vi phạm nghĩa vụ của mình theo điều ước.

3.3Sự thay đổi cơ bản của hòa cảnh.

Theo cách nhìn nhận của tòa án, những điều kiện chính trị thường thấy không thật liên quan đến mục tiêu và mục đích của điều ước mà họ đã xây dựng một nền tảng cơ bản sự đồng ý của các bên, mà khi thay đổi đã biến đổi cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ của các bên. Tương tự đối với hệ thống kinh tế tồn tại tại thời điểm ký kết điều ước 1977. Tòa cũng không cho rằng sự phát triển mới của tình trạng môi trường và luật môi trường có thể được xem là hoàn toàn không dự kiến được. Hơn nữa, sự rõ ràng của điều 15; 19; 20 là để điều chỉnh sự thay đổi. Sự thay đổi hoàn cảnh mà Hungary đưa ra, như vậy, không phải một

Nhóm thuyết trình 5 Page 30 vấn đề bản chất và cũng không phải ảnh hưởng của chúng sẽ thay đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ của các bên theo dự án. Một sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh phải là không thể dự kiến được; sự tồn tại của những hoàn cảnh tại thời điểm ký kết điều ước phải xây dựng một nền tảng cơ bản sự đồng ý giữa các bên để chịu sự ràng buộc của điều ước. Hơn nữa, rất rõ ràng từ điều 62 Công ước Viên về luật điều ước, sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh chỉ được viện dẫn trong những trường hợp ngoại lê.

Article 15. Protection of water quality

1. The Contracting Parties shall ensure, by the means specified in the joint contractual plan, that the quality of the water in the Danube is not impaired as a result of the construction and operation of the System of Locks.

2. The monitoring of water quality in conneçtion with the construction and operation of the System of Locks shall be carried out on the basis of the agreements on frontier waters in force between the Governments of the Contracting Parties.

Article 19. Protection of nature

The Contracting Parties shall, through the means specified in the joint contractualplan, ensure cornpliance with the obligations for the protection of nature arising in connection with the construction and operation of the System of Locks.

Sự vi phạm điều ước

Lập luận chính của Hungary đối với cáo buộc về việc vi phạm điều ước là việc xây dựng và đưa vào vận hành của Variant C. Tòa chỉ ra rằng Séc chỉ vi phạm điều ước khi nó nước chứa nước sông Danube vào trong kênh vào tháng 10/1992. Đối với việc xây dựng mà có thể dẫn đến vận hành Variant C, Séc đã không phạm luật. Vì vậy, tòa phán rằng việc tuyên bố chấm dứt hiệu lực của Hungary vào ngày 19/5/1992 là hấp tấp. Séc chưa tạo ra một sự vi phạm điều ước nào và như vậy Hungary không có quyền để cáo buộc bất cứ một sự vi phạm điều ước nào như là cơ sở cho việc chấm dứt hiệu lực của điều ước.

3.4Sự phát triển của những quy tắc mới của luật môi trường quốc tế.

Nhóm thuyết trình 5 Page 31 Tòa lưu ý rằng không có bên nào dám chắc rằng những quy tắc bắt buộc mới của luật môi trường quốc tế đã xuất hiện từ khi ký kết điều ước 1977; và do đó tòa sẽ không được yêu cầu để kiểm tra phạm vi của điều 64 Công ước Viên về luật điều ước (điều ước này điều chỉnh việc mất giá trị và chấm dứt điều ước bởi vì sự xuất hiện của một quy tắc bắt buộc mới của luật quốc tế chung – jus cogens). Mặt khác, tòa muốn chỉ ra rằng những quy tắc mới xuất hiện của luật môi trường quốc tế là phù hợp với việc thực hiện điều ước và các bên bằng việc đồng ý có thể kết hợp chúng thông qua việc áp dụng điều 15; 19; 20 của điều ước. Những điều này không nêu ra các nghĩa vụ cụ thể của việc thực hiện nhưng yêu cầu các bên đưa những quy tắc môi trường mới này vào xem xét trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm đảm bảo chất lượng của nguồn nước sông Danube là không bị suy kém và thiên nhiên được bảo vệ khi đồng ý dựa trên những phương tiện cụ thể trong Joint Contractual Plan. Bằng cách lồng những điều khoản này vào điều ước, các bên đã công nhận sự cấp thiết tiềm ẩn để điều chỉnh dự án. Kết quả là, điều ước không phải không thay đổi, và được mở để điều chỉnh những nguyên tắc mới xuất hiện của luật quốc tế. Theo điều 15; 19, những nguyên tắc môi trường mới có thể được kết hợp trong Joint Contractual Plan. Sự ý thức được tính chất có thể bị tổn thương của môi trường và công nhận những mối nguy hiểm đến môi trường phải được đánh giá trên một cơ sở liên tục đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều trong nhiều năm kể từ khi ký kết điều ước. Những điều liên quan mới này làm nổi bật sự phù hợp của điều 15; 19; 20. Tòa án công nhận cả hai bên đồng ý về việc cần phải quan tâm nghiêm túc đến những vấn đề môi trường liên quan và có những biện pháp phòng ngừa; nhưng về cơ bản họ không đồng ý về hậu quả của điều này đối với dự án. Trong trường hợp như vậy, sự liên quan của bên thứ ba có thể hữu ích và là phương tiện trong việc tìm ra cách giải quyết, cung cấp cho mỗi bên sự linh hoạt trong vị trí của nó.

Cuối cùng, tòa cho rằng mặt dù tòa nhận thấy rằng cả Hungary và Séc đều không làm đúng theo với nghĩa vụ của họ theo điều ước 1977, nhưng hành vi sai trái ở cả đôi bên này đã không chấm dứt hiệu lực của Điều ước.

Nhóm thuyết trình 5 Page 32 Theo đó, tòa phán rằng tuyên bố của Hungary về việc chấm dứt điều ước là không có ảnh hưởng hợp pháp đối với điều ước 1977 và các văn kiện liên quan.

3.5Sự giải tán của Liên bang Czechoslovakia

- Tòa xem xét liệu Slovakia có trở thành một bên của Điều ước như là một người kế thừa của Séc hay không.Như là một cáo buộc thay thế, Hungary cho rằng Điều ước 1977 vẫn có hiệu lực dù cho có tuyên bố hủy bỏ nó của Hungary và việc thực hiện đơn phương Variant C, Điều ước 1977 cũng chấm dứt hiệu lực vì Czechoslovakia không còn tồn tại từ ngày 31/12/1992, mà thay vào đó là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia vào ngày 1/1/1993.

- Tòa cho rằng không cần thiết đối với những mục đích của vụ kiện này để tranh luận xem liệu điều 34 Công ước viên 1978 về thừa kế quốc gia đối với điều ước có phản ánh luât quốc tế hay không. Bản chất và đặc điểm cụ thể của Điều ước 1977 thì phù hợp với những phân tích hiện tại của vụ kiện hơn.

- Việc điều tra Điều ước 1977 cho thấy ngoài bản chất hiển nhiên như một sự đầu tư chung của Điều ước 1977 ra thì những yếu tố chính của nó là việc xây dựng được đề ra và việc vận hành chung những cấu trúc lớn, hợp nhất và phức tạp; và sự lắp đặt những phần cụ thể trên lãnh thổ của từng nước Hungary và Czechoslovakia dọc theo sông Danube. Điều ước 1977 cũng thiết lập chế độ quản lý hàng hải đối với một khu vực quan trọng của đường thủy quốc tế, cụ thể là việc xây dựng lại đường vận chuyển hàng hải quốc tế chính để đi vòng qua con kênh. Làm như thế, nó đã chắc chắn tạo ra một tình huống mà lợi ích của những đối tượng khác cùng sử dụng song Danube bị ảnh hưởng. Hơn nữa, lợi ích của những quốc gia thứ 3 đã được ghi nhận một cách rõ ràng trong điều 18, nhờ đó các quốc gia đã cam đoan để đảm bảo việc đi lại hàng hải an toàn và liên tục trên đường kênh đào quốc tế cho tàu thuyền đi lại - “uninterrupted and safe navigation on the international fairway”- sao cho phù hợp với những nghĩa vụ của họ theo Công ước 18/08/1948 liên quan đến chế độ quản lý hàng hải trên song

Nhóm thuyết trình 5 Page 33 Danube – Convention of 18 August 1948 concerning the Regime of Navigation on the Danube.

- Sau đó Tòa dẫn chiếu đến điều 12 Công ước Viên 1978 về thừa kế quốc gia đối với điều ước. Điều 12 này quy định rằng những điều ước về đặc điểm lãnh thổ phải được đánh giá cả traditional doctrine và quan điểm hiện đại như không bị ảnh hưởng bởi một sự kế thừa quốc gia. Tòa cho rằng điều 12 phản ánh một quy tắc của luật tập quán quốc tế, và lưu ý rằng không có ai trong số các bên bàn cãi về điều này.

- Tòa kết luận rằng nội dung của Điều ước 1977 cho biết nó phải được đánh giá như sự thiết lập một chế độ quản lý lãnh thổ trong ý nghĩa của điều 12 Công ước Viên 1978. Nó tạo ra quyền và nghĩa vụ đối với những quốc gia liên quan đến sông Danube; vì vậy bản thân Điều ước 1977 không thể bị ảnh hưởng bởi một sự kế thừa quốc gia.

- Vì vậy tòa kết luận rằng Điều ước 1977 trở nên có hiệu lực với Slovakia vào tháng 1 năm 1993.

IV. Bài học rút ra

Điều 59, 60, 61, 62, 63 và 64 của Công ước Viên quy định về việc chấm dứt và tạm đình chỉ việc thi hành các điều ước. Từ vụ việc trên, chúng ta có thể rút ra một vài bài học như sau:

Tình trạng cấp thiết mà các quốc gia viện dẫn cho việc làm trái với một nghĩa vụ quốc tế thì phải được công nhận bởi luật tập quán quốc tế. Và hành động vi phạm nghĩa vụ quốc tế đó phải là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia đó; hành động đó phải không được ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến lợi ích quan trọng của quốc gia mà nghĩa vụ đó hướng đến; và quốc gia thực hiện hành vi đó phải không phải là đối tượng tạo ra sự xuất hiện của tình trạng cấp thiết đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước làm lý do để chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó, nếu việc không thể thi hành đó là kết quả của chính bên nêu nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc bất cứ nghĩa vụ quốc tế nào khác đối với bất cứ bên nào khác tham gia điều ước.

Nhóm thuyết trình 5 Page 34 Một sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh so với hoàn cảnh đã tồn tại vào thời điểm ký kết và không được các bên dự kiến không thể được nêu lên làm lý do nếu sự thay đổi đó không làm thay đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Nguồn của luật quốc tế- case Gabcikovo – Nagymaros ppt (Trang 28 - 34)