Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã pắc ngà huyện bắc yên tỉnh sơn la (Trang 51)

* Các giải pháp chung

- Nhóm giải pháp về chính sách, tín dụng

Có chính sách hỗ trợ hay cho vay vốn với lãi suất ưu đãi thông qua các kênh tín dụng như hội Nông dân, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên… Đặc biệt là cho các hộ nghèo, các hộ có điều kiện khó khăn.

Có chính sách chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho sự phát triển các ngành nghề phụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết thời gian nông nhàn trong nghề nông.

Có chính sách khuyến khích việc tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác “dồn điền đổi thửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và đầu tư thâm canh.

- Nhóm giải pháp về kỹ thuật

Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Xây dựng và mở rộng các mô hình thí điểm tại địa phương. Tạo diễn đàn trao đổi thường xuyên thông qua hình thức hội thảo đầu bờ giữa cán bộ kỹ thuật nông nghiệp và nông dân để giải quyết kịp thời các vấn đề bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất.

Xây dựng và cũng cố hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, điện, cơ sở chế biến… để tạo sự chủ động cao hơn trong quá trình sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Có biện pháp cụ thể để cải tạo độ phì đất nhằm nâng cao hạng đất thông qua việc khuyến khích người dân bón phân hữu cơ, sử dụng cân đối phân bón hoá học và đảm bảo chủ động về thuỷ lợi…

Trong quá trình xây dựng các mô hình thí điểm cần có sự đầu tư ban đầu cho nông dân và có sự theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của mô hình của cán bộ kỹ thuật.

Xây dựng lịch mùa vụ thích hợp theo sự biến đổi của thời tiết khí hậu hiện nay nhằm tránh và hạn chế các thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh gây nên.

- Nhóm giải pháp về thị trường

Tổ chức các điểm thu mua nông sản tại những vùng sản xuất tập trung. Thường xuyên cập nhật thông tin giá cả thị trường của một số nông sản chính và thông tin đến người dân thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức hội Phụ nữ, hội Nông dân... và qua các chương trình phát thanh của xã để họ có thể chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm không để xảy ra tình trạng ép giá của tư thương.

* Các giải pháp cụ thể

- Phát triển loại hình chuyên lúa nước 2 vụ giống chất lượng cao

- Giải pháp thực hiện:

+ Quy hoạch các vùng đất có thể thích nghi cao với loại hình này. + Phân tích hiệu quả kinh tế và xây dựng thị trường.

+ Khảo nghiệm và chọn các giống lúa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương…

+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật. + Thực hiện công tác chọn giống.

- Phát triển loại hình chuyên ngô chấ lượng cao

- Giải pháp thực hiện:

+ Chọn các loại giống cây, con có khả năng thích nghi cao đối với điều kiện cụ thể của địa phương.

+ Tổ chức tập huấn về kỹ thuật.

+ Tiến hành tìm hiểu và xây dựng thị trường.

- Mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp với việc phát triển các ngành nghề phụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong hộ gia đình.

– Giải pháp thực hiện:

+ Hỗ trợ vốn, khuyến khích sự phát triển các ngành nghề phụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

+ Tiến hành tìm hiểu và xây dựng thị trường tiêu thụ.

– Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ nông sản:

Để đảm bảo phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thị trường có vai trò rất quan trọng. Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản phẩm là khâu rất quan trọng quyết định nhiều đến hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của xã khá rộng lớn với điều kiện tự nhiên của xã có nhiều lợi thế. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xã đã có chủ trương mở rộng lưu thông hàng hoá bằng cách xác lập mối quan hệ giữa người sản xuất, người lưu thông và người tiêu thụ. Hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm buôn bán, tại các trung tâm xã, để từ đó tạo môi trường cho lưu thông hàng hoá. Mặt khác cung cấp những thông tin về thị trường nông sản hiện tại, cũng như phải có dự báo trước cho tương lai để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

– Giải pháp về vốn:

Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất, người nông dân luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn đầu tư. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy cần có giải pháp giúp dân có vốn sản xuất kịp thời. Cần hỗ trợ các hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp và tăng thời hạn trả lãi suất, điều đó giúp cho người dân yên tâm trong sản xuất.

Tận dụng tối đa và có hiệu quả các hiệp hội các đoàn thể tại địa phương, tránh sử dụng vốn một cách lãng phí.

Các ngân hàng, công ty tài chính cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay vốn đối với các hộ đầu tư sản xuất nông nghiệp.

- Giải pháp về nguồn nhân lực:

Sản xuất nông nghiệp hàng hoá và thâm canh trong sản xuất đòi hỏi lao động phải không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như nắm bắt thông tin về kinh tế kịp thời. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ với đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, cần nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và sự nhạy bén về thị trường cho nhân dân. Cán bộ lãnh đạo, các ban ngành cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết hay thăm quan vùng sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất.

- Giải pháp khoa học kỹ thuật:

Khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Vì thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi mới, các quy trình kỹ thuật canh tác, chế biến bảo quản,… làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Do vậy trong thời gian tới xã cần:

Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủ đạo.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm,…

PHẦN V. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

-– Xã Pắc Ngà là một xã vùng III, cách xa trung tâm huyện, tuy còn nhiều khó khăn về giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc... Nhưng có các điều kiện về tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn...), con người (nguồn lao động, kinh nghiệp sản xuất nông nghiệp) thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây lương thực (lúa, ngô, sắn...) và các loại cây ăn quả.

– Dựa trên kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, chúng tôi định hướng sử dụng đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xu hướng sản xuất nông nghiệp của huyện, mở rộng vùng sản xuất, chuyên canh cây trồng. Mở rộng diện ngô và các loại cây công nghiệp khác

– Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đề xuất một số giải pháp: Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; đơn giản hóa thủ tục vay vốn cũng như hỗ trợ nông dân vay vốn với lãi suất thấp,tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã Pắc Ngà

5.2. Kiến nghị

Qua điều tra nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đất của người dân còn mang tính lạc hậu vì vậy cần phải thường xuyên tập huấn cho người dân về các loại hình sử dụng đất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng, chính quyền địa phương cần phải tạo điều kiện hơn nữa cho người dân trong quá trình vay vốn sản xuất.

Nếu được nghiên cứu tiếp, có thể phân tích xử lý chi tiết, cụ thể hơn tác động của vấn đề sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng đến môi trường đất, nước, không khí và chất lượng nông sản.Từ đó sẽ có những kết luận chuẩn xác hơn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ (2001), Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiện cứu và chuyển giao công khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Văn phòng thống kê xã Pắc Ngà (2012

3. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Sổ tay danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Một số giải pháp về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, http://www.vista.gov.vn..

6. Hoàng Văn Thông (2002), Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trường ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội.

7. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2007 – 2010 xã Pắc Ngà – huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La.

8. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2012, phướng hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 xã Pắc Ngà – huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La.

9. Bảng tổng hợp kết quả điều tra nông hộ về tình hình sản xuất năm 2012 của xã Pắc Ngà – huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BVTV Bảo vệ thực vật

CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CPTG Chi phí trung gian

GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất LĐ Lao động TB Trung bình LUT Loại hình sử dụng đất PH Phòng hộ VPTK Văn phòng thống kê LMLM Lở mồm long móng

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

Bảng 1: Hiện trạng đất nông nghiệp xã Pắc Ngà... 34

Bảng 2: Hiện trạng đất phi nông nghiệp ... 35

Bảng 3: Thực trạng một số loại cây trồng chính ... 38

Bảng 4: Các loại hình sử dụng đất của xã Pắc Ngà ... 41

Bảng 5: So sánh hiệu quả kinh tế LHSDD trồng lúa năm 2010– 2012 ... 43

Bảng 6: So sánh hiệu quả kinh tế LHSDĐ trồng ngô năm 2010 – 2012 ... 44

Bảng 7: So sánh mức đầu tư phân bón thực tế với tiêu chuẩn bón phân ... 48

Bảng 8: Danh mục các loại thuốc BVTV xã Pắc Ngà sử dụng ... 48

Hình 1: Một đoạn đường ở xã Pắc Ngà ... 37

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ... 1

PHẦN I. MỞ ĐẦU ... 2

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ... 2

1.2. Ý nghĩa của đề tài ... 3

1.3. Mục đích nghiên cứu ... 3

PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 4

2.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất ... 4

2.1.1. Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ... 4

2.1.2.Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới ... 5

2.1.3. Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp ... 6

2.1.4.Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững ... 8

2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ... 9

2.2.1.Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất ... 9

2.2.1.1. Hiệu quả kinh tế ... 11

2.2.1.2. Hiệu quả xã hội... 12

2.2.1.3. Hiệu quả môi trƣờng ... 12

2.2.2.Đặc điểm, phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ... 13

2.2.2.1. Đặc điểm đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ... 13

2.2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ... 13

2.2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp... 14

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ... 15

2.3.1.Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ... 15

2.3.2.Nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức ... 16

2.3.3.Nhóm yếu tố xã hội... 17

2.4. Những xu hƣớng sử dụng đất nông nghiệp ... 17

2.4.1. Những xu hƣớng phát triển nông nghiệp trên thế giới ... 17

2.4.2.Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tƣơng lai ... 20

2.4.3. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững ... 21

2.4.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững ... 21

2.4.3.2. Định hƣớng phát triển nền nông nghiệp bền vững... 22

2.4.3.3. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp bền vững ... 23

PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU... 27

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ... 27

3.2. Nội dung nghiên cứu ... 27

3.2.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến đất đai... 27

3.2.2.Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã ... 27

3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ... 27

3.2.4. Định hƣớng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Pắc Ngà. ... 28

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu... 28

3.3.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ... 28

3.3.2. Phƣơng pháp thu thập các số liệu, tài liệu ... 28

3.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu ... 29

3.3.4. Các phƣơng pháp khác ... 29

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 30

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Pắc Ngà ... 30

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 30

4.1.1.1. Vị trí địa lý... 30

4.1.1.2. Địa hình ... 30

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết ... 31

4.1.1.4. Thùy văn ... 31

4.1.1.5. Tài nguyên có trong xã ... 31

4.1.2.Hiện trạng sử dụng đất ... 33

4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ... 35

4.1.3.1. Dân số, lao động và việc làm. ... 35

4.1.3.2. Giáo dục, y tế. ... 36

4.1.3.3. Cơ sở hạ tầng... 36

4.1.3.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ... 38

4.1.3.5. Những thuận lợi và khó khăn ... 39

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp xã Pắc Ngà ... 40

4.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ... 40

4.2.2. Hiện trạng cây trồng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ... 41

4.3. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp xã Pắc Ngà ... 43

4.3.1. Hiệu quả kinh tế ... 43

4.3.2. Hiệu quả xã hội... 45

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã pắc ngà huyện bắc yên tỉnh sơn la (Trang 51)