Mặc dù không phải là thành viên của CƯ Viên 1969, Hungary đã tích cực sử dụng những điều khoản có trong Công Ước _Công Ước Viên 1969 có qui định từ điều 54- điều 62 khá cụ thể, rằng một quốc gia có thể viện dẫn một số lí do nhất định trong một số trường hợp cụ thể để chấm dứt hoặc từ bỏ điều ước_ coi đó là Tập quán quốc tế theo hướng có lợi cho mình mà từ chối áp dụng những điều khoản
Nhóm thuyết trình 5 Page 26 bất lợi. Ngoài ra, Hungary còn dựa vào một số qui định trong khác, ví dụ như dự thảo về trách nhiệm quốc gia (State Responsibility) của ILC
(i) Ngày 13 tháng 5 năm 1989, Hungary đơn phương tạm ngừng việc thực hiện dự án với lí do cần phải xem xét lại những vấn để về tài nguyên sinh thái cũng như môi trường liên quan tới dự án. Bằng việc viện dẫn dự thảo về trách nhiệm quốc gia (State responsibility, Điều 33) của ILC, Hungary cho rằng ảnh hưởng của việc thực hiện dự án tới môi trường sinh thái của quốc gia này đã đặt quốc gia này vào “tình trạng cấp thiết” phải từ bỏ hiệp ước mà không hề vi phạm luật quốc tế. Ngay từ đầu và sau này, Czechoslovakia vẫn phản đối luận điểm này của Hungary. Czechslovakia không phủ nhận rằng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái được xem như một tình trạng cấp thiết để có thể chấm dứt một điều ước (state of neccessity). Tuy nhiên, trong trường hợp của Hungary thì mức độ nguy hại không nhiều và không có tính chất khẩn cấp (Điều 61 và 62 CƯ Viên 1969). Czechoslovakia phản đối những thông tin cung cấp từ phía Hungary và cho rằng những thông tin đấy đã phóng đại mức độ ảnh hưởng này nhằm giành lợi thế cho Hungary. Ngoài ra, Hungary còn cho rằng, tập quán quốc tế chấp nhận một nguyên tắc (ad impossibilia nemo tenetur) mà tương ứng với Điều 61 CƯ Viên 69 về việc nảy sinh một tình hình làm cho không thể thi hành điều ước để chứng minh hành động chấm dứt điều ước của mình là hợp pháp. Tuy nhiên, Czechoslovakcia bác bỏ những lý lẽ này của Hungary vì cho rằng theo điều 61 và 62 của CƯ Viên 1969, chỉ áp dụng khi đối tượng của việc thi hành điều ước đó đã bị mất đi hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Trường hợp của Hungary nêu ra không có bất cứ tiêu chuẩn - criteria nào được thỏa mãn và do đó không thể là đối tượng của qui phạm này.
(ii) Sau đó, Hungary lại viện dẫn lí do có sự xuất hiện của “Những nhân tố mới, sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh” như một tập quán quốc tế đã được ghi nhận trong điều 61 khoản a CƯ Viên 82 để biện hộ cho mình (dù vậy, Hungary cũng tuyên bố rằng điều 61 khoản b không được áp dụng trong vụ này). Cụ thể là những thay đổi về mặt tư tưởng chính trị (do có sự chuyển đổi về quyền lực trong chính phủ Hungary với sự nắm quyền của Đảng Xã
Nhóm thuyết trình 5 Page 27 hội), nhân tố mới Hội đồng tương trợ kinh tế (Council of Mutual Economic Assistance), những tiến bộ về nhận thức trong khoa học, môi trường, và những qui định mới xuất hiện trong luật môi trường được công nhận rộng rãi khắp thế giới. Điều này cũng không thể là lí do viện dẫn hợp lí cho những hành động của Hungary vì theo điều 62 khoản 1 CƯ Viên 1969, “những hoàn cảnh” này phải được hiểu là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các bên hay tác dụng của việc thay đổi đó cơ bản đã làm biến đổi phạm vi nghĩa vụ của các bên. Những viện dẫn của Hungary không thỏa mãn bất cứ criteria nào của qui phạm này.
(iii) Ngoài ra, Hungary cũng lấy lí do chấm dứt hiệp ước đã kí với lí do Czechoslovakia đã vi phạm trước. Trong tuyên bố của mình năm 1992, Hungary đã cáo buộc Czechoslovakia không làm tròn những nghĩa vụ được qui định trong điều 15 và 19 Treaty 1977, đó là việc bảo vệ chất lượng nguồn nước, bảo vệ thiên nhiên. Và Hungary đã liên hệ tới điều 60 khoản 3b CƯ Viên 1969 và cho rằng mình có thể chấm dứt điều ước do Czechoslovakia trước đó đã vi phạm.
Điều 15 “Contracting Parties sMI ensure, by the means specied in the joint contractual plan, that the quality of water in the Danube isnot impaired as a resuh of the construction and operation of the System of Locks".
Điều 19 “Contracting Parties shall, through the means specified in the joint contractual pIan, ensure cornpliance with the obligations for the protection of nahire arising in:connecîion with the construction and operation of the System of locks”
Czechoslovakia phản đối lập luận trên của Hungary và khẳng định rằng Czechoslovakia vẫn thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ qui định tại điều 15 và 19 trong Treaty 1977.
Hungary còn cáo buộc Czechslovakch đã vi phạm cơ bản nội dung và mục đích của điều ước do đã áp dụng phương án thay thế Variant C, và do đó theo điều 60 khoản 2b CƯ Viên, Hungary hoàn toàn có thể chấm dứt thực hiện điều ước này. Bằng việc viện dẫn một số điều khoản trong Công ước Viên 1962, Hungary đã công
Nhóm thuyết trình 5 Page 28 nhận những điều khoản đó như những tập quán quốc tế trong khi lại từ chối việc áp dụng một số điều khoản khác với lí do không công nhận đó là những nguyên tắc tập quán quốc tế được pháp điển hóa.
Tuy nhiên, Czechoslovakia khẳng định việc Czechslovakch áp dụng Variant C là phù hợp với nội dung cũng như mục đích của Treaty 1977 và phù hợp với qui tắc của Luật quốc tế. Hơn nữa, đó cũng là phương án tương tự có thể thay thế phương án cũ duy nhất có thể áp dụng nhằm tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đã qui định trong điều ước trên.
Do đó, theo điều 30 của State Responsibility trước khi chứng minh được rằng Czechoslovakia bằng việc áp dụng Variant C là sai trước thì Hungary không được sử dụng hành động trả đũa (Counter Measure).